Nỗi ám ảnh về sự tháo chạy: 2,5 tỷ USD bị “thổi bay” ngay đầu tuần
Tâm lý lo ngại lượng hàng “khủng” về tài khoản vào ngày mai có lẽ là nguyên nhân chính khiến bên mua tỏ ra hết sức “rụt rè” và thị trường dễ dàng bị nhấn chìm trong phiên giao dịch đầu tuần – VDSC nhận định.
Nhiều thông tin bất lợi đang đè nặng tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Ngay từ khi mở đầu phiên giao dịch 15/10, tâm lý bán đã chiếm ưu thế và nhanh chóng đẩy thị trường lún sâu. Các chỉ số đổ đèo đến tận cuối phiên, về vùng giá thấp nhất.
Với 191 mã giảm so với 111 mã tăng trên sàn HSX, chỉ số VN-Index đánh mất 18,44 điểm tương ứng 1,9% còn 951,64 điểm. Theo đó, vốn hoá thị trường của sàn HSX cũng bị “bốc hơi” 59.337 tỷ đồng (hơn 2,5 tỷ USD).
Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất 2,08 điểm tương ứng 1,9% còn 107,67 điểm do có 78 mã giảm giá so với 74 mã tăng.
Video đang HOT
Việc thị trường bị gãy trụ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí đã khiến VN-Index mất đi chỗ dựa. Trong mức giảm của VN-Index hôm nay có tới 3,3 điểm là của VHM; gần 3 điểm của GAS; 1,54 điểm của VNM; 1,3 điểm của BID; 1,03 điểm của MSN. VCB, CTG, VRE, PLX, TCB… cũng là những mã giảm giá có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số hôm nay.
Ở chiều ngược lại, NVL, YEG, SAB tăng giá nhưng đóng góp của những mã này không đủ sức lan toả.
Với diễn biến tiêu cực của cổ phiếu trên thị trường hôm nay, bà chủ Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) Cao Thị Ngọc Dung sụt giảm hơn 3% tài sản tương ứng giảm 49 tỷ đồng; ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động giảm 1,6% tài sản tương ứng gần 54 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air giảm 1,3% tài sản tương ứng hơn 251 tỷ đồng.
Tình trạng thị trường giảm sâu hôm nay đã được giới phân tích cảnh báo trước. Công ty chứng khoán MBS đã lưu ý rằng, một phiên tăng điểm như phiên cuối tuần trước chưa thể kết luận được thị trường sẽ đi theo kịch bản nào trong vài phiên tới. Ngoài rủi ro bên ngoài không lường trước, lượng hàng T về ở ngày thứ 3 và thứ 4 sẽ là bài kiểm tra hoạt động bắt đáy 2 phiên vừa rồi thành công đến đâu.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, tâm lý lo ngại lượng hàng “khủng” về tài khoản vào ngày mai có lẽ là nguyên nhân chính khiến bên mua tỏ ra hết sức “rụt rè” và thị trường dễ dàng bị nhấn chìm trong phiên giao dịch đầu tuần. Trong thời điểm này, nhà đầu tư được khuyến nghị nên ưu tiên nắm giữ tiền mặt và hạn chế giải ngân mới.
Tuy vậy, phiên hôm nay không chỉ riêng thị trường chứng khoán Việt Nam mà các thị trường chứng khoán châu Á khác cũng diễn biến tiêu cực. Cụ thể, tại Nhật Bản, Topix 500 Index và Nikkei 225 mất lần lượt 20,74 điểm và 423,36 điểm tương đương 1,58% và 1,87%. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng Index của Trung Quốc và Hồng Kông mất 38,81 điểm và 356,43 điểm tương đương 1,49% và 1,38%.
Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), diễn biến này cho thấy rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn còn tác động rất lớn đối với tâm lý nhà đầu tư. Ngoài ra, sự tăng trưởng chậm lại của nền chứng khoán Trung Quốc cũng như tác động của việc FED tăng lãi suất cũng đang mang đến không ít lo ngại.
Theo Dân trí
VN-Index 'gỡ' lại 8 điểm
Sau đợt giảm điểm đầu phiên, thị trường chứng khoán đã hồi phục trở lại.
Nhà đầu tư hồi hộp theo dõi chứng khoán
Đóng cửa đợt giao dịch sáng 12.10, sắc xanh quay lại trải dài trên bảng giá điện tử với số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm áp đảo. Thậm chí có thời điểm VN-Index đã tăng hơn 10 điểm nhưng chưa chắc chắn.
Chốt giờ nghỉ trưa, VN-Index cộng thêm 8 điểm, tương đương tăng 0,85% lên 953,89 điểm. Tương tự HNX-Index cộng thêm 0,97 điểm lên 108,14 điểm.
Nhiều cổ phiếu tăng giá trở lại sau cơn bán tháo ồ ạt trước đó. Những cổ phiếu blue-chips tăng đáng kể như MSN, MWG, VIC, GAS, PNJ... Trong đó VIC tăng khá mạnh với 2.000 đồng lên 95.000 đồng/cổ phiếu và GAS tăng 1.300 đồng lên 113.900 đồng/cổ phiếu được xem là hai nhân tố góp phần nhiều nhất kéo VN-Index đi lên. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán cũng đồng loạt đi lên như VCI, VCB, VDS, HCM, BID, CTD, TPB, VPB...
Tuy nhiên vẫn có những cổ phiếu chưa thể hồi phục như VJC, SAB, ROS, FLC... và điều đó đã kìm hãm đà đi lên của chứng khoán.
Kết thúc phiên sáng, trên sàn TP.HCM có hơn 138,6 triệu đơn vị được giao dịch đạt tổng giá trị 1.987,4 tỉ đồng. Trên sàn Hà Nội có 39,63 triệu đơn vị được giao dịch với tổng giá trị hơn 480 tỉ đồng.
Sau phiên hoảng loạn trước đó, tâm lý nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra e ngại trước sự hồi phục này vì sợ "bẫy tăng giá". Bản thân nhiều công ty chứng khoán cũng đưa ra cảnh báo nhà đầu tư cân nhắc giảm tỷ lệ margin. Tuy nhiên cũng có thể cân nhắc giải ngân tích lũy dần ở một số cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt nhưng đang bị định giá rẻ dưới áp lực giảm điểm chung của thị trường.
Mai Phương
Theo thanhnien.vn
Sabeco dự chi gần nghìn tỷ đồng tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15% Riêng Bộ Công Thương và công ty liên quan đến tỷ phú người Thái sẽ nhận về khoảng 860 tỷ đồng. Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã chứng khoán SAB) vừa thông báo ngày 17/10 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền...