Nỗi buồn trong vụ án “bị cáo ngu ngơ, bị hại bơ vơ”
Phiên tòa xét xử vụ án xâm hại tình dục trẻ em diễn ra trong một hội trường vắng người dự khán, chỉ có bị cáo run rẩy trước vành móng ngựa.
Ở phía dưới, người bị hại mới ngoài 12 tuổi cũng ngơ ngác, bơ vơ vì thiếu vắng hơi ấm gia đình. Một vụ án tình tiết phạm tội đơn giản nhưng đọng lại nhiều nỗi buồn về những hệ lụy của sự vô tâm và hậu quả của sự nông cạn về nhận thức pháp luật…
Bị cáo trong vụ án “Hiếp dâm trẻ em” là Nguyễn Đức Toàn (SN 1993, quê tỉnh Đồng Tháp) và người bị hại là em Võ Tuyết Nhung (SN 2011, quê tỉnh Long An). Cả hai người đều sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Em Nhung chịu thiệt thòi từ nhỏ vì bố mẹ em không hạnh phúc, suốt ngày nghe bố mẹ cãi vã, xung đột.
Cuộc hôn nhân không tình yêu cuối cùng cũng đổ vỡ, hai người lớn “đường ai nấy đi”, bỏ mặc đứa trẻ nhỏ cho bà ngoại ở quê nghèo chăm sóc. Sự ghẻ lạnh của bố mẹ khiến Nhung chịu nhiều thiệt thòi. Đáng nói là sau khi ly hôn, bố mẹ Nhung lại vội vã “đi thêm bước nữa”, họ làm tăng thêm sự hụt hẫng và thiếu thốn tình cảm tâm hồn con trẻ. Điều đó càng khiến Nhung có cảm giác tuyệt vọng do bị bỏ rơi và chán ghét cuộc sống. Có lẽ vì vậy nên dù được bà cho đến trường nhưng em không thể học hành bình thường như các bạn bè cùng trang lứa.
Sau khi học hết lớp 6, Nhung nghỉ ở nhà phụ giúp việc nhà cho bà ngoại. Hoàn cảnh khó khăn khiến bà ngoại cũng bế tắc nên nghĩ rằng cần tìm cho cháu một việc làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Vậy là dù Nhung còn đang trong độ tuổi trẻ em, cô bé phải xa nhà để bắt đầu cuộc sống bươn chải bằng chân phụ bán quán cà phê. Mới 12 tuổi, Nhung chưa có kinh nghiệm sống để “đề kháng” với những cám dỗ từ những vị khách đa tình thường ghé vào quán uống cà phê. Một trong số đó là Nguyễn Đức Toàn, chàng trai trẻ tự giới thiệu là “chuyên gia sửa honda” tại một tiệm xe máy gần đó. Toàn có hoàn cảnh cũng khó khăn, phải xa nhà phụ giúp cha mẹ. Sự đồng cảm đó khiến hai người như dễ dàng xích lại gần nhau.
Video đang HOT
Hình minh họa
Sau một thời gian ngắn gần gũi, Toàn nhanh chóng bày tỏ tình cảm với em Nhung và rủ đi chơi đêm. Mặc dù Toàn biết “người yêu” còn nhỏ tuổi nhưng vẫn bất chấp tất cả, vội vàng muốn tận hưởng cảm xúc ái ân nên đã liều lĩnh vượt quá giới hạn. Sự vắng mặt của Nhung tại quán cà phê khiến những tiếp viên của quán lo lắng gọi điện thoại cho bà ngoại em biết. Bà ngoại tất tả đi tìm cháu trong sự hoang mang và ân hận.
Đến sáng hôm sau, em Nhung mới trở về quán và kể rõ sự tình cho bà ngoại nghe. Bà ngoại Nhung liền gửi đơn tố cáo Toàn đến cơ quan Công an. Khi bị triệu tập, Toàn hồn nhiên khai do yêu Nhung nên đã có quan hệ tình dục với sự đồng thuận giữa hai người. Cơ quan điều tra xác định, tại thời điểm Toàn thực hiện việc giao cấu, Nhung chỉ mới 12 tuổi 6 tháng. Từ đó, Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Toàn để điều tra về tội “Hiếp dâm trẻ em”.
Nguyễn Đức Toàn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội với sự ngơ ngác và thảng thốt vì không ý thức đầy đủ được hậu quả nặng nề từ việc “yêu” bạn gái dưới 13 tuổi. Toàn cho rằng, do bị cáo không được học hành, nhận thức pháp luật rất kém nên mới trót dại gây ra vụ án. Dù Toàn tỏ ra ăn năn hối hận nhưng định khung hình phạt dành cho tội “Hiếp dâm trẻ em” là rất nghiêm khắc, Toàn phải nhận mức án 12 năm tù, lãng phí tuổi thanh xuân còn rất dài ở phía trước.
Ở hàng ghế người bị hại, Nhung trầm lặng cúi đầu. Em cũng là nạn nhân của sự vô tâm do chính người thân gây ra. Bố mẹ em đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng con cái còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau của sự thiếu vắng bóng cha hoặc dáng mẹ. Sự thiếu quan tâm, tránh né chăm sóc, gặp gỡ con cái của bố mẹ Nhung đã gây ra tổn thương tâm hồn con trẻ. Bà ngoại Nhung cũng có một phần lỗi khi để em phải xa nhà, làm việc trong một môi trường phức tạp khi cháu mình mới 12 tuổi.
Dù người lớn có bất hạnh hay khó khăn đến nhường nào, điều cần thiết và đúng đắn mà chúng ta phải làm là hãy không ngừng yêu thương và thể hiện tình yêu thương ấy với con cháu của mình. Đừng để các em phải gánh chịu bất hạnh từ chính sự vô tình của người lớn.
Theo Công lý
10 trẻ tử vong, virus viêm não Nhật Bản B chưa chắc là hung thủ
Trong số 98 trẻ mắc viêm não virus các loại tại Sơn La, có 10 trường hợp đã tử vong. Tuy nhiên, chưa xác định được bao nhiêu trường hợp tử vong do virus viêm não Nhật Bản B gây ra.
Ngày 4/8, ông Lầu Sáy Chứ, Giám đốc sở Y tế tỉnh Sơn La cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viêm não các loại đã xuất hiện tại 11 trong tổng số 12 huyện với 98 trường hợp mắc bệnh. Trong đó, có 10 trường hợp đã tử vong. Các trường hợp trên được xác định là tử vong do viêm não nhưng chưa xác định được bao nhiêu trường hợp tử vong do virus viêm não Nhật Bản B gây ra. Để có con số chính xác, phải chờ kết quả xét nghiệm chính thức từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Ảnh minh họa.
Trao đổi thêm về sự việc này, ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết, có nhiều loại virus gây ra bệnh viêm não chứ không riêng virus viêm não Nhật Bản B. Bệnh này không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà ở cả người lớn. Thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp mắc bệnh viêm não, trong đó có 21 trường hợp dương tính với viêm não Nhật Bản B. Ngoài một trường hợp do mắc bệnh quá nặng gia đình xin đưa về, các trường hợp khác đều được điều trị hết bệnh và đã ra viện.
Theo các bác sĩ, bệnh khởi đầu với các biểu hiện như: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, co giật, rối loạn ý thức, lờ đờ, hôn mê từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nặng thì rối loạn hô hấp, tim mạch, nặng hơn thì ngừng thở. Viêm não Nhật Bản nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong cao, dễ để lại di chứng thần kinh nặng nề. Vì vậy, khi thấy trẻ biểu hiện sốt nhiều ngày không rõ nguyên nhân phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời.
Trước tình hình bệnh viêm não có dấu hiệu diễn biến phức tạp, Sở Y tế Sơn La đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phòng chống dịch lây truyền ở người. Đồng thời, chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế trong tỉnh sẵn sàng cơ sở vật chất, vaccine để điều trị cho người dân. Khuyến cáo cha mẹ tuân thủ lịch tiêm chủng đối với trẻ dưới 5 tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tích cực điều trị, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh mùa hè nhằm bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là tập trung tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa về công tác y tế, chủ động phòng chống dịch bệnh.
Để phòng tránh bệnh này, Sở Y tế Sơn La khuyến cáo người dân khi ngủ phải mắc màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt. Đồng thời, thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy. Đối với các hộ gia đình có chăn nuôi gia súc dưới gầm sàn hoặc gần nhà, cần di dời ra khu vực xa hơn để tránh bị nhiễm bệnh. Khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, đau đầu cần phải đưa đến cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Sơn La, chỉ tính riêng trong tháng 7 vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số bệnh dịch khác ngoài dịch viêm não Nhật Bản B, như: Dịch cúm gần 3.000 ca mắc, tiêu chảy gần 1.200 ca, bệnh sởi 71 ca, bệnh tay chân miệng 12 ca.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Căm phẫn kẻ chém trẻ sơ sinh để đòi nợ Để giải quyết mâu thuẫn và dằn mặt "con nợ", Nguyễn Văn Tùng đã dùng kiếm chém anh Toản và cô con gái mới 14 tháng tuổi của anh Toản gây thương tích. ảnh minh họa Vụ việc xảy ra vào khoảng 20h ngày 10-6 tại xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Theo hồ sơ vụ án, do mâu thuẫn...