Nỗi buồn nơi xóm “âm binh”
Nhẹ thì ngồi xe lăn hay nằm liệt một chỗ, nặng thì bỏ mạng vĩnh viễn giữa biển khơi. Đó là những hậu họa rủi ro mà nghề thợ lặn biển mang lại.
Ngôi làng nhỏ nằm dọc bãi biển thuộc huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bao trùm một không khí “u ám”. Ngôi làng ấy sinh nghiệp bằng nghề lặn biển. Dẫu biết nghề thợ lặn luôn bị “tử thần” rình rập cướp đi mạng sống nhưng người dân trong làng vì miếng cơm manh áo vẫn bám biển.
Đó là làng Cao Thắng, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Sinh ra và lớn lên nơi vùng biển, người dân nơi đây chỉ biết đến nghề thợ lặn để mưu sinh. Sau những chuyến đi biển dài ngày, rất nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển lạnh.
Lặn biển nghĩa là phải đương đầu với bão dữ, sóng lớn, nhiều hiểm nguy rình rập. Hầu hết thời gian trong ngày họ ngâm mình dưới dòng nước lạnh buốt, mò mẫm từng con sò, con ốc… với ước mong đổi đời. Nhưng cái nghề “bạc bẽo” ấy bao đời nay có làm ai giàu được?
Từng là một thợ lặn có tiếng, nhưng giờ đây anh Bình phải gắn quãng đời còn lại với chiếc xe lăn
Từng là một thợ lặn có tiếng trong nghề, ông Dương Xuân Luyện – Phó Chủ tịch xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh) – kể lại những chuyến đi khơi trong ký ức: “Tôi không biết nghề thợ lặn có từ năm nào, chỉ biết lớn lên đã có nghề này rồi. Trước đây người dân chỉ lặn ở vùng biển ở Hà Tĩnh. Sau này do nguồn hải sản ở đây cạn kiệt, người dân nơi đây bắt đầu chuyển vào Nam và ra Bắc hành nghề. Nghề thợ lặn rất nguy hiểm, chỉ cần sơ suất nhỏ là bỏ mạng dưới đáy biển. Thời gian một thợ lặn làm việc rất dài, sáng sớm cơm nước xong, mỗi anh em mang vào người một cục chì nặng hàng chục kg, miệng ngậm cái vòi, đầu còn lại nối với chiếc máy nổ, rồi nhảy ùm xuống dòng nước với độ sâu từ 30 sải đến 50 sải nước (1 sải nước tương đương 1,6m- PV), ngâm mình trong nước nhiều giờ liền để vớt từng con sò. Có hôm thuyền đi đúng chỗ thì mỗi thuyền có thể bắt được từ 4 đến 5 tấn sò, mỗi người cũng được 5 đến 6 tạ một ngày, tính ra mỗi ngày cũng được 1 triệu đồng/người. Nhưng cũng có hôm họ lại về không, mất cả tiền dầu, tiền ăn”.
Khi được hỏi thêm về những nguy hiểm trong nghề lặn biển, ông Luyện trầm tư nói: “Nghề thợ lặn nguy hiểm luôn đeo bám từng giây. Chẳng hạn như áp suất nước, hay trục trặc ở máy nổ cung cấp khí thở, hoặc là những loài động vật ở biển. Những người thợ lặn lúc đi thì trai tráng, lúc về lắm người nặng thì nằm liệt giường, nhẹ nhất cũng phải dùng gậy mà tập tễnh từng bước. Đó là còn may. Còn có hàng trăm người từng bị vùi sâu dưới lòng biển mà không bao giờ trở về”.
Video đang HOT
Anh Phan Viết Bình, vẫn còn nhớ như in lần gặp nạn vào ngày 29/7/1999, khi anh nhặt được mẻ sò cuối, đang dần ngoi lên mặt nước. Lên đến mặt nước thấy đôi chân của mình như tê buốt, toàn thân lạnh như băng, anh biết mình đã bị nước ép, anh em liền cho thuyền chạy vào bờ đưa đi bệnh viện cứu chữa những mọi việc đã quá muộn. Giờ đây suốt quãng đời còn lại anh Bình phải gắn liền với chiếc xe lăn. “Cũng do thiếu kinh nghiệm chú à, chứ lúc đó bị như thế mà biết cách giảm sức ép của nước ngay tại chỗ, thì tốt hơn là cho ghe chạy vào bờ. Nhưng trước đây có ai biết về sức ép của nước là gì đâu. Chỉ mãi sau này có một lớp nghiệp vụ dạy lặn, họ bày cho kỹ năng lặn, và nói về sức ép của nước thì mới biết”- anh Bình nói thêm.
Đang dùng chiếc gậy tre tập tễnh từng bước đi, nhặt nhạnh từng đồng với quán tạp hóa nhỏ tại ngã ba làng để nuôi ba đứa con ăn học, anh Bùi Kim Thường trú tại làng Cao Thắng ngậm ngùi cho biết: “Cuộc sống khó khăn thế đấy chú, trước đây làm được đồng nào thì dồn vào chữa bệnh cho tui, giờ gia đình rơi vào hoàn cảnh túng thiếu. Nào là con cái học hành, các khoản chi tiêu trong gia đình… Tưởng rằng nghề thợ lặn giúp mình có cuộc sống khá hơn, nhưng nào ngờ”.
Anh Thường nói thêm: “Mỗi thợ lặn phải xuống độ sâu 30 đến 50 sải nước (ước tính từ 48m đến 80m), khi xuống độ sâu như thế mà máy cung cấp khí thở trục trặc, thì người thợ lặn phải nhanh chóng rút chốt, tháo cục chì trước bụng, rồi vùng người đẩy mạnh lên phía trên, để ngoi lên mặt nước. Nhưng nói là thế chứ với độ sâu 50 sải nước thì mấy ai mà lên được, chỉ còn cách chịu chết thôi”.
Qua tìm hiểu được biết, xã Kỳ Xuân có gần 1.900 hộ gia đình với gần 7.500 nhân khẩu, hầu hết dân cư nơi đây sống bằng nghề lặn sò. Theo thống kê UBND xã thì có đến 54 người đã chết, 61 người phải mang thương tật suốt đời. Chưa kể có những người còn nằm lại vĩnh viễn dưới lòng biển.
Anh Tấn
Theo Dantri
Lặn biển sâu 6m thích nghi cảm giác không trọng lực
Để hoàn thành thử thách không trọng lực, các ứng viên phi hành gia phải hoạt động tích cực ở độ sâu 6m dưới đáy biển. Điều này đòi hỏi kỹ năng phân tích, định hướng và chịu áp suất nước.
Thử thách Không trọng lực của vòng Thử thách quốc gia, cuộc thi "Axe - Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ" vừa diễn ra tại Nha Trang, với sự tham gia của 8 ứng viên xuất sắc. Thí sinh phi hành gia phải lặn sâu 6m dưới đáy biển và hoạt động tích cực trong môi trường đó. Cùng với cảm xúc chinh phục, các bạn trẻ đã có được những giây phút khám khá vẻ đẹp độc đáo và kỳ bí của đại dương.
Ứng viên phi hành gia trong tình trạng "không trọng lực" ở độ sâu 6m dưới lòng biển.
Vũ Thanh Long, người bất ngờ bứt phá về nhất ở vòng thi này chia sẻ: "Vì phải sống xa quê hương, tôi ít có cơ hội được khám phá vẻ đẹp biển miền Trung. Chính vì thế, cuộc hành trình lần này đã mang đến cho tôi nhiều cảm xúc và trải nghiệm. Lần đầu tiên ngắm nhìn sự phong phú đầy màu sắc của một thế giới đại dương bao la, tôi đã nghĩ rằng, mình phải nói với bạn bè quốc tế rằng biển Việt Nam rất tuyệt vời...".
Ở thử thách này, 8 ứng viên phi hành gia tài năng đã được làm quen với bộ môn lặn biển và học hỏi nhiều kỹ năng cần thiết trước khi tham gia. Ngoài Mai Nguyễn Đình Huy đã tiếp xúc với cảm giác di chuyển ở độ sâu 6m dưới đáy biển, hầu hết các thí sinh còn lại đều lần đầu được khám phá đáy đại dương.
Ứng viên phi hành gia đọc yêu cầu của thử thách.
Với Ngọc Linh, chàng trai Bắc Ninh vừa tròn 19 tuổi, cuộc thi đã mang đến cho cậu rất nhiều trải nghiệm thú vị. Không chỉ được lặn biển, đây còn lần đầu Linh vào Nam. Việc tự chăm sóc cho bản thân giúp Linh trưởng thành hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc thi đấu và giao lưu với các ứng viên khác lớn tuổi hơn, cậu em út Ngọc Linh còn được các ứng viên phi hành gia truyền đạt nhiều kinh nghiệm sống.
Ba ngày ròng rã tập luyện và thi đấu với thử thách Không trọng lực tại Nha Trang đã để lại nhiều trải nghiệm và kỷ niệm đẹp cho 8 chàng ứng viên phi hành gia. Đặc biệt với các bài huấn luyện kỹ năng lặn biển, các chàng trai phải làm việc theo nhóm và học hỏi được nhiều kỹ năng sống.
8 ứng viên phi hành gia xuất sắc trong thử thách Không trọng lực.
Mặc dù phải chia tay cuộc thi sau thử thách này song Minh Hiểu vẫn rất vui vẻ. "Rèn luyện khả năng phán đoán, định hướng, giữ bình tĩnh và kiên định với ý chí của mình là những gì tôi có được sau cuộc thi, nhất là sau thử thách này. Tiền Giang quê tôi có rất nhiều con sông, nhưng cảm giác khám phá đại dương thì thú vị hơn rất nhiều. Mặc dù phải dừng chân ở vòng thi này nhưng những trải nghiệm này sẽ đồng hành cùng tôi trong suốt cuộc đời...", Hiểu nói.
Còn với Đặng Vi Ngọc Hoàng, hiện là quản lý của một nhà hàng tại TP HCM, điều khiến anh xúc động là khi nhớ lại khoảnh khắc "chia nhau hơi thở" dưới đáy đại dương. Đó là một bài học về tình đồng đội, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Trong môi trường luyện tập ở độ sâu 6m dưới đáy biển, không ít nguy hiểm có thể xảy ra. Để hạn chế điều đó, các ứng viên phi hành gia phải hoạt động cùng với những người anh em của mình. Có những lúc, các chàng trai phải chia sẻ nhau Oxy trong bình dưỡng khí để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thử thách Không trọng lực vừa diễn ra ở Nha Trang với 8 thí sinh. Họ được huấn luyện và tranh tài ở bộ môn lặn biển ở độ sâu 6 m (giống với môi trường không trọng lực). Vòng thi này chọn ra 6 thí sinh có điểm số cao nhất để bước vào vòng tiếp theo - thử thách Định hướng trên không. Phần thi này sẽ được tổ chức tại Phan Thiết. 6 thí sinh vượt qua thử thách Không trọng lực tại Nha Trang sẽ được huấn luyện và tranh tài ở bộ môn dù lượn, thử thách kỹ năng định hướng trên không. Sau vòng thi này, 3 thí sinh xuất sắc sẽ có mặt tại đêm chung kết. Đêm chung kết sẽ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình vào cuối tháng 10 để tìm ra thí sinh đại diện Việt Nam bay vào vũ trụ cùng với các quốc gia khác trên thế giới. Ban Giám khảo đêm chung kết gồm có Trung tướng Phạm Tuân - người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ, diễn viên Ngô Thanh Vân và đại diện nhãn hàng Axe. Thông tin chi tiết xem thêm tại www.AxeApollo.com.
Ngọc Bích
Theo VNE
Nghi ngờ một phụ nữ giả mang bầu nhiều năm để xin tiền Với bộ dạng tiều tụy, khổ sở khi mang thai, người phụ nữ đứng bên lề đường cúi mặt ngả nón xin tiền người hảo tâm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Dân trí, cái thai trong bụng người phụ nữ có thể chỉ là... đồ giả. Cách đây hơn 1 năm, vào ngày 9/8/2012, PV Dân trí nhận được phản ánh...