Nội các mới tại Thái Lan và dấu hỏi về khả năng đoàn kết dân tộc
Lãnh đạo chính quyền đảo chính Thái Lan, tướng Prayuth Chan-ocha ngày hôm qua (31/8) đã được hoàng gia nước này phê chuẩn danh sách nội các mới, với hầu hết các vị trí quan trọng thuộc về các tướng lĩnh quân đội, làm dấy lên hoài nghi về khả năng đoàn kết dân tộc.
Tân thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha
Gần một phần ba trong số 32 thành viên nội các mới của Thái Lan là các sỹ quan cấp cao của quân đội. Trong số này có các đồng minh thân cận của ông Prayuth cùng những nhân vật từng giữ vai trò chủ chốt trong những cuộc khủng hoảng chính trị vài năm qua, cũng như một số vị tướng từng có liên quan tới cuộc trấn áp đẫm những người biểu tình máu phe “Áo đỏ” năm 2010.
Các tướng lĩnh quân đội, cả đương nhiệm và đã mãn nhiệm sẽ lãnh đạo các Bộ then chốt như quốc phòng, tư pháp, ngoại giao và thương mại. Trong khi đó một tư lệnh không quân sẽ đứng đầu Bộ giao thông.
Các Bộ trưởng xuất thân từ khối dân sự cũng có sự góp mặt của những đồng minh lâu năm với quân đội, như ông Sommai Pasri, người sẽ lãnh đạo Bộ tài chính. Ông Sommai từng là thứ trưởng Bộ này sau cuộc đảo chính quân sự gần nhất, năm 2006.
“Nhà vua đã phê chuẩn các thành viên nội các”, được ông Prayuth đề cử, một chỉ thị của hoàng gia được công bố cuối ngày Chủ nhật cho biết. Tuần trước, nhà vua Bhumibol Adulyadej, 86 tuổi, đã chính thức phê chuẩn ông Prayuth làm thủ tướng.
Người kế nhiệm ông Prayuth với cương vị tư lệnh quân đội là tướng Anupong Paochinda, đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng nội vụ, chịu trách nhiệm về an ninh nội địa.
Dấu hỏi về khả năng hàn gắn mâu thuẫn xã hội
Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 5, chính quyền quân sự tại Thái Lan đã trấn áp những người bất đồng chính kiến. Việc bổ nhiệm ông Anupong, từng giữ vai trò then chốt trong cuộc trấn áp người biểu tình Áo đỏ tại Bangkok 4 năm trước, có khả năng là dấu hiệu cho thấy quan điểm cứng rắn của giới chức Thái Lan đối với các đối thủ chính trị.
Video đang HOT
Một đồng minh thân cận khác của ông Prayuth, vị tướng về hưu Prawit Wongsuwan, đã trở lại lãnh đạo Bộ quốc phòng, vị trí ông từng đảm trách dưới thời chính phủ của thủ tướng Abhisit Vejjajiva, vốn bị bà Yingluck Shinawatra đánh bại thông qua cuộc bầu cử năm 2011.
Prayuth khẳng định ông buộc phải giành lấy quyền lực sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ của bà Yingluck làm gần 30 người thiệt mạng, cùng hàng trăm người khác bị thương, khiến việc tổ chức quốc hội không thể thực hiện, đồng thời kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế, làm du khách e dè khi tới Thái Lan.
Ông Prayuth khẳng định sẽ không tổ chức bầu cử mới trước tháng 10/2015, bất chấp những kêu gọi của cộng đồng quốc tế trong việc trao lại quyền lực cho chính quyền dân cử.
Những người phản đối chính quyền đã bị quân đội lật đổ muốn thực thi những cải cách nhắm vào tỉ phú lưu vong, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra và gia đình ông này, bao gồm bà Yingluck – người bị cáo buộc tham nhũng và có tư tưởng ưu ái những người thân cận.
Những người trung thành với gia đình Shinawatra đều đã bị gạt khỏi các vị trí chủ chốt trong chính phủ, cũng như các doanh nghiệp quốc doanh, cơ quan cảnh sát.
Tuy nhiên, các nhà phê bình đang đặt câu hỏi về việc liệu nội các mới có thể hàn gắn những chia rẽ chính trị sâu sắc tại Thái Lan, khi những nhân vật như tướng Anupong và tướng Dapong Ratanasuwan, người hiện là Bộ trưởng tài nguyên và môi trường, đang bị những người Áo đỏ căm giận sau cuộc đàn áp năm 2010 vốn khiến hàng chục người Áo đỏ thiệt mạng tại Bangkok.
Danh sách nội các mới của Thái Lan Thủ tướng: Tướng Prayuth Chanocha Các phó thủ tướng: Tướng Prawit Wongsuwan, MR Pridiyathorn Devakula, Yongyuth Yutthawong, Tướng Tanasak Patimapragorn, Wissanu Kruea-Ngam Bộ quốc phòng: Tướng Prawit Wongsuwan, Tướng Udomdej Sitabutr (Thứ trưởng) Bộ nội vụ: Tướng Anupong Paochinda, Suthi Makbun (thứ trưởng) Bộ ngoại giao: Tướng Tanasak Patimapragorn, Don Pramudwinai (thứ trưởng) Bộ tư pháp: Tướng Paiboon Koomchaya Bộ tài chính: Sommai Phasi Bộ giao thông: ACM Prajin Juntong, Akom Termpitayapaisit (thứ trưởng) Bộ năng lượng: Narongchai Akrasanee Bộ thương mại: Tướng Chatchai Sarikalya, Apiradi Tantraporn (thứ trưởng) Bộ công nghiệp: Chakkamon Phasukvanich Bộ giáo dục: Đô đốc Narong Pipatanasai, trung tướng Surachet Chaiwong (thứ trưởng), Krissanapong Kiratikorn (thứ trưởng) Văn phòng thủ tướng: ML Panadda Diskul, Suwaphan Tanyuvardhana Bộ an sinh và phát triển xã hội: Tướng Adul Saengsingkaew Bộ sức khỏe cộng đồng: Rachata Rachatanavin, Somsak Chunharas (thứ trưởng) Bộ lao động: Tướng Surasak Kanjanarat Bộ văn hóa: Veera Rojpojanarat Bộ tài nguyên và mội trường: Tướng Dapong Ratanasuwan Bộ khoa học và công nghệ: Pichet Durongkaveroj Bộ du lịch và thể thao: Kobkarn Wattanavrangkul Bộ công nghệ thông tin và truyền thông (MICT): Pornchai Rujiprapa Bộ nông nghiệp: Peetipong Phuengbun na Ayutthaya
Thanh Tùng
Theo Dantri/AFP
Thái Lan: Thủ tướng muốn bầu cử sớm, phe đối lập rút khỏi quốc hội
Phe đối lập Thái Lan tuyên bố rút toàn bộ nghị sỹ của mình khỏi quốc hội ngay sau khi Thủ tướng Thái Lan cho biết sẵn sàng kêu gọi bầu cử sớm để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị đang bủa vây nước này.
Bangkok đang chuẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn vào ngày mai.
Những động thái mới diễn ra khi Bangkok đang sẵn sàng cho một cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nữa vào ngày mai 9/12, với các lãnh đạo biểu tình tuyên bố một trận chiến cuối cùng, "sống hoặc chết" để lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và ngăn chặn ảnh hưởng chính trị của anh trai bà, ông Thaksin.
Những người ủng hộ chính phủ "áo đỏ" cũng lên kế hoạch tập hợp lực lượng vào thứ ba tới ở cố đô Ayutthaya, bắc Bangkok.
Vương quốc Thái Lan đã bị rung chuyển bởi một loạt cuộc khủng hoảng chính trị gây đổ máu kể từ khi ông Thaksin, một tỷ phú truyền thông chuyển sang làm chính trị, bị các tướng lĩnh trung thành với nhà vua lật đổ trong một cuộc đảo chính 7 năm trước.
Chính phủ của em gái ông cũng bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình kéo dài hơn một tháng qua, với số người biểu tình có lúc lên tới hàng chục ngàn người. Họ muốn ngưng chế độ dân chủ của nước này để chuyển cho "Hội đồng nhân dân" không cần bầu cử nắm quyền.
Bà Yingluck ngày hôm nay một lần nữa đưa ra đề xuất bầu cử sớm nếu người biểu tình đồng ý tôn trọng tiến trình dân chủ. "Chính phủ sẵn sàng giải tán quốc hội nếu đa phần muốn vậy", bà cho hay trong bài phát biểu trên truyền hình, nhấn mạnh theo luật, một cuộc bầu cử sẽ phải được tiến hành trong vòng 60 ngày.
Nhưng "nếu người biểu tình hoặc một đảng chính trị lớn không chấp nhận bầu cử hoặc không chấp nhận kết quả bầu cử, thì cuộc xung đột này còn kéo dài", bà cho hay.
Lãnh đạo các cuộc biểu tình cho hay họ sẽ không thỏa mãn với những cuộc bầu cử mới, khiến hai bên vẫn rơi vào thế bí, làm tăng nguy cơ khiến các nhà đầu tư và du khách nước ngoài rời xa nước này.
"Một chính phủ không cần bầu cử sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và sự ổn định của đất nước", bà Yingluck cảnh báo. "Nếu người biểu tình muốn vậy, cần phải hỏi đó có phải là mong muốn của phần đa".
Bà cũng đưa ra ý tưởng trưng cầu dân ý nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng chưa rõ, cuộc trưng cầu sẽ có chủ đề là gì.
Phe đối lật tuyên bố rút khỏi quốc hội
Người biểu tình chống chính phủ ngủ tại địa điểm biểu tình, chuẩn bị cho "trận chiến cuối cùng" vào ngày mai.
Trong khi đó đảng đối lập chính của Thái Lan hôm nay tuyên bố toàn bộ nghị sỹ của đảng này sẽ đồng loạt từ chức. Động thái càng làm cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan thêm trầm trọng.
Phát ngôn viên Đảng Dân chủ Chavanond Intarakom cho biết các nghị sỹ sẽ chính thức từ chức "càng sớm càng tốt".
Những cuộc biểu tình hiện nay được châm ngòi từ một dự luật ân xá vốn đã bị đảng cầm quyền của bà Yingluck bác bỏ. Những người phản đối cho rằng dự luật nhằm dọn đường cho anh trai bà Yingluck, ông Thaksin, trở về nước.
Những cuộc biểu tình hiện nay lớn nhất kể từ năm 2010, thời điểm hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp của quân đội đối với người biểu tình "áo đỏ" tại Bangkok.
Theo Dantri
Thái Lan dỡ bỏ cáo buộc giết người với cựu Thủ tướng Abhisit Một tòa án Thái Lan hôm nay đã dỡ bỏ cáo buộc giết người và lạm dụng quyền lực đối với cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và người phó của ông trong vụ trấn áp người biểu tình vào năm 2010. Ông Suthep (thứ hai từ trái sang) đi cùng ông Abihsit (giữa) tới tòa án hình sự Thái Lan ở Bangkok ngày...