Nỗi buồn… “trái cấm”
Những ngày vừa qua, câu chuyện về một thầy giáo ngoài 50 tuổi ở Kiên Giang làm nữ sinh lớp 10 mang bầu có tốc độ lan truyền “chóng mặt” trên mạng xã hội và làm nóng dư luận về vấn đề giáo dục giới tính và kiến thức pháp luật của cả thầy và trò.
Ảnh INT
Được biết, Sở GD&ĐT Kiên Giang đã chỉ đạo tạm đình chỉ công tác đối với thầy giáo N.V.C, đồng thời chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra thụ lý.
Sự việc trên khiến dư luận xã hội vô cùng bức xúc và phẫn nộ. Rồi đây, khi cơ quan điều tra làm rõ sự việc và nếu đúng sự thật là thầy giáo làm nữ sinh lớp 10 (người chưa đủ 16 tuổi) mang bầu, chắc chắn thầy giáo sẽ phải đối diện với những hình phạt mà pháp luật quy định. Đó là câu chuyện buồn và vô cùng xót xa.
Trước đó, chúng ta đã có những bài học đắt giá khi một nam giáo viên ở huyện Bảo Yên (Lào Cai) vướng vào vòng lao lý. Giáo viên này cũng làm một nữ sinh lớp 8 mang thai. Cách đây ít ngày, Tòa án Nhân dân huyện Bảo Yên tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù đối với thầy giáo này về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Năm 2018, một sự việc cũng gây rúng động trong xã hội, đó là, một thầy hiệu trưởng trường dân tộc nội trú ở tỉnh Phú Thọ từng lạm dụng tình dục nhiều học sinh nam. Thầy giáo này cũng bị truy tố trước pháp luật.
Video đang HOT
Tất cả những câu chuyện trên, dù có giải thích, biện minh bằng bất kỳ lý do nào cũng không thể chấp nhận được, bởi một số ít giáo viên đó đã làm hoen ố hình ảnh người thầy – những người luôn được coi là mẫu mực, là tấm gương về đạo đức và nhân cách sống. Những gì họ gây ra, chắc chắn sẽ phải trả giá bằng những bản án tương xứng. Song dù có bản án nào đi chăng nữa thì chắc chắn sẽ còn có tòa án còn cao hơn tòa án công lý, đó là tòa án của lương tâm.
Từ vụ việc trên cho thấy, rõ ràng vẫn còn những lỗ hổng về kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh. Điều đáng nói là, cả thầy – trò đều có những khoảng trống về kiến thức pháp luật. Lâu nay, chúng ta vẫn lo ngại rằng, giáo dục giới tính cho học sinh chẳng khác gì “vẽ đường cho hươu chạy”, nhưng nếu chúng ta “vẽ đường cho hươu chạy đúng” thì sẽ không còn cảnh “mất bò mới lo làm chuồng” hoặc khi “chuyện đã rồi” lúc đó mới lục đục đi tìm các phương án giải quyết và phòng chống…
Song thiết nghĩ, bố mẹ phải là người thầy đầu tiên của con cái về giáo dục kiến thức giới tính. Cần trang bị cho con em mình những kiến thức, kỹ năng để phòng tránh bị xâm hại. Bên cạnh đó, nhà trường cần đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy, đồng thời đẩy mạnh trang bị kiến thức pháp luật cho giáo viên và học sinh.
Các trường học cũng nên đẩy mạnh công tác tư vấn học đường. Thực tế Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Bộ GD&ĐT đã quy định mỗi trường phổ thông thành lập tổ tư vấn tâm lý để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh một cách bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Tâm An
Theo GDTĐ
Xây dựng tình bạn đẹp và nói không với bạo lực học đường
Hội thi xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường năm học 2019-2020 vừa được Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức thu hút hơn 1.300 học sinh tham gia.
Hội thi có sự tham dự của các thầy cô giáo và hơn 1.300 học sinh nhà trường
Với mục tiêu hướng đến việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và trang bị kiến thức pháp luật cũng như kĩ năng về xây dựng nếp sống văn hoá học đường, diễn đàn đã đem đến không khí vui nhộn, gay cấn và không kém phần bổ ích. Đại diện ba đội chơi "Đoàn kết" đến từ khối 12, "Chung tay" khối 11 và "Tình bạn" khối 10 đã tham gia các phần thi: Chào hỏi, xử lý tình huống và phần tài năng.
Phần xử lí tình huống của các đội chơi
Thông qua các phần thi, khán giả không chỉ được mãn nhãn với những tài năng, sự hài hước mà thông qua mỗi phần thi, các em học sinh đã thể hiện được sự sáng tạo, khả năng hùng biện, kiến thức, thái độ, khả năng ứng xử và quan điểm của mình về tình bạn, vấn đề bạo lực học đường và đem đến cho đông đảo các em học sinh, thầy cô giáo, các bậc phụ huynh những thông điệp đầy tính nhân văn.
Ra mắt Tổ tư vấn tâm lí.
Bên cạnh đó, các tình huống đưa ra của Tổ tư vấn tâm lí nhà trường đã phần nào tháo gỡ được những khúc mắc ở mỗi học sinh khi gặp sự cố trong học tập và đời sống. Tổ tư vấn sẽ là nơi để các em có thể sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng, những băn khoăn trong mọi hoạt động để tìm ra cách giải quyết hữu hiệu nhất, góp phần tạo nên một môi trường học tập thân thiện và tích cực, nói không với bạo lực học đường.
Đình Nguyên
Theo phunuvietnam
Truyền thông pháp luật cho hơn 30 ngàn học sinh Từ ngày 22-10 đến ngày 13-11, Sở GD-ĐT tổ chức chương trình truyền thông giáo dục kiến thức pháp luật; phòng, chống ma tuý; kỹ năng tự bảo vệ... cho học sinh bậc THCS và THPT trên địa bàn tỉnh. Luật sư Vũ Ngọc Hà nói chuyện với học sinh Trường THCS Long Bình (TP.Biên Hòa) về giáo dục kiến thức pháp luật;...