Nỗi buồn dâu ngoan 5 năm ăn Tết quê chồng
Không phải một năm mà suốt 5 năm liền, không năm nào chị dâu tôi được về nhà mẹ đẻ, dù chỉ ít ngày.
Người ta nói “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” nhưng tôi thương chị dâu của mình lắm, khi Tết này qua Tết khác, đêm giao thừa nào cũng thấy chị lặng lẽ đi vào nhà vệ sinh, lúc ra mắt hoe đỏ vì khóc nhớ nhà.
Anh trai và chị dâu tôi đều là dân ngoại tỉnh, sinh sống và lập nghiệp ở Hà Nội. Hồi chị yêu anh trai tôi, cả gia đình nhà chị phản đối gay gắt. Chị xinh đẹp, hiền dịu, là con gái út nên ở nhà được bố mẹ và hai anh trai chiều chuộng vô cùng, chả bao giờ phải đụng tay vào việc gì. Quê chị cách Hà Nội hơn trăm cây số nhưng nếu con gái cưng ốm, bố mẹ chị ngay lập tức bắt xe mang gà xuống, nấu cháo, vắt nước cam bắt chị uống rồi ở lại chăm sóc từng li từng tí.
Bố mẹ chị mong chị ra trường về quê, có một công việc nhẹ nhàng, một ông chồng tử tế cách nhà bán kính vài ba cây số. Chẳng hiểu duyên phận thế nào mà chị lại yêu rồi quyết tâm cưới anh tôi, không những quê xa mà còn khó tính và gia trưởng, lúc nào cũng muốn vợ ngoan ngoãn dạ vâng, răm rắp nghe theo lời mình. Chuyện Tết nhất thì như một luật bất thành văn, quy định ngầm, cứ thế mà diễn, hết năm thì phải về quê chồng ăn Tết.
Tôi thấy chị nuốt nước mắt vào trong khi năm nào cũng đón Tết xa nhà. (Ảnh minh họa)
Năm đầu tiên chị đón Tết ở nhà chồng, tôi là sinh viên năm thứ nhất đại học. Hồi ở nhà thì ương bướng, hay cãi mẹ, nhưng xa nhà mấy tháng, tôi nhớ bố mẹ lắm, về nhà vui như sáo, vừa dọn nhà vừa hát, tíu tít đi chợ sắm Tết với mẹ, tỉa hoa cà rốt ướp dưa hành… Chị dâu cũng tham gia vào mọi việc trong nhà, nhưng có vẻ lặng lặng, buồn buồn.
Video đang HOT
Đêm giao thừa, hai mẹ con tôi vo viên bột nếp, thả vào nồi mật, làm bánh ngào – món bánh ngọt ngào mà Tết nào nhà tôi cũng làm. Mùi mật thơm lừng và gừng tươi bốc lên. Tôi thấy chị dâu ra ngoài cửa một lúc, lúc vào mắt ươn ướt. Có lẽ nhìn cảnh ấm áp giữa tôi và mẹ, chị thấy buồn và nhớ mẹ mình, nhớ cảnh đêm giao thừa năm ngoái, chị cũng được ở bên mẹ, sửa soạn mâm cúng, nấu bát chè thơm.
Năm sau rồi năm sau nữa, đến hẹn lại lên, cứ Tết là lên đường về quê chồng. Có năm chị mang bầu em bé đầu lòng, lúc về Tết đã gần 8 tháng, cái bụng to như quả mít chín sắp rụng xuống. Tôi gợi ý chị nói với chồng là bầu bí mệt nhọc xin phép về ăn Tết bên ngoại, kẻo nhà nội đường xá xa xôi, hơn nữa ba năm rồi đều ăn tết bên nội. Chị dâu tôi cười buồn, nói anh trai tôi không bao giờ đồng ý, nóng tính lên anh tung hê hết, bảo “một mình cô thích về cứ việc” thì Tết lại lục đục, ầm ĩ. Nhìn chị bụng to, cố gắng đi qua lối đi hẹp để đến chỗ ngồi trên ô tô mà lòng tôi xót xa, vừa thương vừa lo cho chị.
Mấy lần tôi góp ý, bảo bố mẹ sau này con lấy chồng xa, Tết nhà chồng không cho về nhà thì bố mẹ thế nào, có buồn không, có tức không? (ảnh minh họa)
Đến lúc con trai anh chị ra đời – đứa cháu đầu lòng đáng yêu như thiên thần, lại nhanh nhẹn, tình cảm – cách Tết cả tháng ông bà nội đã gọi điện giục giã, đặt vé cho cả nhà về Tết. Công bằng mà nói, bố mẹ tôi cũng rất yêu thương con dâu. Mẹ tôi chiều con dâu còn hơn cả con gái, mấy ngày Tết chị dâu tôi tha hồ ngủ nướng, chả bao giờ phải dậy sớm, công việc thì mẹ chồng cũng lo toan cho hết. Mặc dầu vậy, tôi vẫn biết chị ôm nỗi buồn tủi trong lòng, dù chị dâu chẳng mở miệng nói ra, không một lời oán thán.
Bài liên quan: Nỗi buồn dâu ngoan 5 năm ăn Tết quê chồng
Hoãn cưới vì sợ làm dâu ngày Tết
Dâu mới mừng tuổi bố mẹ chồng 200k có ngại
Nước mắt dâu mới ngày Tết
Khiếp đảm nghĩ lại cảnh làm dâu ngày Tết
Duy chỉ có một lần, nghe điện thoại của mẹ xong, chị buột miệng kể rằng mẹ chị khóc nhớ con gái, rồi trách con sao lấy chồng xa, một quê hai chốn, mấy xuân không về mẹ một lần nào. Chị bảo bố mẹ già rồi, đời này không biết được gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa, khi quanh năm suốt tháng, công việc bận rộn, cả tuần được mỗi ngày chủ nhật được nghỉ xoay đi xoay lại việc nhà, con cái cũng hết ngày.
Mấy lần tôi góp ý, bảo bố mẹ sau này con lấy chồng xa, Tết nhà chồng không cho về nhà thì bố mẹ thế nào, có buồn không, có tức không? Tôi cũng bảo anh trai mình:” cho “con gái nhà người ta về nhà với”, con nào cũng là con, cả năm đã đi xa, Tết muốn quây quần bên cha mẹ. Nhưng bố mẹ và anh đều im lặng, chẳng suy chuyển gì.
Tôi trách bố mẹ mình thương con nhưng cũng ích kỷ, trách anh trai trọng nội khinh ngoại nhưng cũng nghĩ, lỗi một phần là ở chị. Bởi chị cứ ngoan ngoãn, chấp nhận mọi quyết định vô lý của chồng mà không bao giờ tranh luận, đòi hỏi cái quyền lợi mà mình xứng đáng được hưởng.
Mình là con gái, nhưng mình cũng là đứa con mà bố mẹ chăm chút yêu thương, nuôi lớn từng ngày, đến lúc tuổi già chỉ chờ mong mình về một năm đôi lần mà cũng không làm được, chẳng há tội nghiệp cho bố mẹ mình ư? Suy cho cùng, phụ nữ lấy chồng để được hạnh phúc, chứ đâu để nuốt buồn ngậm tủi vào mình, để chồng như vua muốn gì được nấy?!
Theo Eva
Tết của dì ghẻ con chồng
Không hiểu các con anh tung tin ở đâu, nói xấu tôi thế nào mà họ hàng anh cũng nhìn tôi bằng con mắt khác.
Xưa nay người ta hay nói &'dì ghẻ con chồng' để ám chỉ những mối quan hệ không hòa thuận giữa mẹ kế và con riêng của chồng. Và tất nhiên, trong mối quan hệ ấy mẹ ghẻ là người gây nên tội, là nguồn cơn của mọi mẫu thuẫn, chuyên bắt nạt con chồng. Nhưng hoàn cảnh của tôi thì hoàn toàn khác. Tôi đang rơi vào bế tắc, đang chịu đau khổ và mệt mỏi vì áp lực gia đình chồng.
Anh góa vợ khi mới hơn 50 tuổi, còn tôi là người phụ nữ chưa chồng. Ngày ấy, cũng vì bỏ lỡ nhiều cơ hội rồi vì nhiều lý do nên con gái quá thì. Tôi lấy chồng ở tuổi 40, cũng là tuổi quá muộn. Nếu không phải gặp anh, người đàn ông tốt bụng này, có lẽ tôi cũng chẳng lập gia đình nữa. Vì yêu anh tôi chấp nhận hoàn cảnh, chấp nhận gia đình phức tạp với 3 đứa con chồng.
Năm nay là năm đầu tiên tôi làm dâu và phải thực hiện trách nhiệm làm mẹ với các con của anh. Thật sự, tôi có chút áp lực nhất là khi đang mang bầu đứa con đầu lòng của mình. Nhiều người khuyên tôi không nên sinh vì đã nhiều tuổi rồi sau này khó, nhưng tôi vẫn muốn có một đứa con làm niềm an ủi động viên. Tôi không thể lấy chồng mà không có con, sống vò võ cả cuộc đời như thế được. Ước mong lớn nhất của tôi khi làm vợ anh là mong sao gia đình hòa thuận, con cái của anh cũng yêu quý và thương tôi như mẹ chúng vậy.
Con chồng ngược đãi mẹ kế (ảnh minh họa)
Tôi không phải là người phụ nữ ghê gớm, ngược lại tôi sống rất biết điều. Ai cũng nói tôi vậy và tôi cũng cảm nhận thấy điều đó. Thế nên, khi về sống cùng anh và các con anh, tôi chưa bao giờ to tiếng, quát tháo hay có ý bắt nạt người khác giống như người ta vẫn nghĩ &'dì ghẻ con chồng'.
Nhưng dường như trời không chiều lòng người. Dù mình đã cố sống sao cho khéo léo và tốt thì các con anh cũng không muốn gần gũi tôi. Họ cho rằng vì tôi mà bố chúng xao nhãng việc khác, vì tôi mà bố chúng quên mẹ và không quan tâm nhiều tới con cái của mình. Nhất là khi biết tôi có bầu con trai, các con anh càng ghét vì sợ sau này con lớn lên sẽ tranh giành của cải, tài sản của anh chị. Nhưng tôi không bận lòng những điều đó và cũng không muốn suy nghĩ nhiều lúc này.
Tết gần đến, tôi lại càng cảm thấy cô đơn lạc lõng giữa cái nhà này. Chỉ có anh là còn quan tâm hỏi han tôi. Dù nói không để ý nhưng thật tình tôi đang khóc thầm, tôi cảm thấy sợ hãi giữa ngôi nhà đầy ắp tiếng cười nhưng lại rất lạnh lẽo này. Mỗi lần họp gia đình, con cái bố mẹ quây quần, còn tôi làm quần quật dưới bếp, trên nhà, ngoài sân. Bao nhiêu món ăn tôi nấu hết, bát đũa tôi cũng rửa hết. Con anh không giúp tôi lấy một việc dù biết tôi đang mang thai.
Người ta nói dì ghẻ bắt nạt con chồng và cũng không hiểu các con anh tung tin ở đâu, nói xấu tôi thế nào mà họ hàng anh cũng nhìn tôi bằng con mắt khác. Họ cũng lo lắng tôi sẽ bắt nạt con của họ. Nhưng thú thực, tôi có nào làm được điều đó. 40 tuổi đầu, tôi vẫn phải làm dâu như những cô gái trẻ. Thật sự, tôi đã đau khổ bao năm qua vì áp lực lấy chồng, những tưởng bên anh sẽ có ngày hạnh phúc, nào ngờ còn cay đắng hơn.
Nhìn xuống cái bụng đang lùm xùm tôi mỉm cười, tự động viên và an ủi mình nín nhịn, bỏ qua mọi thứ và vì con mà sống cho tốt, chờ ngày con ra đời.
Theo Eva
Không còn mẹ chồng, tôi chán về quê ăn Tết Năm nay, tôi cũng không có ý định về ăn Tết nhà chồng dù là phận làm dâu. Là con dâu nhưng tôi coi mẹ chồng như mẹ đẻ. Mẹ cũng quý mến và yêu thương tôi nhất trong số mấy chị em dâu. Tuy nhiên, tôi cũng không lấy điều đó làm hân hoan, chỉ để trong lòng và thầm cám ơn...