Nỗi ân hận của người đàn ông sau cuộc đánh đổi đắt giá
Sau mỗi lần gọi điện về nhà cho gia đình, Ngô Việt Hoằng, SN 1986 ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (TP Cao Bằng) lại mất cả tuần trằn trọc thao thức vì không sao dứt ra được cảm giác dằn vặt, áy náy.
Chỉ vì món tiền mấy triệu đồng tiền được hứa trả công, Hoằng đã không nghĩ đến tình huống xấu xảy ra để rồi đánh đổi cái quí giá nhất của mình là hạnh phúc gia đình.
5 triệu đồng và bản án 18 năm tù
“Nếu như nghĩ đến kết cục như bây giờ, tôi sẽ không bao giờ đánh đổi. Chỉ vì mấy triệu đồng mà phải trả một cái giá quá đắt. Bản thân mất tuổi thanh xuân, gia đình vợ con nheo nhóc, tai tiếng”, Hoằng bộc bạch với chúng tôi. Lao động ở đội bếp nên công việc của Hoằng bắt đầu từ tờ mờ sáng, đến lúc thời tiết bắt đầu nóng lên thì đã có thể nghỉ ngơi được rồi.
“Công việc của những người làm bếp như tôi không đều đều như ở các đội lao động khác mà thường bận rộn một lúc khoảng 1-2 tiếng đồng hồ thôi. Cơm nấu thì có nồi điện nên không phải nắng nóng, cũng không lo khê hay sống. Chúng tôi cứ cắm nồi cơm từ tối hôm trước. Mấy món rau, thức ăn thì cũng sửa soạn từ hôm trước, sáng ra chỉ việc nổi lửa chế biến, cơm chia xong thì canh, thức ăn cũng vừa chín tới. Ngày nào cũng đảm bảo có cơm nóng, thức ăn nóng đưa xuống các tổ đội để phạm nhân mang đi làm”, Hoằng kể về công việc của mình với thái độ hào hứng. Anh ta khoe từ ngày đi tù mới biết công việc bếp núc là vất vả, tốn sức. Ngày còn ở nhà, Hoằng quan niệm nấu cơm, dọn dẹp là công việc của đàn bà nên chẳng khi nào động tay chân tới cái chén, cái bát mà kệ vợ làm. Việc của anh ta là có người gọi thì đi làm thuê, còn không thì ở nhà uống rượu và đi chơi với đám đàn ông cũng cảnh thừa thời gian mà thiếu việc làm như Hoằng.
Video đang HOT
Theo lời nam phạm nhân này thì anh ta bị bắt trong một lần vận chuyển thuê ma túy. Lần đó Hoằng vừa đi chợ huyện bán củi, dọc đường quay về thì được một người đàn ông nhờ cầm hộ chiếc túi ra phía bên kia dãy núi động Ngườm Ngao, giao cho một người đàn ông đã đợi sẵn ở đây, nếu đồng ý sẽ trả công 5 triệu đồng. Nghĩ mình một buổi đi rừng khó nhọc mới có được gánh củi, lại phải vất vả một hôm xuống chợ mới bán được 200 ngàn đồng trong khi chỉ đi một đoạn đường đã có thể kiếm được 5 triệu đồng, Hoằng liền gật đầu ngay. Theo đó, người đàn ông này liền đưa cho Hoằng 200 ngàn đồng và bảo sau khi đưa xong gói hàng cho người kia sẽ được trả hết số tiền công còn lại. Hoằng nhận gói hàng rồi hăm hở bước đi. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ đi tắt để đến điểm hẹn, đúng lúc Hoằng đang giao gói hàng cho người nhận thì lực lượng biên phòng xuất hiện. Hoằng bị bắt cùng gói ma túy trên tay còn người kia thì chạy thoát. Với tang vật bị bắt quả tang là 1 bánh heroin, Hoằng bị kết án 18 năm tù. Cuối năm 2013, Ngô Việt Hoằng về trại giam số 5 thi hành bản án.
Các phạm nhân đội bếp đang chuẩn bị bữa ăn cho phạm nhân trong phân trại.
Và những tháng ngày sống trong hối tiếc
Dường như những băn khoăn day dứt về gia đình đã chất chứa rất lâu trong lòng nên chỉ ngồi nói chuyện với chúng tôi được một lúc, Hoằng đã bộc bạch hết suy nghĩ của mình. Hoằng bảo, từ ngày vào trại cải tạo, mỗi khi thời tiết nóng nực trong lòng lại da diết nhớ quê nhà. Theo lời Hoằng kể thì quê anh ta khí hậu mát mẻ, cho dù hôm nào trời nắng chói chang đến đâu thì hơi lạnh từ núi đá, từ cây rừng cũng làm cho thời tiết dịu lại, thậm chí đêm đến còn phải đắp lên người một cái chăn mỏng. “Tính đến nay tôi đã trải qua 7 mùa hè ở đây rồi nhưng vẫn không sao chịu được cái nắng nóng như thiêu như đốt ở đây. Gì đâu mà nắng như cháy ra cháy thịt, gió thì sàn sạt rát bỏng. Hè nào tôi cũng sụt vài ký vì không ăn uống được”, Hoằng kể.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê, Hoằng có được đi học nhưng chỉ hết cấp THCS là nghỉ. 18 tuổi lấy vợ, đến khi bị bắt, Hoằng đã là bố của hai đứa trẻ. Hoằng chia sẻ, ngày mới vào trại, thấy xung quanh nhiều bạn tù cùng trạc tuổi còn chưa lập gia đình, thì suy nghĩ tiếc tuổi xuân của mình sao không biết tận hưởng mà vui chơi. Nhưng rồi năm tháng qua đi, Hoằng cũng dần suy nghĩ chín chắn hơn và không còn cảm giác tiếc nuối nữa. Hoằng bảo lại thấy may mắn vì việc lấy vợ sớm chứ để đến lúc ra tù chắc không cô nào dám nhận lời. “Ngày em đi tù, hai đứa con còn bé tí, trứng gà trứng vịt. Giờ một đứa đã học lớp 6, đứa học lớp 4 rồi”, Hoằng kể.
Là người dân tộc Nùng nên ít nhiều nam phạm nhân này cũng có cái chân chất, thật thà của người vùng cao. Hoằng kể lại ngày hầu tòa, nhìn thấy vợ và hai con mà xấu hổ không sao nhấc được mặt lên để rồi mỗi khi nhớ lại cảm giác ân hận vì đã không nói được một câu động viên vợ.
“Hôm đó thấy vợ dẫn 2 con đến, tôi còn giận cô ấy. Lúc giải lao được gặp người thân, tôi bảo mang con đến làm gì trong khi cô ấy chỉ khóc còn bọn trẻ thì ngơ ngác nhìn. Kể từ sau lần đó tôi chưa gặp lại người thân lần nào. Không biết ở nhà mọi người sống thế nào, chứ qua điện thoại cũng chỉ biết được sơ sơ tình hình ở nhà thôi”, Hoằng kể.
Anh ta bảo mỗi lần gọi điện thoại, Hoằng đều gặp hai con và nói vài câu động viên chúng. Người Hoằng gặp chủ yếu vẫn là vợ vì có gặp mẹ thì bà chỉ khóc khiến Hoằng cũng không cầm được nước mắt nên anh ta không gặp nữa để mẹ đỡ phải suy nghĩ. Hoằng chỉ biết động viên vợ hãy cố gắng nuôi dạy các con và động viên bố mẹ hộ anh ta. Còn chuyện cô có đi bước nữa hay không, Hoằng không dám nhắc tới. “Lắm lúc ngồi nghĩ tôi thấy mình quá ích kỷ. Tôi không có quyền giữ cô ấy phải hy sinh tuổi xuân của mình, sống bó hẹp với lo toan nuôi dạy con cái và phụng dưỡng mẹ già. Nhưng để cô ấy tìm người khác thì tôi lại rất sợ. Mặc dù rất muốn để cô ấy đỡ thiệt thòi nhưng tôi lại sợ cô ấy đi lấy chồng thật thì con cái sẽ không người nuôi dạy, rồi lại thất học và biết đâu lại vấp phải sai lầm khi bị kẻ xấu dụ dỗ.
Do điều kiện gia đình ở xa nên từ ngày Hoằng đi trại cải tạo, anh ta chưa gặp người thân lần nào. Hoằng bảo anh ta không đòi hỏi gì cả, chỉ mong vợ con ở nhà khỏe mạnh và những lúc gặp khó khăn hãy cố gắng động viên nhau vượt qua, đừng oán trách anh ta. “Trong này tôi không thiếu thứ gì cả. Ốm đau đã có BS khám bệnh, kê đơn cho thuốc. Còn đồ ăn thức uống thì tôi cũng không phải là người cầu kỳ. Dân lao động nên ăn thế nào cũng được, không đòi hỏi gì. Vợ có hai lần gửi tiền ký quĩ mà tôi cũng chỉ dùng để mua một vài thứ lặt vặt chủ yếu là vài vật dụng thiết yếu như khăn mặt, thuốc đánh răng, xà phòng thôi”, Hoằng tâm sự.
Ngập ngừng một lúc, nam phạm nhân này mới thủ thỉ rằng muốn gửi lời xin lỗi tới vợ con và mong được người thân tha thứ, bỏ qua để có cơ hội làm lại cuộc đời.
Lạng Sơn phổ biến pháp luật cho người dân vùng biên giới
Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo.
UBND các huyện biên giới củng cố, kiện toàn mô hình câu lạc bộ pháp luật, tổ hòa giải ở khu dân cư.
Du khách thăm thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Ảnh: ĐẶNG ANH TUẤN
Nhiều đồn biên phòng thành lập tổ thông tin truyền thông, trực tiếp biên tập các bản tin về những chính sách pháp luật mới, các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, gương các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong bảo vệ đường biên, cột mốc để tuyên truyền đến người dân; đồng thời phối hợp với các trường học tổ chức đưa học sinh, giáo viên tham quan hệ thống đường biên, cột mốc nhằm giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia... Kết quả trên đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần làm cho tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới ổn định.
Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, Tỉnh ủy Lạng Sơn yêu cầu cấp ủy các cấp và các địa phương, đơn vị cần củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động tổ thông tin tuyên truyền của các đồn biên phòng và các xã, thị trấn biên giới cũng như mô hình tủ sách, ngăn sách pháp luật tại các trường học vùng biên. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, biên soạn tờ rơi, tờ gấp phù hợp để phát hành tuyên truyền trong nhân dân vùng biên.
Tỉnh Cao Bằng đã đón hơn 1,5 triệu lượt khách du lịch trong năm 2019 (tăng 21% so với năm 2018), doanh thu từ du lịch đạt 470 tỷ đồng (tăng 29,3% so với năm 2018). Đây là kết quả việc thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua. Tỉnh có nhiều nỗ lực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương đến du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh cải thiện hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động như: Hội thảo quốc tế về "Phát triển du lịch bền vững thông qua mô hình Công viên địa chất toàn cầu UNESCO"; phố đi bộ và chợ đêm tại thành phố Cao Bằng vào các ngày cuối tuần; thi sáng tác ảnh nghệ thuật về chủ đề thiên nhiên, cảnh đẹp Cao Bằng; đua xe đạp, thi chạy ma-ra-tông tại các vùng trọng điểm du lịch; thi người đẹp du lịch non nước Cao Bằng; Lễ hội thác Bản Giốc 2019..., qua đó góp phần làm phong phú các sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng sức thu hút khách du lịch.
Hiện nay, tỉnh đang phối hợp các viện nghiên cứu, tổ chức nước ngoài khảo sát, nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển du lịch. Đồng thời tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch trong tỉnh và kết nối với điểm du lịch của các tỉnh bạn; chuẩn bị khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Đồng Đăng (Lạng Sơn); đầu tư tôn tạo, trồng mới nhiều loại hoa, cây cảnh tại các điểm du lịch; khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng... Dự kiến khi tuyến cao tốc Trà Lĩnh - Đồng Đăng hoàn thành, đưa vào sử dụng, du lịch Cao Bằng sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tỉnh đang thực hiện nhiều biện pháp để khai thác hiệu quả danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng, phục vụ du lịch. Nhiều nhà đầu tư lớn đang quan tâm, nghiên cứu phương án chuẩn bị đầu tư vào các điểm du lịch tiềm năng của tỉnh.
Theo NDĐT
Cao Bằng: Cuộc sống người dân xã Đàm Thủy đảo lộn sau nhiều trận động đất liên tiếp Hai ngày sau đợt động đất gần nhất xảy ra chiều 28/11, người dân xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa hết hoang mang lo sợ. Cuộc sống của người dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn, cần được chính quyền hỗ trợ. Nhân dân xã Đàm Thủy dựng lều lán ngủ tạm ngoài đồng ngày 28/11/2019. Ảnh:...