Nội bộ Xi măng La Hiên: “Cơm chưa lành…”
Theo dự kiến, ngày 15/6 tới, CTCP Xi măng La Hiên (CLH) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020. Với những phản ứng của một nhóm cổ đông, dự báo CLH sẽ có thêm một kỳ Đại hội không êm đềm.
CLH vừa có một năm tăng trưởng khá tích cực, doanh thu đạt 695,2 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 47,97 tỷ đồng, vượt 37% kế hoạch.
Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 đã được CLH công bố, Công ty dự kiến trả cổ tức 2019 ở mức 40%, trong đó gồm 20% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu.
Mức cổ tức 40% là khá cao so với mặt bằng chung trên thị trường cũng như so với tình trạng không chia cổ tức vài năm trước của chính CLH.
Dù vậy, chia sẻ với Đầu tư Chứng khoán, một nhóm cổ đông cho rằng, CLH cần phải minh bạch hơn và dự kiến sẽ chất vấn ban lãnh đạo Công ty nhiều nội dung tại Đại hội.
Cụ thể, nhóm cổ đông cho rằng, kế hoạch kinh doanh 2020 (dự kiến doanh thu 642,86 tỷ đồng, lợi nhuận 36,5 tỷ đồng và cổ tức 15%) thấp hơn mức thực hiện trong năm 2019 trong tình hình Công ty trả gần hết nợ vay dài hạn, tài sản cố định khấu hao gần hết là không hợp lý.
Trong 5 năm qua, Công ty thường đặt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn và hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Trong kế hoạch 2020, CLH trình Đại hội đồng cổ đông thông qua mức đầu tư 38,8 tỷ đồng, bao gồm đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất, kho chứa nguyên vật liệu, cải tạo kho chứa than, đầu tư hệ thống nạp vỏ bao, xếp bao tự động…
Video đang HOT
Cổ đông của Công ty cho rằng, nhiều hạng mục đầu tư là chưa hợp lý trong thời điểm này. Chẳng hạn, năm 2019, Công ty vừa thanh lý xe ca vì cho rằng không cần thiết, giờ lại đặt kế hoạch sắm hai xe ca có tổng giá trị 5,7 tỷ đồng.
Nhóm cổ đông cũng gửi văn bản kiến nghị Cơ quan quản lý vốn Nhà nước và người đại diện vốn Nhà nước tại CLH kiểm tra, đánh giá lại mức độ cần thiết, cấp bách và hiệu quả của từng hạng mục đầu tư của Công ty để điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư và sử dụng nguồn vốn cho phù hợp với tình hình hiện tại.
Đồng thời, nhóm cổ đông yêu cầu kế hoạch đầu tư cần phải được xây dựng trên cơ sở tổng thể, dài hạn, có phân tích và đánh giá được hiệu quả chi tiết.
Được biết, CLH có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, là công ty con của Tổng công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc – CTCP, Công ty mẹ hiện nắm giữ 51% vốn điều lệ của CLH.
Một cổ đông của Công ty cho rằng, như các doanh nghiệp niêm yết khác, CLH cần thực hiện đúng theo Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Thông tư 95/2017/TT-BTC về quản trị công ty đại chúng: không thu chi tiền mặt mà phải thực hiện tất cả các giao dịch hạch toán kế toán thu chi thông qua tài khoản ngân hàng để đảm bảo có thể truy xuất các khoản thu chi rõ ràng, tránh gian lận trong hạch toán doanh thu, chi phí.
Đây không phải lần đầu tiên cổ đông của CLH lên tiếng yêu cầu nâng cao tính minh bạch và tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Tại các kỳ đại hội trước, các cổ đông nhấn mạnh yêu cầu Công ty phải đẩy mạnh việc tinh giản bộ máy, nâng cao năng suất lao động và minh bạch hơn trong mua sắm, đấu thầu.
Trong kỳ đại hội năm ngoái, lãnh đạo Công ty đã chia sẻ với cổ đông danh sách 54 hợp đồng, trong đó chỉ có 8 hợp đồng được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, còn đại đa số được thực hiện theo hình thức “chào giá cạnh tranh” và “chào giá rút gọn”, thậm chí nhiều hợp đồng lớn được thực hiện theo phương thức “theo giá nhà nước”.
Cổ đông cho rằng, Công ty nên chấm dứt các hình thức chào giá cạnh tranh, chào giá rút gọn, áp dụng đấu thầu rộng rãi để đảm bảo minh bạch.
Cổ đông cũng chất vấn về giao dịch với 2 đơn vị của người thân kế toán trưởng Lê Thị Thu Hiền là Công ty TNHH Thảo Quỳnh Anh và Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh dịch vụ Hoàng Thịnh Phát. Tổng giám đốc Nguyễn Văn Dũng cho biết, đây là hai đại lý của CLH, tổng sản lượng bán hàng trong năm 2018 cho Công ty là trên 45.000 tấn.
Trước các chất vấn của cổ đông, Tổng giám đốc thừa nhận có thời điểm công nợ tại Thảo Quỳnh Anh và Hoàng Thịnh Phát vượt quá hạn mức trong quy chế do Hội đồng quản trị ban hành.
Cuối năm 2018, Công ty có khoản vay giá trị trên 29 tỷ đồng từ các cá nhân, đến cuối năm 2019, vay nợ cá nhân vẫn còn 27,9 tỷ đồng, lãi suất vay là 8,8%/năm. Dự kiến nội dung này sẽ tiếp tục được các cổ đông nêu ra trong cuộc họp sắp tới.
Cổ đông ngoại có muốn đa ngành cùng ông chủ Thaco?
Thaco và Thaco Group sẽ là 2 công ty độc lập, có chung cổ đông lớn sau khi tái cấu trúc. Để Thaco Group sở hữu Thaco theo mô hình công ty mẹ - con, hình thành Tập đoàn Trường Hải, nhiều khả năng sẽ cần thêm một đợt sáp nhập. Lý do là cổ đông chiến lược nước ngoài của Thaco hiện nay chưa chắc đã muốn đầu tư đa ngành, mà chỉ tập trung vào mảng ô tô.
Theo phương án tái cấu trúc nêu trong tờ trình xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông bằng văn bản mà CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) gửi cho cổ đông, sau khi dùng toàn bộ thặng dư vốn cổ phần và phần lớn lợi nhuận chưa phân phối để chia cổ tức và cổ phiếu mới cho cổ đông, Thaco sẽ tăng vốn điều lệ từ 16.950 tỷ đồng lên 30.510 tỷ đồng.
Sau đó, Thaco sẽ tách ra thành lập CTCP Tập đoàn Trường Hải (Thaco Group) và pháp nhân mới này sẽ phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu cho cổ đông của Thaco. Danh sách cổ đông, tỷ lệ cổ phần giữ lại Thaco và chuyển sang Thaco Group do HĐQT Thaco được ủy quyền xác định.
Sau khi chia tách, vốn điều lệ của Thaco Group là 19.324 tỷ đồng và Thaco là 11.186 tỷ đồng. Các tài sản sở hữu của Thaco tách chuyển giao cho Thaco Group bao gồm phần vốn góp của Thaco trong CTCP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh, CTCP Sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp Thadi, CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, CTCP Hùng Vương và các công ty khác không thuộc lĩnh vực ô tô và cơ khí.
Đến bước này, Thaco vẫn độc lập với Thaco Group. Thaco cũng không đổi tên thành CTCP Tập đoàn Trường Hải như một số tập đoàn khác sau tái cơ cấu, mà tách ra thành lập Công ty mẹ - con.
Lý do có thể vì không phải tất cả các cổ đông đều đồng thuận chuyển sở hữu toàn bộ hay một phần cổ phần Thaco sang sở hữu cổ phần Thaco Group.
Thaco hiện có 3 nhóm cổ đông chính, gồm ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco và gia đình sở hữu hơn 72,53% cổ phần, cổ đông nước ngoài là Jardine Cycle and Carriage Limited (JC&C) sở hữu 25,23% cổ phần (tính đến cuối năm đến 2017), còn lại tỷ lệ nhỏ là các cổ đông khác.
Với tỷ lệ sở hữu cao, gia đình ông Dương có thể biểu quyết thông qua quyết định tái cơ cấu và hoán đổi sở hữu cổ phiếu Thaco Group. Tuy nhiên, cổ đông nước ngoài chưa chắc đã muốn đầu tư vào một công ty đa ngành.
Bởi trên thực tế, các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thường có xu hướng đầu tư vào công ty đơn ngành để dễ kiếm soát rủi ro.
Đơn cử, trong thương vụ CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) hoán đổi cổ phần CTCP Phát triển thương mại và dịch vụ VCM và Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco của Tập đoàn Vingroup với CTCP Hàng tiêu dùng Masan để thành lập tập đoàn hàng tiêu dùng bán lẻ mới, thì Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) sở hữu 16,26% VCM không hoán đổi, nên Masan Group chỉ tiếp quản 83,74% cổ phần phổ thông của VCM sau thương vụ. Mới đây, GIC đã thoái vốn khỏi VCM.
Đầu năm 2019, JC&C đã tăng sở hữu tại Thaco lên 26,57% khi mua thêm 1.695 triệu cổ phần với giá 128.500 đồng/cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ. Số tiền huy động được ngoài sử dụng cho mảng ô tô, còn để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp.
Tại Đông Nam Á, bên cạnh ô tô và cơ khí, JC&C còn đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xi măng, năng lượng và bất động sản. Tại Việt Nam, ngoài mua cổ phần Thaco từ năm 2008, JC&C còn sở hữu cổ phần của Vinamilk và Cơ điện lạnh.
Việc JC&C mở rộng đầu tư sang bất động sản hay nông nghiệp cùng tỷ phú Trần Bá Dương thông qua hoán đổi một phần cổ phần Thaco sang sở hữu cổ phiếu Thaco Group hiện chưa được xác định.
Trong trường hợp JC&C không hoán đổi, thì với tỷ lệ 26,57% cổ phần Thaco hiện tại, cổ đông này sẽ sở hữu tương ứng 72,4% cổ phần của Thaco sau khi tái cơ cấu do giảm vốn điều lệ xuống 11.186 tỷ đồng, vượt qua sở hữu của gia đình ông Dương để trở thành cổ đông lớn nhất.
Nhìn xa hơn, để hình thành tập đoàn công nghiệp đa ngành với ngành nghề chủ lực là ô tô và cơ khí, 2 ngành quan trọng khác là nông - lâm nghiệp và đầu tư - xây dựng, cùng các ngành kinh doanh bổ trợ là logistic, thương mại... như chiến lược đặt ra, Thaco Group cần sở hữu Thaco trong tương lai. Như vậy, sẽ thêm cần một bước hoán đổi, sáp nhập nữa để Thaco Group sở hữu Thaco với tỷ lệ đáng kể sau bước chia tách công ty lần này.
QNC báo lãi quý 1 đạt 13 tỷ đồng, cao gấp 10 lần cùng kỳ Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng và clinker đóng góp chính vào doanh thu và lợi nhuận trong quý 1 của QNC. Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (mã CK: QNC) đã công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ. Theo đó doanh thu...