Nơi bệnh nhân ung thư chỉ cần giảm đau, không mong khỏi bệnh
Các bệnh nhân ở khoa Chống đau ( Bệnh viện K) đều đã mắc ung thư ở giai đoạn cuối, vì thế mong muốn lớn nhất của họ là giảm sự đau đớn của bệnh tật, còn việc chữa khỏi với họ là dường như không thể.
Có mặt tại khoa Chăm sóc giảm nhẹ (Chống đau) – Bệnh viện K (cơ sở Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội), đúng lúc các bác sĩ đang “đi buồng” (thăm khám, tiếp thuốc cho bệnh nhân) và tận mắt chứng kiến những cảnh bệnh nhân rúm ró, co người lại vì “sợ” thuốc khiến bất kể ai chứng kiến cũng không thể cầm nước mắt.
Theo đó, tất cả bệnh nhân đang được điều trị ở đây đều đã ở giai đoạn cuối, họ đã trải qua tất cả các liệu trình điều trị với những đợt xạ trị và truyền hóa chất vào cơ thể. Bởi vậy họ rất “sợ” hóa chất, nhưng giữa những sự lựa chọn: “ Giảm đau và đau đớn” hay “sự sống và cái chết” thì dù sợ mấy các bệnh nhân ở cũng vẫn phải làm.
Một bệnh nhân cho biết: “Cứ 20 ngày tôi lại vào chăm sóc giảm đau một lần, mỗi lần vào được được các bác sĩ ân cần hỏi về bệnh tình, tuy nhiên các câu hỏi chỉ là: “bác còn đau lắm không”, “lần này về bác có ăn được nhiều hơn không?”, chứ tuyệt nhiên không có bất kỳ câu nào hỏi về việc bác đã đỡ hay khỏi bệnh chưa”.
Thắc mắc, vì sao lại có hiện tượng lạ như vậy, bệnh nhân này cho hay: “Chúng tôi ở đây biết chắc là sẽ ra đi bất cứ lúc nào, giờ đây chỉ mong làm sao cho đỡ đau đớn là hạnh phúc lắm rồi, chứ chú bảo ung thư vú di căn sang hết cả xương cột sống và ở giai đoạn cuối rồi thì khỏi làm sao”.
Đó là chắc hẳn là suy nghĩ chung của khoảng 700 bệnh nhân đang được khoa Chống đau quản lý, bởi với họ khi đã đến với bệnh viện K (Tam Hiệp) đến với khoa Chống đau thì đã không còn cơ hội chữa khỏi mà chỉ mong muốn làm sao cho bớt đau đớn mà thôi.
Tâm sự với phóng viên, bác Thanh đang chăm đứa con gái mới ngoài 20 tuổi bị ung thư xương di căn cho biết, có những đêm con đau đớn nằm rên khóc mình phải lặng câm, nuốt nước mắt vào trong, trấn tĩnh lại tinh thần để động viên con.
“Biết làm sao được chú ơi, ở đây ai cũng vậy, đã mang căn bệnh này mà lại ở giai đoạn cuối thì chẳng có hy vọng gì, nhưng trong những ngày còn lại của cuộc đời, mình đừng bỏ rơi họ, đừng để họ phải sống trong đau đớn, mà hãy chăm sóc và làm tất cả những gì có thể để quãng đời còn lại của họ được thấy niềm vui và hạnh phúc bên người thân”, bác Thanh chia sẻ.
Hy vọng, với sự tận tâm của các bác sĩ tuyến cuối chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh ung thư, và với sự chăm sóc quan tâm của những người thân trong gia đình, những bệnh nhân ở khoa Chống đau – Bệnh viện K (cở sở Tam Hiệp) sẽ có thêm niềm tin để sống và chiến thắng bệnh tật.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi lại được tại khoa Chống đau – Bệnh viện K (Cơ sở Tam Hiệp) sáng 12/11:
Đối với các bệnh nhân ung thư ở khoa Chống đau, ống truyền và giường bệnh dường như là vật bất ly thân.
Những giọt hóa chất được truyền vào cơ thể, sẽ giúp các bệnh nhân chống chọi lại sự đau đớn của bệnh tật.
Tuy nhiên, những chai hóa chất vơi dần, cũng đồng nghĩa với việc cơ thể họ sẽ gầy mòn hơn.
Video đang HOT
Những bệnh nhân tại đây luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng.
Các nhân viên y tế tại đây cũng rất đặc thù, khi hàng ngày phải chứng kiến những bệnh nhân đang cận kề sự sống và cái chết.
Sự quan tâm, chăm sóc của người thân sẽ là động lực giúp các bệnh nhân chiến thắng bệnh tật và chiến thắng chính mình.
Theo_Eva
Đắng lòng bệnh nhân khỏi bệnh không muốn về nhà
Việc bệnh nhân tranh nhau ăn, không muốn xuất viện nghe có vẻ lạ ở bất cứ bệnh viện nào. Nhưng ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, thì đó là chuyện rất đỗi bình thường.
Khỏi bệnh nhưng không muốn xuất viện
Đó là thực trạng đã từng xảy ra tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và được chính GĐ Bệnh viện La Đức Cương xác nhận với phóng viên. Theo BS Cương, việc bệnh nhân khỏi bệnh nhưng nhất quyết không chịu về là có thật tại bệnh viện.
Về lý do thì muôn hình muôn vẻ, có thể đó là do chính gia đình bệnh nhân không tin là bệnh nhân đã khỏi bệnh nên có tư tưởng: "đóng tiền cho ở viện còn hơn là đưa về nhà rồi lại đưa đến viện".
Hoặc có những bệnh nhân khi mắc bệnh thì không muốn đến viện, nhưng khi điều trị khỏi lại không muốn về do họ đã ý thức được và lo sợ khi về lại quê hương, làng bản mọi người sẽ kỳ thị, phân biệt vì mắc bệnh tâm thần.
Nhiều bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh nhưng chưa muốn về nhà.
Bài liên quan:
Không chỉ có vậy, khi tiếp xúc tâm sự trực tiếp với các bệnh nhân mới phần nào hiểu được những tâm tư của họ khi phải vào BV Tâm thần.
Bác N.C.Đăng, xuất thân từ trong quân ngũ, chỉ vì một đôi lần quá chén mà người nhà cho rằng mắc bệnh tâm thần và đưa vào viện điều trị, họ bỏ mặc ngoài tai mọi sự giải thích.
Theo bác Đăng: "Đó là sự không tôn trọng người khác, chính bởi thế giờ khi được bác sĩ thông báo đã khỏi bệnh, họ (người nhà-p/v) có đến đón tôi cũng không vể. Để cho họ đóng tiền nuôi tôi ở trong viện".
"Mọi người cứ nghĩ người tâm thần là thế nọ thế kia, nhưng khi tôi sống ở trong này cùng với các bác như: bác Tám, bác Hùng, bác Sơn ...họ sống rất tình cảm chứ đâu như mọi người nghĩ. Tất nhiên, những trường hợp nặng là bệnh viện có cách điều trị và tách riêng", bác Đăng chia sẻ.
GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, chia sẻ với phóng viên.
Bữa cơm rơi nước mắt
Rời nơi điều trị những bệnh nhân sắp được xuất viện, phóng viên tới thăm những bệnh nhân nặng mới được được chuyển vào. May mắn thay, giờ tới thăm cũng chính là giờ ăn của các bệnh nhân.
Chứng kiến bữa cơm chiều của những bệnh nhân tâm thần, thật khiến những người chứng kiến phải rơi nước mắt. Khi xe chở cơm đến, tất cả bệnh nhân ùa ra, mỗi người một xuất, dù có bàn ăn nhưng họ chẳng bao giờ dùng tới, mà mỗi người ngồi ăn một góc.
Dù có bàn ăn nhưng nhiều bệnh nhân vẫn đi tìm cho mình một góc an toàn.
Cứ tưởng như vậy cho yên tĩnh, họ ăn sẽ ngon miệng hơn, nhưng nguyên nhân hoàn toàn không phải. Khi tiếp xúc bắt chuyện được với một bệnh nhân, phóng viên mới tá hỏa khi được họ tiết lộ nguyên nhân: "Ăn cùng chúng nó, chúng nó cướp hết đồ ăn của tôi, tôi chẳng có gì để ăn cả".
Khi xác minh thông tin trên, thì được bác sĩ cho biết, đó là thật vì trong đầu họ lúc nào cũng có ảo giác có kẻ đáng đánh, cướp, giết nên tư tưởng của họ luôn phải chạy trốn.
"Thậm chí có những bệnh nhân khi có cơm họ không ăn xuất của mình mà cứ đi xin của bệnh nhân khác, xin không được thì họ tranh. Còn xuất cơm của họ họ để phần người thân ở nhà", một bác sĩ tâm sự.
Nhiều bệnh nhân không xử dụng xuất cơm của mình mà lại đi tranh xuất ăn của bệnh nhân khác.
Còn đối với người nhà bệnh nhân, khi hàng ngày phải chứng kiến cảnh đó họ không khỏi sót xa. Chị Huệ (quê Bắc Giang) tâm sự: "Chồng bị bệnh để ở nhà thì cứ đi lang thang nên không đành, đưa vào viện mỗi lần xuống thăm nhìn cảnh này tôi chẳng thể cầm lòng".
"Đã vậy lại còn phải đi chữa bệnh giấu diếm, chứ bảo đi vào viện tâm thần, sau này khi chồng tôi khỏi bệnh, về nhà họ lại xa lánh, chẳng mấy lại mắc bệnh lại", chị Huệ nói.
Điều lo lắng của chị Huệ cũng là những băn khoăn lớn nhất của đội ngũ y bác sĩ ở BV Tâm thần Trung ương I, đó chính là sự dị nghị, sự kỳ thị và xa lánh đối với bệnh nhân mắc bệnh tâm thần và có tiền sử tâm thần.
Qua những cảnh ngộ trên, hy vọng mọi người trong xã hội hãy cảm thông, chia sẻ và giúp những người đã từng mắc bệnh tâm thần tái nhập công đồng được nhanh hơn.
Theo_Eva
Kỳ diệu chữa khỏi bệnh "thập tử nhất sinh" bằng thiền xông hơi Nhiều người lâm bệnh nặng được bệnh viện trả về nhưng, khi tìm đến phương pháp chữa bệnh bằng thiền xông hơi của anh Tứ, bệnh tình đã khỏi hoàn toàn. Điều đáng nói, bệnh nhân được điều trị hoàn toàn miễn phí, nếu bệnh nặng thì ở lại vài ngày anh sẵn sàng hỗ trợ thêm mọi thứ từ ăn uống cho...