Nỗi buồn của những ngày Phnom Penh hoang vắng
Đám tang của nhà làm phim kỳ cựu Mao Ayuth, ra đi ở tuổi 77 do nhiễm virus SARS-CoV-2, để lại nỗi đau cho nhiều người dân và giới trí thức Campuchia.
Niềm thương tiếc đó dường như hòa vào bảng thống kê số người mắc COVID-19 mỗi ngày tăng vọt tới 3 chữ số, với số người nhiễm bệnh hiện vượt 11.000 người, trong từng hồi còi xe cấp cứu hú mỗi giờ trên đường phố Phnom Penh.
Cảnh sát phong tỏa một tuyến đường nhằm ngăn chặn sự sự lây của dịch COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 15/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc vụ khanh Bộ Thông tin Mao Ayuth là một trong số hiếm hoi nhà làm phim Campuchia còn sống sót qua thời Khmer Đỏ, chế độ tàn bạo không bao giờ cho phép sự tồn tại của những giáo viên, trí thức, hay các nghệ sỹ. Ông là một “vốn quý” quốc gia, như lời Bộ trưởng Bộ Thông tin Khieu Kanharith từng thổ lộ trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Phnom Penh.
Cho đến khi trút hơi thở cuối cùng hôm 16/4 tại Bệnh viện Khmer-Soviet ở Phnom Penh, ông vẫn là Quốc vụ khanh, tương đương hàm thứ trưởng. Tại Campuchia, đã trở thành thông lệ, rất nhiều trí thức và học giả khi về hưu vẫn được giữ nguyên chức vụ trong các bộ, ban, ngành như là một sự tôn vinh, đồng thời để phát huy những kiến thức uyên bác của họ.
Sự ra đi của nhà làm phim Mao Ayuth khiến nhiều đồng nghiệp cũng phải bàng hoàng. Trong cuộc trao đổi ngày 8/4, khi phóng viên TTXVN tại Campchia thăm hỏi tình hình sức khỏe Quốc vụ khanh Mao Ayuth, Bộ trưởng Thông tin Khieu Kanharith còn lạc quan thông báo ông Mao Ayuth đã được chuyển khỏi phòng điều trị tích cực ở Bệnh viện Khmer-Soviet và đang hồi phục khả quan.
Nhưng, quá nghiệt ngã khi một tuần sau, nhà làm phim Mao Ayuth không bao giờ còn được xem bộ phim cuối cùng mà ông đang viết dở kịch bản. Từ cuối năm 2020 đến đầu năm nay, Quốc vụ khanh Mao Ayuth phần lớn thời gian ở nhà viết một số kịch bản phim tài liệu theo đề nghị của Bộ Thông tin Campuchia.
Từng là người viết tiểu thuyết, làm thơ, nhưng trên hết, ông Mao Ayuth là nhà biên kịch phim truyện tài ba. Ông khởi đầu sự nghiệp trong thập niên 1960, được coi là giai đoạn vàng son của ngành điện ảnh Campuchia, khi bộ môn nghệ thuật thứ bảy phát triển mạnh mẽ dưới thời Quốc vương Norodom Sihanouk cầm quyền.
Một trong những bộ phim làm nên tên tuổi của ông Mao Ayuth là “Beth Phnek Hek Troung” (Tạm dịch “Nhắm mắt lại, mở rộng trái tim”) nổi tiếng những năm 70 của thế kỷ trước vì được quay bằng máy quay cầm tay phim nhựa 16mm.
Bộ phim được công chiếu rộng rãi trong những tuần cuối cùng ngay trước thời điểm lực lượng Khmer Đỏ bao vây Phnom Penh giữa những ngày tháng 4/1975, khi từ trong các rạp chiếu phim ở Phom Penh, người ta còn nghe thấy tiếng đại bác vọng về. Khoảng 4 năm sau đó, khi hơn 1,7 triệu người Campuchia bị tàn sát, ông Mao Ayuth may mắn thoát chết nhờ giấu thân phận một nghệ sỹ nổi tiếng và khai với quân Khmer Đỏ rằng ông chỉ làm nghề chụp ảnh đám cưới.
Video đang HOT
Phải tới hơn 10 năm sau, bộ phim tiếp theo của ông mới được trình chiếu tại Campuchia, vào năm 1988, có tên “Chet Chong Cham” (Tạm dịch: “Tôi muốn nhớ lại”), là câu chuyện về một người sống sót sau nhiều thập niên bạo lực và loạn lạc. Bộ phim thời đó như một món quà tinh thần cho người dân Campuchia đói khổ, muốn được xem những tác phẩm mà họ từng được thưởng thức trong quá khứ. Tuy nhiên, một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của ông lại là “Ne Sat Kror Per” (Chú cá sấu), ra đời năm 2005 như sự tái hiện ký ức những năm tháng thơ ấu ngọt ngào của Mao Ayuth ở tỉnh quê nhà Kampong Cham.
Năm 1993, tài năng và kiến thức rộng rãi của Mao Ayuth chính thức được ghi nhận khi ông được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh Bộ Thông tin Campuchia. Ông còn là Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình Campuchia với những dấu ấn không thể nào quên. “Trái tim tôi gửi gắm mọi tình cảm về ngài Mao Ayuth, một trong những tài năng số một của ngành truyền hình và điện ảnh Campuchia”, như lời chia sẻ trên Facebook cá nhân của cựu Tổng Giám đốc Đài truyền hình quốc gia Campuchia, ông Kem Gunawath hôm 16/4.
Có bao nhiêu sự ra đi mãi mãi trong lặng lẽ những ngày qua tại Campuchia, khi con số nạn nhân xấu số của dịch COVID-19 đã lên tới gần 100 người. Bên cạnh sự nghiệp đồ sộ của mình, nhà làm phim Mao Ayuth vĩnh biệt trần thế trong một đám tang lẻ loi, buồn thảm do những biện pháp phòng dịch và phong tỏa nghiêm ngặt tại Phnom Penh, tới mức nhiều người thân, đồng nghiệp và quan chức Bộ Thông tin không thể đến nói lời vĩnh biệt bên linh cữu nhà biên kịch điện ảnh tài hoa.
Nhà làm phim Mao Ayuth thoát chết dưới chế độ Khmer Đỏ tàn bạo khét tiếng nhưng không thể thoát khỏi “lưỡi hái” tử thần mang tên COVID-19. Những ngày tháng 4 của 46 năm về trước, Phnom Penh trở thành “thành phố ma” sau khi thất thủ và quân Khmer Đỏ tràn vào. Ngày ông Mao Ayuth ra đi mãi mãi, Phnom Penh cũng hoang vắng lạ thường vì lệnh phong tỏa chống dịch COVID-19.
Điểm danh những nước châu Á đang khủng hoảng vì 'sóng thần' COVID-19
Từ Ấn Độ cho tới Campuchia, nhiều quốc gia châu Á đang trải qua khủng hoảng y tế trầm trọng khi "sóng thần" COVID-19 đợt mới quét qua. Tình hình dịch bệnh tại châu Á khiến nhiều người lo ngại châu lục này có thể trở thành tâm dịch nóng nhất thế giới.
Thảm kịch COVID-19 ở Ấn Độ
Khóc thương người thân thiệt mạng do COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ ngày 22/4/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo kênh CNN, hồi tháng 2, dường như Ấn Độ đã kiểm soát được dịch bệnh khi số ca mắc hàng ngày giảm gần 90% so với đỉnh dịch làn sóng thứ nhất năm 2020. Giờ đây, Ấn Độ lại đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 dữ dội nhất thế giới. Số ca mắc hàng ngày liên tục tăng trong 10 ngày qua. Ngày 27/4, Ấn Độ ghi nhận tới 362.902 ca mắc và 3.285 ca tử vong, cao nhất từ trước tới nay. Tính tới 28/4, Ấn Độ đã ghi nhận gần 18 triệu ca mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát năm ngoái. Làn sóng dịch bệnh thứ hai mà Ấn Độ đang trải qua nghiêm trọng hơn nhiều so với làn sóng đầu tiên năm 2020.
Những con số báo động nói trên cho thấy nhiều người Ấn Độ đang trải qua bi kịch đau lòng vì dịch bệnh. Nhiều gia đình và bệnh nhân phải tìm mọi cách để có bình dưỡng khí bên ngoài các bệnh viện quá tải. Nhiều trường hợp chết trước cửa bệnh viện trong khi chờ cấp cứu. Bệnh viện không còn giường trống, thiếu thốn trang thiết bị, thuốc men chữa bệnh, đặc biệt là ôxy y tế. Tại các nghĩa trang thành phố như New Delhi, xe cấp cứu nối đuôi nhau xếp hàng chờ đưa thi thể đi hỏa táng. Nhiều khu vực chôn cất trong các thành phố đang quá tải, những giàn hỏa táng rực lửa cả ngày lẫn đêm.
Ngày 26/4, Tiến sĩ Giridhara R. Babu thuộc Tổ chức Y tế Công cộng Ấn Độ cảnh báo đây chưa phải là đỉnh dịch. Ông nói: "Theo dữ liệu mà chúng ta thấy, chúng ta còn cách đỉnh dịch ít nhất 2 hoặc 3 tuần nữa".
Thi thể bệnh nhân COVID-19 trước khi đưa đi hỏa táng tại New Delhi, Ấn Độ ngày 20/4/2021. Ảnh: AP/TTXVN
Một số người cho rằng Ấn Độ có thể đang tiến gần đỉnh dịch, sớm hơn dự báo của ông Babu, nhưng khi có quá nhiều người mắc bệnh và quá ít trang thiết bị chữa bệnh, Ấn Độ có thể có thêm nhiều ca tử vong trước khi làn sóng thứ hai dịu xuống.
Số ca mắc bắt đầu tăng từ đầu tháng 3 nhưng tăng rất nhanh. Tổng số ca mắc vào cuối tháng 3 đã cao gấp 6 lần so với đầu tháng. Các chuyên gia nhận định làn sóng dịch bệnh thứ hai mạnh hơn rất nhiều vì người Ấn Độ chưa chuẩn bị tinh thần. Họ chủ quan khi tuyên bố kết thúc đại dịch quá sớm, nới lỏng các biện pháp phòng dịch quá sớm. Biến thể mới dễ lây lan hơn cũng khiến cho làn sóng dịch ở Ấn Độ thêm trầm trọng.
Các chuyên gia cho rằng con số 18 triệu ca mắc chưa phản ánh đúng thực tế. Số ca mắc có thể cao hơn tới 30 lần, tương đương nửa tỷ ca. Do cơ sở hạ tầng kém, lỗi con người và tốc độ xét nghiệm chậm mà các nhà khoa học và nhân viên y tế Ấn Độ cho rằng con số ca mắc và tử vong thực thấp hơn nhiều so với thực tế.
Mô hình dự báo của Đại học Washington (Mỹ) cho rằng số ca tử vong hàng ngày ở Ấn Độ sẽ còn tiếp tục tăng cho tới tận giữa tháng 5.
Nhân viên y tế chuyển viện cho bệnh nhân COVID-19 tại Ahmedabad, Ấn Độ ngày 13/4/2021. Ảnh: AP/TTXVN
Diễn biến dịch bệnh nghiêm trọng đã khiến chính quyền các bang ở Ấn Độ phải tăng cường siết chặt các biện pháp phòng chống. Bang Karnataka áp đặt giờ giới nghiệm từ 21 giờ trong hai tuần từ 27/4. Bang Punjab cũng áp dụng biện pháp tương tự từ ngày 26/4, trong đó có giới nghiêm ban đêm và phong tỏa vào cuối tuần.
Để giải quyết tình trạng thiếu ôxy trầm trọng, chính phủ Ấn Độ đã tăng cường nỗ lực cung cấp cho các bệnh viện, huy động các đoàn tàu cao tốc đặc biệt chở ôxy, máy bay của không quân, xe tải để chở bình ôxy. Tại cuộc họp do Thủ tướng Narendra Modi chủ trì, chính phủ Ấn Độ quyết định miễn thuế quan nhập khẩu đối với vaccine COVID-19, ôxy và các thiết bị liên quan.
Trong khi đó, nhiều quốc gia cũng nỗ lực hỗ trợ Ấn Độ. Chính phủ Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Pakistan đã gửi viện trợ và trang thiết bị y tế cần thiết như máy thở, ôxy. Nói về việc hỗ trợ Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominis Raab nói: "Không ai an toàn cho tới khi tất cả chúng ta đều an toàn".
Đông Nam Á trong làn sóng dịch bệnh mới
Theo tờ Diplomat, không chỉ Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á cũng căng thẳng vì tình hình dịch bệnh khó lường. Nhiều quốc gia cũng ghi nhận những kỷ lục mới đáng buồn trong tuần qua, kể cả những nước hầu như không bị dịch bệnh tác động trong phần lớn năm 2020.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 26/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 26/4, Philippines đã vượt qua ngưỡng 1 triệu ca bệnh, là quốc gia thứ 26 vượt qua mốc đáng buồn này. Số ca mắc đã tăng mạnh trong tháng 3, khiến chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte phải áp đặt lệnh phong tỏa lần thứ hai với khu vực thủ đô Manila. Dù phong tỏa nhưng đợt bùng phát dịch này chưa có dấu hiệu giảm tốc. Tới ngày 28/4, Philippines có 1.013.618 ca mắc, trong đó 16.916 ca tử vong.
Cả hai con số trên đều ở mức cao thứ hai Đông Nam Á, sau Indonesia - quốc gia tiếp tục ghi nhận trung bình 5.000 ca mắc/ngày. Malaysia cũng chứng kiến số ca mắc gia tăng, trở thành nước có tổng số ca mắc COVID-19 cao thứ ba Đông Nam Á.
Đáng lo ngại là đợt bùng phát dịch bệnh đã lan sang cả những quốc gia trước đây kiềm chế dịch bệnh khá tốt. Ngày 27/4, Thái Lan ghi nhận kỷ lục 2.179 ca mắc và 15 ca tử vong. Đây là ngày thứ 5 liên tục Thái Lan có trên 2.000 ca mắc mới hàng ngày. Dịch bùng phát đã buộc chính phủ Thái Lan mạnh tay áp đặt các biện pháp phạt những ai vi phạm quy định phòng chống dịch trên 48 tỉnh. Bản thân Thủ tướng Thái Lan cũng bị phạt vì không đeo khẩu trang.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 21/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đợt bùng phát ở Thái Lan được cho là góp phần khiến nhiều ca mắc gia tăng ở nước láng giềng là Lào - quốc gia đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng nhất sau khi chỉ có vài ca mắc trong năm 2020. Ngày 26/4, Lào chứng kiến số ca mắc tăng cao nhất từ đầu đại dịch: 113 ca. Tới nay, tổng số ca mắc trên toàn quốc là 511. Đợt bùng phát này dù không là gì so với nhiều quốc gia nhưng đã khiến chính phủ Lào phải áp đặt phong tỏa hai tuần thủ đô Viêng Chăn, đóng cửa mọi quán bar, phòng tập, tụ điểm giải trí và cấm đi lại liên tỉnh.
Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Campuchia, quốc gia trải qua năm 2020 với số ca bệnh ít ỏi. Ngày 27/4, Campuchia có 508 ca mắc mói, nâng tổng số ca mắc lên 11.063 ca, trong đó có 79 ca tử vong. Số ca mắc tăng đột ngột khiến chính phủ Campuchia đã phong tỏa nghiêm ngặt thủ đô Phnom Penh, thành phố Takhmau và thành phố Sihanoukville. Một số khu vực đã bị coi là "vùng đỏ" mà ở đó, người dân không được rời nhà trừ vì lý do y tế. Chợ ở thủ đô cũng bị đóng cửa tới ngày 7/5.
Bố trí giường bệnh bên trong một bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Phnom Penh. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay cộng với chương trình tiêm chủng chậm chạp khiến trong năm 2021, Đông Nam Á sẽ có thêm nhiều nạn nhân COVID-19 hơn rất nhiều so với năm 2020.
Theo trang thống kê worldometers.info, xét theo khu vực, châu Á (gần 38 triệu ca mắc) chỉ đang đứng sau châu Âu (44 triệu ca mắc) và Bắc Mỹ (38,1 triệu ca mắc) về tổng số ca mắc COVID-19. Với diễn biến hiện nay, châu Á sẽ sớm vượt Bắc Mỹ và có thể vượt cả châu Âu về tổng số ca mắc, trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất trong dịch COVID-19.
Campuchia tiêm vắc xin cho 3 triệu dân Phnom Penh và Kandal Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ra lệnh tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho toàn bộ người dân tại thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal. Người dân xếp hàng chờ tiêm chủng tại Phnom Penh . Ảnh REUTERS Trong tuyên bố vào tối 27.4, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói khoảng 3 triệu người tại Phnom Penh và tỉnh Kandal sẽ được...