‘Nồi áp suất’ và ước mơ của phụ huynh Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

B.é g.ái Bắc Kinh Angelina 11 t.uổi nói lưu loát tiếng Anh và tiếng Trung, biết chơi bóng vợt, bóng đá và thường xuyên tham gia các trại hè ở Mỹ.

Nồi áp suất và ước mơ của phụ huynh Trung Quốc - Hình 1

Một học sinh trong trường Atelier. Ảnh: BBC

Cha mẹ của Angelina lựa chọn hệ thống giáo dục tư cho con gái, vì lo lắng về “ hiệu ứng nồi áp suất”, tức việc học hành trở nên quá áp lực, trong nền giáo dục công của Trung Quốc.

“Tôi cho hai con gái học trường tư vì ở trường công thiếu sự kết nối giữa giáo viên và học sinh. Ngoài ra, việc học quá áp lực”, Amy Lin, người từ Đài Loan chuyển đến Bắc Kinh sống với chồng 6 năm trước nói.

“Tôi sẽ gửi các con đến Mỹ học trong tương lai. Ở đó có nhiều trường đại học và cơ hội làm việc tốt hơn”, Lin nói thêm.

Theo BBC, gia đình Lin chỉ là một trong nhiều gia đình Trung Quốc giàu có quay lưng với nền giáo dục truyền thống. Đối với việc giáo dục con em, ngày càng nhiều phụ huynh đòi hỏi sự đổi mới, cách tiếp cận theo kiểu phương Tây mà họ cho là sẽ giúp con cái phát triển trí sáng tạo. Họ sẵn sàng chi hầu bao cho việc này.

CLSA – một hãng đầu tư và môi giới chuyên về thị trường châu Á ước tính thị trường giáo dục tư ở Trung Quốc trị giá khoảng 315 triệu USD. Dự tính lượng tuyển sinh vào các trường tư quốc tế sẽ tăng trưởng 14% mỗi năm cho đến 2018.

Thị trường giáo dục tư ở Trung Quốc sôi động với đủ loại tùy chọn như lớp phụ đạo một tuần một lần cho đến lớp nội trú toàn thời gian. Một số trường còn cung cấp nhiều bậc học từ mẫu giáo cho tới cấp ba, với nhiều hoạt động ngoại khóa hay phụ đạo tiếng Anh, nghệ thuật hoặc âm nhạc.

Một nghiên cứu do công ty tư vấn quản lý McKinsey công bố hồi tháng 1 cho thấy, ở bậc mầm non, Trung Quốc có nhiều trường tư hơn trường công; ở bậc phổ thông cơ sở tỷ lệ các trường tư tăng từ 3% lên 10% trong chưa đầy một thập kỷ.

Mẫu giáo – khởi đầu của “nồi áp suất”

Mỗi năm có hơn 9 triệu học sinh Trung Quốc tham dự “gaokao” – kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc. Đây là bước ngoặt xác định trường đại học mà một người theo học, từ đó quyết định công việc và địa vị xã hội trong tương lai.

Cuộc đua “gaokao” bắt đầu từ mẫu giáo, thời điểm các bậc phụ huynh phải tranh nhau để ghi danh cho con vào những trường tốt nhất. Nếu vào được trường mẫu giáo tốt, con cái họ có thể học lên các trường tiểu học, trung học tốt hơn, cũng như vào những trường cấp ba hàng đầu – nơi phân bổ giáo viên và nguồn lực tốt nhất.

Nồi áp suất và ước mơ của phụ huynh Trung Quốc - Hình 2

Phụ huynh lo lắng ngồi chờ con thi đại học ở Trung Quốc. Ảnh: China Hush

“Hệ thống giáo dục hiện nay bỏ qua việc phát triển nhân cách, giá trị và trách nhiệm xã hội. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề lớn cho đất nước chúng tôi”, Yang Dongping, chuyên gia giáo dục viện công nghệ Bắc Kinh kiêm trưởng khoa nghiên cứu giáo dục Thế kỷ 21 cho biết.

“Rất khó thay đổi tư duy từ một nền giáo dục lấy thi cử làm trọng sang một nền giáo dục lấy cá nhân làm trọng”, Yang noi.

Video đang HOT

Hàng loạt trường học tư mọc lên ở Trung Quốc, không chỉ ở những đô thị trung tâm, để lấp đầy khoảng cách ngày càng lớn giữa kỳ vọng của tầng lớp trung lưu mới về một nền giáo dục ưu tú và những gì hệ thống trường công có thể đáp ứng.

Xu hướng

Khi Marianne Daquet thành lập Atelier – một trường nghệ thuật tư ở Bắc Kinh, cô đã đ.ánh trúng xu hướng này.

Atelier dạy mọi thứ, từ sơn dầu đến điêu khắc cho học sinh Trung Quốc từ 3-15 t.uổi. Đứng lớp là giáo viên nước ngoài, người Anh hoặc Pháp. Một số học viên ở đây đã nộp đơn vào những viện nghệ thuật nổi tiếng thế giới như St Martins ở London hay Beaux Arts ở Paris.

“Học sinh Trung Quốc đến với chúng tôi vì chúng tôi cung cấp những khóa học phát triển trí sáng tạo”, Dauquet nói. “Chúng tôi không quan tâm đến điểm số, mà chỉ muốn cho t.rẻ e.m những kinh nghiệm thực tế để sử dụng trong tương lai”.

Daquet là người Pháp, đến Bắc Kinh 8 năm trước. Nhu cầu về những trường học như Atelier đã thôi thúc cô mở tiếp ngôi trường thứ hai ở thủ đô Trung Quốc. Cô đang có kế hoạch mở rộng sang những thành phố khác ở Trung Quốc.

“Lý do tôi mở trường tư vì chúng tôi hiểu rõ t.uổi thơ của mình đã mất mát điều gì”, Kangxie, người sáng lập một trường tư năm ngoái ở Bắc Kinh cùng chồng và một cặp đôi khác, cho biết. Xie từng học sư phạm ở Mỹ những năm 90, trước khi quay về Trung Quốc và làm việc cho một công ty quốc tế.

Chú của Xie, từng là lãnh đạo một trường học uy tín ở Bắc Kinh, nay điều hành trường Aurora. Trường học đưa ra giáo trình phát triển tập trung vào tâm trí, cơ thể. T.rẻ e.m có thể tự tìm hiểu cách tháo dỡ và lắp ráp lại một chiếc xe đạp, tự trồng rau và hoa quả, hay dọn rác con sông gần đó. Chủ đề học trải rộng từ sinh thái học cho tới văn hóa lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Khi được hỏi có gặp khó khăn gì khi thuyết phục cha mẹ gửi con theo học giáo trình tân tiến như vậy không, Xie mỉm cười và nói: “Không. Phụ huynh đến với tôi trong tâm trạng đang tìm kiếm điều khác biệt. Tôi đáp ứng đúng nhu cầu của họ”.

Chi phí cho lựa chọn hệ giáo dục tư không hề rẻ. Một nghiên cứu do tập đoàn truyền thông Hurun cho biết, người giàu nước này sẵn sàng đầu tư 20-25% chi tiêu thường niên cho giáo dục con cái.

Ví dụ như gia đình Lin, mỗi năm họ chi 28.000 USD cho học phí của Angelina, gấp hàng chục lần so với 1.500 USD mỗi năm của một gia đình gửi con đến học trường công.

Các bậc phụ huynh sẵn sàng móc hầu bao vì giáo dục tư ở Trung Quốc không chỉ là cánh cửa dẫn tới các chương trình giảng dạy quốc tế, mà còn cung cấp tiềm năng lọt vào các trường đại học nước ngoài, cũng như công việc có mức lương hậu hĩnh.

Nồi áp suất và ước mơ của phụ huynh Trung Quốc - Hình 3

Oxford – ước mơ của nhiều bậc phụ huynh và học sinh Trung Quốc. Ảnh: Oxford

Có thể cách tiếp cận của mỗi phụ huynh khác nhau, nhưng mục tiêu và kỳ vọng của họ vào con cái đều giống nhau. Phần lớn muốn con cái có cơ hội lọt vào các trường danh tiếng nước ngoài trong Ivy League (8 trường hàng đầu ở Mỹ) hay Oxoford hoặc Cambridge ở Anh.

Số lượng sinh viên Trung Quốc ở Mỹ đã tăng từ 60.000 người năm 2004 lên hơn 274.000 người năm 2014, theo số liệu của Tổ chức giáo dục quốc tế. Điều này có nghĩa, sinh viên Trung Quốc chiếm một phần ba số lượng sinh viên nước ngoài ở Mỹ.

Hồng Hạnh

Theo VNE

Trung Quốc âm mưu lôi Triều Tiên, Syria, Nga vào giải vây cho mình ở Biển Đông

Thực tế Bình Nhưỡng chẳng xem áp lực của Bắc Kinh ra gì, "con bài" Triều Tiên trong trường hợp hóa giải căng thẳng ở Biển Đông vẫn có giá trị với Trung Quốc.

Đa Chiều ngày 13/10 bình luận, thế công của Washington trên Biển Đông càng ngày càng mạnh, các làn sóng tấn công (chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông) trên mặt trận truyền thông liên tục được phát đi những ngày qua. Bắc Kinh đang bắt đầu phải đối mặt với thách thức bị hải quân Hoa Kỳ tuần tra phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bối lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Trung Quốc âm mưu lôi Triều Tiên, Syria, Nga vào giải vây cho mình ở Biển Đông - Hình 1

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, ảnh: AP.

Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Nam Hải

Đa Chiều cho rằng hiện tại Trung Quốc đang rơi vào thế bí, tiến thoái lưỡng nan ở Biển Đông, dù Bắc Kinh có đủ sức mạnh vũ lực để chống trả, nhưng lại không muốn đối đầu trực diện với Hoa Kỳ. Đồng thời Trung Nam Hải cũng không muốn phát đi những thông điệp sai lầm, khiến các nước ASEAN vốn đã bất an và nhiều nước thành viên của khối vốn có quan điểm trung lập về Biển Đông lại trở nên sợ hãi.

The New York Times ngày 13/10 cho biết, Mỹ đã thông báo cho các đồng minh ở châu Á về kế hoạch tuần tra 12 hải lý các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa và đang trao đổi với Úc về chuyện này. Cứ theo những tin tức mới nhất The New York Times tiết lộ thì việc tuần tra Trường Sa dường như đã vào thế s.úng đã lên nòng.

Bắc Kinh thì không dám khinh suất chủ động khai chiến ở Biển Đông, nhưng cũng không muốn mất mặt trong keo này với Mỹ. Cứ như vậy, Bắc Kinh đang rơi vào cái thế tiến không được mà lui không xong (bởi muốn giữ cả lòng tham lẫn sĩ diện) ở Biển Đông.

Các nước ven Biển Đông sau khi Mỹ thông báo sẽ tuần tra 12 hải lý ở Trường Sa đều đã nâng mức báo động sẵn sàng chiến đấu các đơn vị chủ lực, đề phòng các tình huống bất trắc có thể xảy ra như Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia, Đa Chiều cho biết. Riêng Malaysia từ tháng 8 năm ngoái đã bắt đầu cho phép máy bay do thám Mỹ P-8 ử dụng căn cứ quân sự của mình cho các hoạt động tuần tra ở Biển Đông.

Quyết định của Mỹ tuần tra 12 hải lý quanh ít nhất 1 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa là để duy trì, bảo vệ tự do và an toàn hàng không - hàng hải trên Biển Đông, đồng thời còn một lý do khác là kiểm tra cam kết của Tập Cận Bình không quân sự hóa các đảo nhân tạo và các đảo này không ảnh hưởng đến hòa bình Biển Đông cũng như an ninh các quốc gia ven biển.

Dụng ý của Hoa Kỳ là thách thức yêu sách chủ quyền, "lãnh hải" vô lý mà Trung Quốc theo đuổi ở Trường Sa.

Thực tế theo Đa Chiều, cục diện Biển Đông hiện tại không phải do Tập Cận Bình và Obama bỗng nhiên "trở mặt với nhau" gây ra. Ngay từ trước khi Tập Cận Bình đặt chân đến Hoa Kỳ, Obama đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng tự do hàng không hàng hải, luật pháp quốc tế ở Biển Đông và ngừng các hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp.

Đến khi họp báo chính thức ở Vườn Hồng sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo này ai nói người ấy nghe, không đạt được bất cứ đồng thuận nào về Biển Đông, đặc biệt là vụ Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo.

Theo thuyết không gian sinh tồn quốc gia thì việc tranh đoạt không gian an ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dẫn đến đối đầu là khó tránh khỏi. Một khi kịch bản tồi tệ nhất xảy ra, Bắc Kinh không chỉ phải đối mặt với riêng lực lượng quân sự Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, mà sự tham dự của Nhật - Hàn - Đài - Úc - Việt - Philippines, thậm chí là Malaysia và Singapore cũng là bài toán Trung Nam Hải phải tính đến. Mặc dù các nước này có lợi ích khác nhau, nhưng hoàn toàn có thể tạo ra uy h.iếp cho (tham vọng bành trướng của) Trung Quốc.

Trung Quốc âm mưu lôi Triều Tiên, Syria, Nga vào giải vây cho mình ở Biển Đông - Hình 2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp Đặc sứ của Tổng thống Syria hôm 12/10 tại Bắc Kinh, ảnh: Reuters.

Bắc Kinh bất ngờ ủng hộ Nga không kích ở Syria, dùng kế "Vây Ngụy cứu Triệu" để giải vây cho Biển Đông

Đa Chiều cho rằng, trong lúc áp lực của Mỹ về việc tuần tra 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo ở Trường Sa ngày càng lớn, Tập Cận Bình đã "tương kế tựu kế", gật đầu ủng hộ hành động quân sự của Putin ở Syria. Ngày 12/10 đặc sứ của Tổng thống Syria đến Trung Quốc được Trung Nam Hải tiếp và cho biết lập trường ủng hộ hành động của liên minh Nga - Syria.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với Cố vấn Tổng thống Syria Bouthaina Shaaban rằng, Trung Quốc ủng hộ các biện pháp chống k.hủng b.ố phủ hợp với luật pháp quốc tế và "đã được sự đồng ý của nước có liên quan". Đồng thời, Bắc Kinh cũng "phản đối sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước khác, số phận của Syria phải do người Syria quyết định".

Tờ báo chính trị của Trung Quốc ở hải ngoại này cho rằng, như vậy là Tập Cận Bình đã gật đầu ủng hộ hành động của Putin ở Syria để dàn sức Mỹ ra hai mặt trận, buộc Washington phải "lưỡng đầu thọ địch". Nga càng đ.ánh mạnh vào lợi ích của Mỹ ở Trung Đông, hai đầu đối địch càng làm lộ hết sở trường, sở đoản của Hoa Kỳ.

Trung Quốc đang áp dụng kế "Vây Ngụy cứu Triệu" của Tôn Tẫn để tìm cách hóa giải áp lực của Obama với mình trên Biển Đông. Dù sao thì cục diện bàn cờ quốc tế cũng thống nhất và giằng co lẫn nhau, Bắc Kinh hoàn toàn có thể đ.ánh ván cờ liều bằng kế "giết gà dọa khỉ", lựa chọn một trong số các nước láng giềng ở Biển Đông để hạ độc thủ, nhưng Trung Nam Hải nên tính đến những nước cờ xa hơn thế, Đa Chiều bình luận.

Triều Tiên cũng bị Trung Quốc lôi ra làm lá chắn ở Biển Đông

Bất chấp thái độ bất cần, vuốt mặt không nể mũi của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, vừa qua ông Tập Cận Bình vẫn phái một ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, nhân vật quyền lực thứ 5 ở Trung Nam Hải dẫn theo phái đoàn hùng hậu mang theo thư tay của Tập Cận Bình sang chúc mừng ông Kim Jong-un nhân dịp 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên.

Không chỉ có vậy, mặc dù Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục "khinh khỉnh lạnh nhạt" với thượng khách từ Trung Nam Hải, Thời báo Hoàn Cầu vẫn có bài xã luận trang trọng chỉ trích các quan điểm của dư luận mạng xã hội Trung Quốc chế giễu ông Kim Jong-un hay có ý chê bai cuộc duyệt binh vừa qua ở Triều Tiên. Tại sao Bắc Kinh phải ngậm bồ hòn làm ngọt với Bình Nhưỡng như vậy? Điều này có liên quan chặt chẽ đến cục diện Biển Đông.

Trung Quốc âm mưu lôi Triều Tiên, Syria, Nga vào giải vây cho mình ở Biển Đông - Hình 3

Ông Lưu Vân Sơn dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc sang Bình Nhưỡng dự kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: Đa Chiều.

Hội nghị thượng đỉnh chính thức lần đầu tiên với Obama gần như thất bại, dù truyền thông nhà nước Trung Quốc có liệt kê ra 49 thành quả của chuyến thăm cũng không thể che lấp những chia rẽ và bất đồng sâu sắc giữa hai nước, trong đó có vấn đề Biển Đông. "Con bài" Bắc Triều Tiên lúc này lại được Trung Quốc trọng dụng.

Đa Chiều dẫn bình luận của Đặng Duật Văn, cựu Phó Tổng biên tập Tạp chí Học tập của Trường Đảng trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đ.ánh giá: "Những năm gần đây giá trị chiến lược của Bình Nhưỡng đối với Bắc Kinh càng ngày càng sa sút. Tuy nhiên chỉ cần ngày nào Triều Tiên còn vũ khí hạt nhân, ngày đó Bình Nhưỡng còn giá trị sử dụng. Đương nhiên giá trị của Bắc Triều Tiên đối với Bắc Kinh là do quan hệ Trung - Mỹ quyết định. Khi Trung - Mỹ không có mâu thuẫn gì lớn thì giá trị của Bình Nhưỡng tụt giảm, ngược lại thì Bắc Kinh sẽ coi trọng Triều Tiên".

Ông Đặng Duật Văn đưa ra nhận định này trên bài viết "Trung Quốc có nên bỏ Bắc Triều Tiên" đăng trên tờ Financial Times của Anh năm 2013, và cũng vì bài viết này ông Văn mất chức. Nhưng đến nay, thực tế cho thấy nhận xét của ông không phải không có cơ sở.

Tờ Đa Chiều nhận xét, tựu trung lại sở dĩ Trung Nam Hải bất ngờ quay sang tìm cách lấy lòng Bình Nhưỡng (bất chấp thể diện) như vậy là có liên hệ với sự đổ vỡ của hội nghị thượng đỉnh Tập Cận Bình - Obama tháng Chín vừa qua. Xét theo thuyết không gian sinh tồn, Triều Tiên vẫn là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc trong ván cờ địa chính trị khu vực, dùng sức mạnh lục địa đối chọi với sức mạnh biển.

Nói gì thì nói, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn là nỗi lo canh cánh của Mỹ - Nhật - Hàn. Việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố có thể tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân ở mức độ nào đó khiến cho Washington không thể không cần đến tiếng nói của Bắc Kinh, dù thực tế Bình Nhưỡng chẳng xem áp lực của Bắc Kinh ra gì, "con bài" Triều Tiên trong trường hợp hóa giải căng thẳng ở Biển Đông vẫn có giá trị với Trung Quốc.

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
21:22:54 25/06/2024
Australia hỗ trợ lãnh sự cho nhà sáng lập Wikileaks
14:43:41 25/06/2024
Ông Trump tuyên bố đã chọn được 'phó tướng' tranh cử cùng
06:06:34 25/06/2024
Ông Trump xác định bang quyết định thành bại trong bầu cử Tổng thống Mỹ
18:21:27 24/06/2024

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?
08:25:53 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Con trai Hồ Ngọc Hà và Cường Đô la: 'Ngậm thìa vàng' từ nhỏ, trổ mã như tài tử
09:26:36 26/06/2024
Phim hay xuất sắc xứng đáng nổi tiếng hơn, dàn cast đẹp điên đảo khiến khán giả u mê
05:52:27 26/06/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo ô nhiễm bụi mịn quanh các sân bay lớn ở châu Âu

06:32:43 26/06/2024
Tổ chức T&E, có trụ sở tại Brussels, đã phân tích nồng độ UFP xung quanh sân bay Amsterdam-Schiphol dựa trên dữ liệu do Viện Y tế cộng đồng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM) thu thập.

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

06:11:44 26/06/2024
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito.

EU khởi động đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

06:08:27 26/06/2024
Phát biểu qua video khi cuộc đàm phán bắt đầu, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal nhấn mạnh sự kiện này đ.ánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa Ukraine và EU.

EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026

06:04:05 26/06/2024
Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong

05:58:34 26/06/2024
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội ngừng hoạt động cũng như các nghị sĩ phải từ chức. Ngoài Nairobi, các cuộc biểu tình và đụng độ cũng nổ ra tại một số thành phố và thị trấn khác trên khắp Kenya.

Vũ khí dưới nước tối mật của Mỹ bị lộ trên Google Maps

05:56:19 26/06/2024
Nhưng khi Manta Ray được thử nghiệm trên biển và lọt vào tầm ngắm của Google Earth vào cuối tuần qua, người dùng internet đã nhanh chóng phát hiện ra UUV tuyệt mật của Mỹ.

Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga

05:53:45 26/06/2024
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO

21:31:35 25/06/2024
Ba Lan đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp của mình, bao gồm cả thịt gia cầm, và Tổng thống Duda nói với truyền thông Ba Lan sau cuộc đàm phán rằng họ đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực với New Zealand, Australia và Ba Lan

21:16:51 25/06/2024
Thông tư có đoạn nêu rõ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trải nghiệm du lịch của khách du lịch nước ngoài, Trung Quốc sẽ tung ra thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao đến nước này.

Có thể bạn quan tâm

Suối Tiên huyền ảo và mộng mơ ở Khánh Hòa

Du lịch

10:49:05 26/06/2024
Đến với Khánh Hòa, du khách phương xa thường nghĩ đến bãi biển tuyệt đẹp, thơ mộng và những hòn đảo nằm ngoài khơi xa.

Lịch thi đấu VCS Mùa Hè 2024 có một điểm cực kỳ bất hợp lý khiến một đội lâm nguy

Mọt game

10:41:20 26/06/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Hiểm Họa Đổ Bộ, chế độ chơi mới sắp ra mắt trong tựa game Liên Minh Huyền Thoại.

Đây là cách làm trà quế giàu chất chống oxy hóa cho chàng chống già

Làm đẹp

10:41:15 26/06/2024
Trà quế không chỉ thơm ngon, ấm cúng mà còn dễ làm và chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe. Dưới đây, hãy khám phá mọi thứ bạn muốn biết (và hơn nữa) về trà quế.

Room 8 - khi nhạc Rock kết hợp cùng nhạc cụ cổ điển

Nhạc việt

10:41:08 26/06/2024
Những giai điệu nhạc rock kết hợp với các loại nhạc cụ cổ điển như cello, violin, flute đã được vang lên trong một đêm nhạc tại Hà Nội vào tối ngày 22/6 vừa qua.

Mãn nhãn với những bộ trang phục ấn tượng của các nhà thiết kế tương lai

Thời trang

10:12:43 26/06/2024
Mới đây, Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội tổ chức chương trình HTU Fashion Show 2024 mang chủ đề Timeless - vượt qua giới hạn của thời gian.

Hoa triệu chuông là hoa gì? Ý nghĩa phong thủy hoa triệu chuông

Trắc nghiệm

10:11:17 26/06/2024
Hoa triệu chuông là loại cây đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Hôm nay, hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu kỹ hơn về nhữn

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi

Sức khỏe

10:06:59 26/06/2024
Phát biểu với báo giới, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về đậu mùa khỉ, bà Rosamund Lewis cho biết: Có một nhu cầu cấp thiết là phải ngăn chặn sự gia tăng số ca nhiễm đậu mùa khỉ gần đây tại châu Phi .

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 48: Nhiên phát điên vì ra đi tay trắng

Phim việt

10:06:06 26/06/2024
Nghĩa có sự chuẩn bị về tài sản để khi lật ván cờ với Nhiên, cô ta sẽ phải ra đi tay trắng. Biết mình không còn gì, Nhiên nổi cơn điên nói Nghĩa khốn nạn nhưng cô cũng không thể làm gì anh ta lúc này.

Truy nã bị can Châu Thị An Bình

Pháp luật

10:00:10 26/06/2024
Mọi thông tin cần thiết, liên hệ Điều tra viên Lưu Xuân Hải (SĐT 0983811805), Phòng 2/Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; địa chỉ: 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Clip sốc: Nam thần màn ảnh tàn tạ không nhận ra, lang thang trên phố với biểu hiện tâm thần bất thường

Sao châu á

09:50:11 26/06/2024
Không ai có thể tưởng tượng được rằng, nam diễn viên điển trai và nổi tiếng ngày nào hiện rơi vào trạng thái tâm thần, đi lang thang khắp nơi và không có người thân bên cạnh.

Sao Việt 26/6: NSND Lan Hương đi 'chữa lành', chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu khoe con

Sao việt

09:44:26 26/06/2024
Nghệ sĩ Lan Hương đầy năng lượng khi đi du lịch cùng chồng, ông xã Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh con gái lên mạng xã hội.