Nội bộ Quân đội Nga “tranh nhau” tiêm kích MiG-31
Đại biểu Duma Quốc gia Nga muốn chuyển tiêm kích MiG-31 cho Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ (VKO), nhưng Không quân Nga không chịu.
Uỷ ban Quốc phòng của Duma (Nga) mới đây đã tiến hành điều trần kín về cải tổ hệ thống Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ (VKO). Trong quá trình thảo luận, các đại biểu của Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) gồm ông Aleksandr Tarnaev và Vyacheslav Tetekin đã đề nghị chuyển việc chỉ huy nhóm máy bay tiêm kích hạng nặng MiG-31 cho VKO. Theo các đại biểu này, việc chuyển giao chỉ huy này sẽ tăng đáng kể tốc độ phản ứng đối với nguy cơ tiềm tàng từ trên không. Tuy nhiên Không quân Nga không muốn bàn giao các máy bay đánh chặn.
“Trong khuyến cáo gửi chính phủ và Tổng thống Putin, chúng tôi có đề xuất chuyển giao toàn bộ nhóm máy bay MiG-31 cho VKO. Tư lện VKO đã có mặt tại cuộc điều trần. Hiện chúng tôi đang hoàn thiện chi tiết đề xuất này”, ông Aleksandr Tarnaev nói.
Tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31.
Thành viên Uỷ ban Công nghiệp – Quân sự bên cạnh chính phủ Mikhail Kashtan và Tư lệnh VKO Aleksandr Golovko ủng hộ ý tưởng của các đại biểu Duma quốc gia tại các cuộc điều trần.
Ý tưởng này đã được đưa ra từ nửa năm trước. Trong quá trình điều trần tại Duma quốc gia hồi tháng 4 năm nay, khi thảo luận vấn đề hiện đại hoá MiG-31, ông Oleg Ostapenko, khi đó là VKO (hiện ông này đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga) đã nhấn mạnh ý nghĩa của sự hiện diện của MiG-31 trong VKO. Song Bộ Tư lệnh Không quân Nga có quan điểm khác, họ ca thán về sự già cỗi của MiG-31 và muốn tiếp tục sử dụng máy bay đánh chặn làm máy bay ném bom.
Trợ lý của đại biểu Duma quốc gia Aleksandr Tarnaev là Nikolai Gamayunov giải thích: “MiG-31 không cần cho Không quân – máy bay này không phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu của họ, nhưng họ cũng không thể để mất chúng. Nếu mất MiG-31, họ chỉ còn không quân ném bom tầm xa, vận tải và Su, mà Su thì chưa hoàn thiện. Họ buộc phải tìm cách làm cho MiG-31 phù hợp với các nhiệm vụ của mình”.
MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó.
Tại các cuộc điều trần hồi tháng 4, đa số những người tham gia đã ủng hộ ý tưởng hiện đại hoá MiG-31. Chống lại chỉ có tư lệnh Không quân NgaVictor Bondarev. Ông này cho rằng MiG-31 đã lạc hậu, cuối cùng đã tuyên bố “không nước nào trên thế giới có thể tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bên ngoài, chống sự tấn công của một đối thủ cỡ như chúng ta”.
Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng của Duma quốc gia Svetlana Savitskaya khi đó đã bày tỏ sự thắc mắc về việc sử dụng MiG-31 hiện nay.
“MiG-31 thậm chí không chỉ là máy bay, đó là một tổ hợp không quân, nó đã được chế tạo chính là cho lực lượng phòng không . Máy bay MiG-31 không phải cho Không quân Nga hiện nay. Đây là máy bay cho Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ (VKO)”, ông này nói.
Video đang HOT
Phi công thử nghiệm của phòng thiết kế Mikoyan Roman Taskaev nhấn mạnh, MiG-31 dùng để thực hiện những nhiệm vụ khác, chứ không phải như tiêm kích Su siêu cơ động, nhưng không nên loại bỏ bất cứ máy bay nào trong số này, chúng bổ sung cho nhau rất tuyệt vời.
Các chuyên gia cho rằng, MiG-31 không cần thiết cho Không quân Nga, nó cần cho VKO hơn.
Tuy nhiên, các đại biểu Duma quốc gia cho rằng, việc chỉ huy chiến thuật vẫn cần chuyển giao cho VKO để nhanh chóng đối phó với nguy cơ tiềm tàng. Tên lửa hiện đại bay qua khoảng cách 1.000km trong thời gian ít hơn 10 phút. Trong khoảng thời gian đó phải kịp ra lệnh cho máy bay tiêm kích cất cánh và thực hiện lệnh này. Trong trường hợp này sẽ không còn lấy một phút để hiệp đồng tác chiến giữa Không quân Nga và VKO.
Nikolai Gamayunov nói: “Chúng tôi đề nghị giữ lại những gì đã có, để máy bay được bảo dưỡng ở Không quân Nga – họ có đủ cơ sở hạ tầng – nhưng chuyển giao việc chỉ huy chiến thuật nhóm máy bay này cho VKO. Khi chúng tôi đề nghị tiến hành điều trần tại quốc hội về vấn đề này, mọi người đều đã ủng hộ ý đồ này, trừ Không quân Nga”.
Trong các khuyến nghị sau điều trần hồi tháng 11, Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng của Duma quốc gia Vladimir Komoedov nhấn mạnh cần sử dụng MiG-31 để đảm bảo bảo vệ chống lại tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất.
Văn kiện được soạn thảo cho điều trần ghi rõ: “Thành tố không quân của hệ thống VKO đã bị suy yếu. Cơ sở của nó – máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31 đang bị vội vã tiêu huỷ với những lý do khác nhau. Hiện không có gì thay thế ngang sức, chứ chưa nói là khá hơn về khả năng tác chiến nhằm hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu trên không và trong vũ trụ”.
MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.
MiG-31 là tiêm kích đánh chặn tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay (Mach 3) được thiết kế dựa trên tiêm kích MiG-25. MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…).
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.
Về sức mạnh hỏa lực, MiG-31 có khả năng mang nhiều loại vũ khí không đối không tầm ngắn – trung – xa, mạnh nhất là tên lửa không đối không R-37 đạt tầm bắn tới 398km, tốc độ hành trình Mach 6 được thiết kế để tiêu diệt các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm của đối phương.
Theo Kiến Thức
Mỹ "lo sợ" sức mạnh không gian của Trung Quốc
Quân đội Mỹ tỏ ra lo lắng trước sự phát triển trong "âm thầm nhưng đáng sợ" vũ khí tác chiến không gian vũ trụ của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, tướng lĩnh cao cấp, Quân đội Mỹ đang chủ yếu dựa vào các vệ tinh và các hệ thống thông tin liên lạc, và các quốc gia như Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm phương án để phá hoại các hệ thống này.
"Tác chiến tương lai phụ thuộc rất nhiều vào môi trường không gian và không gian mạng", Tướng William L. Shelton, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không gian và Không quân, Quân đội Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tác chiến không gian và tác chiến không gian mạng trong quân sự đang có những bước phát triển mạnh, thử thách tiếp theo phải đảm bảo liên kết thông tin giữa các binh sĩ, các tổ chiến đấu, đồng thời phải đảm bảo những kết nối đó.
Shelton nói rằng, Mỹ đang đối mặt với 4 mối đe dọa chính: gây nhiễu; lade; các cuộc tấn công trên các bãi phóng tên lửa trên bộ, và những vụ nổ hạt nhân trong không gian.
Ông cho rằng, Quân đội Mỹ cần nghiêm túc nhìn nhận những mối đe dọa này. "Chúng tôi không thể tiếp tục những chiến thuật cũ được. Điều đó sẽ làm mất ưu thế trên không", ông nói. Bốn mối đe dọa chính ông đề cập đến cũng là 4 phương thức chiến đấu mà chính quyền Trung Quốc đang phát triển.
Ảnh minh họa.
Những tài liệu được rò rỉ từ WikiLeaks cho thấy, sự căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về vũ khí phục vụ chiến tranh không gian.
Ngày 11/1/2007, Trung Quốc đã phá hủy thành công một trong những vệ tinh của mình bằng cách sử dụng vũ khí chống vệ tinh (ASAT). Tài liệu trang mạng WikiLeaks cho biết, các thử nghiệm đã được thực hiện mà không cần đưa ra lời cảnh báo và Trung Quốc đã "không có câu trả lời hợp lý" đối với bất kỳ quốc gia nào.
Thử nghiệm này cũng tung ra quĩ đạo khoảng 2.500 mảnh vụn nguy hiểm. Các tài liệu WikiLeaks nói rằng: "Mỹ có quyền, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, để bảo vệ và bảo vệ hệ thống không gian của mình với một loạt các tùy chọn, từ ngoại giao đến quân sự".
Nhiều thông tin đã khẳng định mối lo ngại rằng, Trung Quốc đang phát triển các hệ thống vũ khí tác chiến không gian, trái với những tuyên bố khác của họ. Mỹ đã phải dừng nhiều dự án hợp tác vũ trụ với Trung Quốc. "Một trong những lí do chính cho việc này là sự thiếu minh bạch của Trung Quốc liên quan đến hàng loạt các hoạt động không gian của họ."
Mỹ đã buộc phải theo dõi và tránh các mảnh vỡ của vệ tinh và thiết bị không gian khác. Tháng 5 năm nay, các mảnh vỡ từ thử nghiệm năm 2007 của Trung Quốc tấn công và phá hủy một vệ tinh của Nga
Ảnh minh họa.
Một tài liệu cho biết, ngày 11/1/2010, tên lửa đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc được phóng gần như cùng một lúc từ căn cứ không gian Shuangchengzi và Trung tâm tên lửa.
Tên lửa được bắn đi trong cuộc phóng này cùng loại với tên lửa đã được Trung Quốc được sử dụng trong thử nghiệm chống vệ tinh năm 2007, và "thử nghiệm này được đánh giá là đã đẩy mạnh cả khả năng tác chiến chống vệ tinh của Trung Quốc và tác chiến phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD)."
Theo các quan chức Mỹ, trong khi Trung Quốc cố gắng gây ra nhiều tiếng vang trong việc phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và lực lượng hải quân của mình, họ lại im lặng và che giấu tham vọng tác chiến không gian của mình.
Theo trang mạng Alert5, trong tháng 5, khi Trung Quốc đưa ra loại tên lửa chống vệ tinh mới Dong Ning-2, họ đã cố gắng nói với công chúng rằng đây là một thử nghiệm tên lửa của Học viện Khoa học Trung Quốc.
"Phát triển các loại vũ khí phục vụ tác chiến không gian và tác chiến mạng của Trung Quốc là một phần của chiến lược chống tiếp cận của họ", chuyên gia Roger Cliff của Tập đoàn RAND chỉ ra.
Cliff cho biết, chiến lược này nhằm mục đích vô hiệu hóa đội quân công nghệ cao bằng cách tấn công các hệ thống quan trọng nhất phục vụ công nghệ này.
"Khái niệm này được dựa trên ý tưởng rằng, thay vì cố gắng để tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của một kẻ thù, Quân đội Trung Quốc nên cố gắng làm tê liệt kẻ thù bằng cách tấn công các điểm quan trọng trong hệ thống tác chiến", ông này nói.
Trong năm 2012, khi đánh giá những mối đe dọa hàng năm, Trung tướng Ronald L. Burgess, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) đã cảnh báo về việc Trung Quốc ngày càng tập trung nghiên cứu tác chiến không gian.
Burgess cho biết, các chương trình không gian của Trung Quốc có khả năng gây tổn hại cho hệ thống không gian của các quốc gia khác và tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc.
"Bắc Kinh hiếm khi thừa nhận các ứng dụng quân sự trực tiếp của các chương trình không gian, và nói rằng hầu như tất cả đều được phóng lên phục vụ mục đích hòa bình như khoa học hoặc dân sự", ông nói.
Ông cho biết, ngoài các tên lửa chống vệ tinh, Trung Quốc cũng được cho là đang "phát triển thiết bị gây nhiễu và vũ khí chùm năng lượng cho nhiệm vụ chống vệ tinh."
"Mặc dù Trung Quốc tuyên bố ngân sách quân sự của họ chỉ khoảng 93 tỉ USD, Mỹ tin rằng con số đó lên đến 183 tỉ USD", Burgess nói.
Theo Kiến thức
Iran trang bị hàng loạt hệ thống phóng tên lửa đối đất tầm xa Ngày 26-5, Bộ Quốc phòng Iran đã cung cấp số lượng lớn các bệ phóng tên lửa đất đối đất tầm xa cho Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Các bệ phóng này đã được cung cấp cho Lực lượng Không gian vũ trụ thuộc IRGC trong một buổi lễ đặc biệt diễn ra hôm Chủ nhật có sự...