Nỗi ân hận suốt hơn 20 năm của người chồng hoàn hảo
Ngày tôi ra đời, một mình mẹ phải chống chọi với cửa sinh tử.
Ba mẹ tôi là một cặp vợ chồng có thể nói là hiếm hoi khi mà đã có với nhau 3 mặt con và dọn về chung một nhà ngót nghét 30 năm vậy mà vẫn cứ luôn tình cảm như cặp vợ chồng son.
Ba tôi ngoại trừ có chút ghen bóng ghen gió ra thì ai cũng nói rằng ông là một người chồng tuyệt vời, chẳng chê được vào đâu. Đến tôi và 2 nhóc em cũng luôn tự hào ba mình là siêu nhân, chẳng có ai yêu thương 4 mẹ con chúng tôi bằng ba hết.
Từ ngày còn nhỏ xíu, vì là chị cả nên tôi luôn có tinh thần trách nhiệm của đứa con lớn nhất nhà, tôi cô gắng giúp đỡ ba mẹ dù là những việc chẳng đáng vào đâu. Thế nhưng như vậy cũng đã đủ để tôi hiểu được hoàn cảnh gia đình mình không phải quá mức dư dả gì.
Dù không phải gia đình giàu có nhưng ba tôi chưa bao giờ để chị em chúng tôi phải thiếu thốn thứ gì trên đời. Có đồ gì ngon lành ba cũng sẽ mua về cho mấy chị em, nhiều khi tôi còn được ăn những chiếc bánh “xịn” trước cả mấy đứa bạn nhà giàu trong lớp.
Trong ký ức của tôi thì ba gần như rất ít khi ở nhà, lúc ba đi làm về thì chúng tôi đã ngủ say sưa rồi, khi ba dậy đi làm chúng tôi đương nhiên vẫn còn đang say giấc nồng. Lúc nhỏ có đôi khi thằng út nhà tôi cũng dỗi hờn vì các bạn được ba đưa đi học, còn nó thì toàn là chị với anh hai đi đón mà thôi.
Thế nhưng tôi cũng chưa bao giờ thấy mẹ trách móc gì ba hết, gần như chưa bao giờ tôi thấy ba mẹ to tiếng với nhau. Chỉ có đôi khi mẹ không vui chuyện trên cơ quan, về nhà có “làm mặt xấu” với ba thôi, nhưng thường thì mẹ có vô lý đến đâu ba cũng nhận phần sai về mình và dỗ dành mẹ ngay lập tức!
Đà Lạt của tôi thời tiết khó tính như một cô gái mới lớn chớm biết đến tình yêu vậy. Chẳng bao giờ người ta đoán được lúc nào trời sẽ mưa, khi nào trời sẽ rét mướt. Mỗi lần thay đổi thời tiết như vậy thì việc đầu tiên tôi nghĩ đến là ba có ở nhà hay không. Nghe có vẻ lạ lùng lắm nhưng thực ra thì đây là giao kèo nhỏ xíu xiu của hai ba con tôi đó!
Có một khoảng thời gian ba liên tục phải đi công tác xa nhà, mỗi lần về lại thấy mẹ không sút vài kí thì cũng đang bệnh dở. Ba không yên tâm về mẹ nhất trong nhà vì sức khoẻ của mẹ không được tốt. Mấy đứa chúng tôi thì cứ như củ khoai củ sắn, từ nhỏ đến lớn gần như không biết đến bệnh viện là gì, càng chẳng mấy khi phải uống thuốc, ngược lại hoàn toàn với mẹ.
Mẹ tôi rất dễ bệnh, chỉ vài hạt mưa dính vào người mẹ cũng có thể bị cảm đến mấy ngày liền. Bởi vậy, mỗi lần trời trở lạnh thì nửa đêm ba sẽ nhẹ nhàng đi tìm vớ rồi mang đến tận giường đi vào chân cho mẹ. Đôi khi mẹ tôi mơ ngủ sẽ đạp vớ chân ra, ba tôi lại hì hục kiểm tra rồi đeo lại vào chân cho mẹ.
Video đang HOT
Và giao kèo của ba con tôi bắt đầu từ đó, khi ba đi vắng, trước khi đi ngủ, tôi sẽ là đứa nhận nhiệm vụ mang vớ chân để sẵn trên giường cho mẹ. Bởi vì ba không muốn mẹ phải bước chân trần xuống đất lạnh lúc nửa đêm.
Tôi luôn kể cho người quen một cách đầy tự hào về câu chuyện nhỏ xinh này. Nhưng ba tôi thì không luôn trầm mặc khi có ai đó nhắc đến chuyện vớ chân của mẹ. Mãi về sau này, bà nội đã kể cho tôi nghe nguyên nhân của việc ba luôn mang vớ chân cho mẹ mỗi lần trời trở lạnh.
Mẹ tôi vốn dĩ không quá khoẻ mạnh nên khi mang thai tôi cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Thời đó cả ba và mẹ đều còn rất trẻ, mà tuổi trẻ thì nào có ai chưa từng phạm sai lầm. Ba tôi cũng vậy.
Ba tôi rất thích đi phượt đó đây với bạn bè, đây là thú vui từ khi ba mẹ còn chưa quen nhau. Sau này khi về chung một nhà, mẹ cũng chưa bao giờ cấm cản sở thích này của ba.
Những tháng cuối thai kỳ, ba tôi nhận được một kèo đi phượt ra Hà Giang, nơi mà ba luôn ao ước sẽ được đi một lần trong đời. Thời điểm đó, mẹ tôi mới có bầu được 7 tháng. Khi bàn bạc với vợ và nhận được sự ủng hộ, ba tôi nhanh chóng khăn gói quả mướp lên đường. Với suy nghĩ chuyến đi chỉ mất khoảng 10 ngày nên có lẽ sẽ không có vấn đề gì đâu.
Nào ngờ, trong chuyến đi gặp một vài sự cố khiến cho dự định 10 ngày ấy biến hành hơn 2 tháng trời. Và trớ trêu thay mới mới đi được hơn 2 tuần thì mẹ tôi có dấu hiệu sinh non.
Mẹ vốn là người tự lập và ít khi muốn làm phiền đến ai, khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường, mẹ nhanh chóng tự xách làn đến nhà hộ sinh rồi mới nhờ người quen trong xã báo cho bà nội tôi biết.
Vậy là mẹ tôi phải đối mặt với cửa sinh tử một mình không có bất kỳ ai bên cạnh. Khi bà nội đến nơi thì mẹ tôi đã sinh nở xong rồi.
Ba tôi trở về nhà là thời gian mẹ đang ở cữ, đêm hôm đó, ba bước vào phòng thấy mẹ đang ngồi trên ghế gỗ cứng đơ để dỗ dành con gái nhỏ quấy khóc ban đêm, mẹ đi chân trần trên mặt đất lạnh như băng. Mẹ gầy đi rất nhiều, người hâm hẩm sốt, bàn tay bàn chân lạnh ngắt.
Đó là hình ảnh mà có lẽ đến cuối đời ba tôi cũng không thôi ám ảnh. Do sinh nở không chăm sóc kĩ được cho bản thân nên mẹ tôi cũng yếu hơn trước. Bàn chân gầy guộc nay chằng chịt gân xanh…
Kể từ đó, ba tôi không còn hứng thú với những chuyến đi chơi xa nhà nữa, ba luôn thấy có lỗi với mẹ dù mẹ chưa một lần trách móc ba. Mẹ thường nói người đồng ý để ba đi chơi xa là mẹ, mà việc sinh non cũng đâu có phải là lỗi của ba. Vậy mà ba chưa bao giờ tha thứ cho bản thân mình khi không ở cạnh vợ vào thời điểm quan trọng nhất.
Ba đứa chúng tôi ngồi quanh chân bà nội, nghe bà kể lại chuyện ngày xửa ngày xưa mà đứa nào cũng rơm rớm nước mắt. Đến thằng em kế sau tôi, đứa mà luôn tỏ vẻ lạnh lùng ấy cũng đỏ hoe viền mắt. Thương mẹ cũng thương cả ba nữa…
Hụt hẫng sau ngày cưới
Thất vọng với những gì từng mong đợi so với thực tế; hụt hẫng vì chưa chuẩn bị tâm thế cho những va đập trong cuộc sống hôn nhân..., nhiều đôi vợ chồng rơi vào tình huống vỡ mộng, thậm chí khủng hoảng sau khi kết hôn.
Dạo gần đây, chị em đồng nghiệp nơi Thanh Ngân (24 tuổi; ngụ quận Tân Phú, TP HCM) làm việc cảm nhận nhiều hơn tâm trạng không vui của cô, dù Ngân mới về nhà chồng chưa được 3 tháng.
Không như mong đợi
Tâm sự với người bạn thân, Ngân kể đám cưới vừa xong, nhiều kẻ đã kéo đến nhà để đòi tiền nợ cá độ bóng đá của Trung - chồng cô. Ngân phải gom góp nữ trang hồi môn, số tiền dành dụm khi còn độc thân, vay mượn thêm từ người thân, bạn bè mới đủ trả. Chưa hết, cứ đôi ba hôm, Trung lại tụ tập nhậu với bạn bè đến tận khuya, không thèm gọi điện thoại về nhà báo trước, mặc cho cả nhà đợi cơm... Bực mình vì chuyện nợ tiền cá độ lại thêm Trung quá vô tư nên vợ chồng cứ vài ba bữa lại cãi nhau.
"Không biết em chịu đựng được bao lâu nhưng gần đây, ý nghĩ ly hôn cứ xuất hiện trong đầu. Bây giờ chưa vướng bận con cái, đường ai nấy đi cũng không sao. Nhưng mới cưới mà ly hôn, cha mẹ hai bên lại mang tiếng..." - Ngân buồn bã.
Cùng tâm trạng vỡ mộng sau ngày cưới, Đình Khôi (30 tuổi; ngụ quận Cái Răng, TP Cần Thơ) cho biết điều làm anh thất vọng chính là chuyện cơm nước. Lúc yêu nhau, Yến luôn khoe khả năng nấu nướng, món nào cô cũng có thể nấu được: Á, Âu, truyền thống, hiện đại... Yến còn nói Khôi có phúc lắm mới lấy được người vợ như cô.
Về chung một nhà, Khôi mới hiểu những bữa cơm gia đình ấm áp sau một ngày làm việc mệt nhọc sẽ mãi là giấc mơ... Yến lấy lý do đi làm về mệt, trong khi bên ngoài không thiếu món gì, sao phải hì hục nấu nướng, sao phải làm khổ mình vì chuyện bếp núc... Vậy là Khôi phải chịu cảnh cơm hàng cháo chợ.
Có những vấn đề lại hoàn toàn không đến từ "đối tác" nhưng lại khiến người trong cuộc ít nhiều điêu đứng. Cưới nhau gần 10 năm, bây giờ nhắc lại, chị Minh Trang (40 tuổi; quận 7, TP HCM) vẫn không giấu được tiếng thở dài. Anh chị hẹn hò nhiều năm mới cưới, ai cũng nghĩ họ sẽ hạnh phúc vì đã tìm hiểu kỹ. Về làm dâu, chị sốc khi phải vừa đi làm vừa lo chuyện nội trợ cho cả gia đình chồng. Chị em gái của chồng không lập gia đình, ở chung với bố mẹ, từ khi có Trang về làm dâu, họ khoán tất cả việc nhà cho chị. Trang góp ý thì mẹ chồng trách có tí việc nhà cũng tị nạnh. Lúc chị sinh con được hơn 1 tháng đã phải nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ... Con còn nhỏ, buổi trưa chị phải chạy về nhà lo cho bé và chuẩn bị bữa ăn cho bố mẹ chồng rồi lại tất bật đến cơ quan, không một phút nghỉ ngơi. Chịu không nổi, khi con được 1 tuổi, chị buộc chồng phải dọn ra ngoài thuê nhà.
"Cũng không dễ dàng gì vì anh rất có hiếu với bố mẹ. Nhưng mình làm gắt quá, buộc anh phải lựa chọn theo vợ con hay ở lại nhà bố mẹ. Thương con trai, anh cũng phải xuôi theo. Mới đầu cũng vất vả vì con nhỏ nhưng vợ chồng dành dụm rồi cũng mua được căn hộ chung cư để ổn định cuộc sống. Hằng ngày, anh về thăm hỏi bố mẹ, còn mình mỗi cuối tuần đưa con về nhà ông bà chơi..." - chị Trang kể.
Thành thật, thẳng thắn, tôn trọng
Phân tích tình trạng hụt hẫng, vỡ mộng sau ngày cưới, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải An cho rằng tình yêu vốn mang tính hướng thiện. Trong giai đoạn hẹn hò, những nét tính cách tốt đẹp thường được người đang yêu "phô" ra nhằm làm cho nửa kia choáng ngợp. Khi về chung một nhà, bộ dạng bù xù, lôi thôi hay những tật xấu khi "ăn chung mâm, ngủ chung giường" dễ khiến người kia cảm thấy thất vọng.
"Khi đã đồng ý kết hôn, đòi hỏi từ hai phía rất nhiều trách nhiệm với vợ - chồng, ông bà, cha mẹ, con cái... Thành thật, thẳng thắn, tôn trọng nhau là những quy tắc "sống còn" trong đời sống hôn nhân. Việc chia sẻ quan điểm, suy nghĩ thật với người bạn đời sẽ giúp họ tự điều chỉnh hành vi, cách ứng xử cho phù hợp. Đừng cố chịu đựng và im lặng bởi khi nỗi đau, sự uất ức về người bạn đời được dồn nén lâu ngày thì không thể "cứu vớt" - ông Nguyễn Hải An cảnh báo.
Để hòa hợp trong cuộc sống hôn nhân, ông Nguyễn Hải An cho rằng không nên cố gắng thay đổi những tính cách đã là bản chất của nửa kia. Tuy nhiên, có thể làm dịu nhẹ bằng câu nói, hành động, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ để từ đó người kia tự điều chỉnh hoặc giảm đi hành vi chưa tốt.
Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Phượng Uyên, xung đột cuộc sống hôn nhân sau ngày cưới là chuyện xảy ra ở hầu hết các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, sau những lần cãi vã cũng là dịp để cả hai cùng nhìn nhận, hiểu về nhau hơn.
"Hụt hẫng sau ngày cưới là chuyện phổ biến, đặc biệt khi nhiều người trẻ vội vàng tiến đến hôn nhân sau những lần trò chuyện qua mạng trong khi tần suất tương tác ngoài đời thấp. Việc hiểu nhau ít nên dễ dàng cảm thấy thất vọng" - chuyên gia Nguyễn Phượng Uyên nhìn nhận.
Bà Nguyễn Phượng Uyên cho rằng để tránh tình trạng này, cần ngăn chặn từ gốc. Cả hai có thể cùng bàn bạc, thống nhất những quy tắc trong đời sống hôn nhân trước khi quyết định về chung nhà. "Hôn nhân vẫn luôn mang giá trị thiêng liêng và bền bỉ, nên hãy bước nhân vào hôn nhân một cách tràn đầy yêu thương, có như thế sẽ không bị "hụt hơi" sau khi kết hôn" - bà Nguyễn Phượng Uyên nhắn nhủ.
Để hôn nhân bền vững, phải tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn, trang bị những kỹ năng cần thiết nhằm ứng xử với những tình huống gia đình. Dù có xung đột, hãy nghĩ đến xây, đừng nghĩ tới chuyện đập bỏ" - ông Nguyễn Hải An khuyên.
Gửi vài tấm ảnh cho sếp, vợ tôi phá nát sự nghiệp của chồng Chỉ mỗi việc ở nhà trông con, làm nội trợ và chăm sóc bố mẹ chồng mà vợ tôi vẫn còn rảnh việc ghen bóng ghen gió, phá nát sự nghiệp của chồng. Do vợ tôi sơ sẩy trong việc tránh thai nên hai đứa con được sinh ra liên tiếp. Bố mẹ tôi bận nhiều việc, ông bà ngoại thì không hỗ...