Nỗi ám ảnh ‘tháng 8 đen tối’ trở lại với nhà đầu tư
Sự việc chứng khoán Trung Quốc lao dốc mạnh trong phiên cuối tuần đã ảnh hưởng tới chứng khoán châu Âu, Mỹ và khiến nhà đầu tư liên tưởng tới ‘những ngày đen tối; cuối tháng 8 vừa qua, khi tình hình Trung Quốc kéo theo lệnh bán tháo ồ ạt trên thị trường toàn cầu.
Phiên lao dốc cuối tuần của chứng khoán Trung Quốc lại khiến nhà đầu tư gợi nhớ tới những ngày hoảng loạn cuối tháng 8 (Ảnh minh họa )
Sau 1 ngày nghỉ lễ, chứng khoán Mỹ trở lại trong ngày thứ Sáu, nhưng chỉ giao dịch nửa ngày. Trong nửa ngày giao dịch này, phố Wall gần như chỉ biến động nhẹ khi đa số nhà đầu tư đã đi nghỉ.
Trong phiên cuối tuần, do ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu tiêu dùng do nhà đầu tư lo ngại về tình cảnh các cửa hàng bán lẻ không quá đông khách trong ngày Black Friday. Ngoài ra, việc cổ phiếu Disney giảm mạnh 2,9% sau khi thông báo, kênh thể thao ESPN của mình bị mất 3 triệu thuê bao trong năm 2015 cũng khiến phố Wall không thể giúp nhà đầu tư có trọn niềm vui để nghỉ lễ và mua sắm.
Tổng khối lượng giao dịch trên phố Wall trong phiên này chỉ đạt 2,79 tỷ cổ phiếu so với mức trung bình 7 tỷ cổ phiếu của 7 phiên trước đó.
Ngoài ra, việc chứng khoán Trung Quốc lao dốc và nỗ lo Fed tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới cũng khiến giới đầu tư thận trọng.
Kết thúc phiên 27/11, chỉ số Dow Jones giảm 14,9 điểm (-0,08%), xuống 17.798,49 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,24 điểm ( 0,06%), lên 2.090,11 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 11,38 điểm ( 0,22%), lên 5.127,52 điểm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm nhẹ 0,14%, trong khi S&P 500 tăng nhẹ 0,04% và Nasdaq tăng 0,44%.
Việc lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong phiên cuối tuần, kết thúc trước đó mấy tiếng đồng hồ đã khiến chứng khoán châu Âu đảo chiều giảm trở lại từ mức cao 3 tháng. Nhóm cổ phiếu khai mỏ là những cổ phiểu phản ứng nhạy cảm nhất với vấn đề này, bởi Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, qua đó kéo chứng khoán châu Âu giảm điểm.
Viễn cảnh này đang gợi lại cho nhà đầu tư ám ảnh về những ngày đen tối cuối tháng 8, bắt nguồn từ việc Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ ngày 11/8, kéo theo hàng loạt vấn đề bất ổn sau đó trên thị trường tiền tệ, chứng khoán, tài chính toàn cầu. Chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến những phiên bán tháo mạnh cùng với chứng khoán Trung Quốc trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Kết thúc phiên 27/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 17,98 điểm (-0,28%), xuống 6.375,15 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 27,01 điểm (-0,24%), xuống 11.293,76 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 15,88 điểm (-0,32%), xuống 4.930,14 điểm.
Chứng khoán châu Âu có tuần tăng khá tốt, leo lên mức cao nhất 3 tháng trong ngày thứ Năm khi giới đầu tư kỳ vọng vào khả năng ECB sẽ có gói kích thích kinh tế tiếp theo. Tuy nhiên, phiên giảm điểm cuối tuần đã hãm bớt đà tăng của chứng khoán châu Âu trong tuần này. Trong tuần, chỉ số FTSE 100 tăng 0,64%, chỉ số CAC 40 tăng 0,39% và tích cực nhất là chỉ số DAX tăng 1,56%.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm trở lại trong phiên cuối tuần khi các chỉ báo kỹ thuật chỉ ra rằng, thị trường đang trong tình trạng quá mua.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm mạnh nhất trong 2 tháng do chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự lao dốc của chứng khoán đại lục, cùng với lo ngại về khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới.
Tâm điểm của thị trường chứng khoán thế giới trong phiên cuối tuần chính là chứng khoán Trung Quốc khi cả 2 chỉ số chính của chứng khoán đại lục đều có ngày giảm mạnh, trong đó chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 5%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 3 tháng. Việc chứng khoán Trung Quốc lao dốc lại bắt nguồn từ việc kiểm soát chắt trở lại việc sử dụng đòn bẩy tài chính và Trung Quốc cũng thông báo giảm 4,6% trong lợi nhuận của các công ty công nghiệp lớn.
Kết thúc phiên 27/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 60,47 điểm (-0,3%), xuống 19.883,94 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 420,62 điểm (-1,87%), xuống 22.068,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 199,25 điểm (-5,48%), xuống 3.436,30 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 tăng nhẹ 0,02%, trong khi chỉ số Hang Seng giảm 3,02% và với phiên lao dốc cuối tuần khiến Shanghai Composite giảm tới 5,35%.
Trong khi nhà đầu tư chứng khoán có 1 tuần coi như chấp nhận được, thì giới đầu tư trên thị trường vàng lại tiếp tục kéo dài nỗi thất vọng. Đặc biệt, trong phiên cuối tuần, giá vàng đã giảm tới 1,3% khi chỉ số USD vượt qua mức đỉnh thiết lập hồi tháng 3. Trong phiên cuối tuần, chỉ số USD có lúc đã tăng lên 100,405, vượt qua cả mức đỉnh 100,330 thiết lập ngày 13/3.
Với phiên lao dốc cuối tuần, giá vàng đã chính thức mất mốc 1.060 USD/ounce như dự báo của giới phân tích trước đó. Hiện mức hỗ trợ tiếp theo của giá kim loại quý này sẽ là 1.045 USD/ounce.
Kết thúc phiên 27/11, giá vàng giao ngay giảm 15 USD (-1,4%), xuống 1.056,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 14,1 USD (-1,32%), xuống 1.055,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 giảm 13,6 USD (-1,27%), xuống 1.056,1 USD/ounce.
Trong tuần, giá vàng giao ngay tiếp tục giảm 1,91%, giá vàng giao tháng 12 giảm 1,93% và giá vàng giao tháng 2/2016 giảm 1,88%.
Tuần này, trong số 859 người tham gia cuộc khảo sát trực tuyến của Kitco, có 670 người, tương đương 78% cho rằng giá vàng sẽ hồi phục trở lại trong tuần tới, có chỉ có 139 người, tương đương 16% dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục giảm và 50 người, chiếm 6% giữ quan điểm trung tính.
Còn theo cuộc khảo sát của các chuyên gia. Trong số 14 người trả lời, có 8 người, tương đương 57% nhận định giá vàng sẽ tăng trong tuần tới, 4 chuyên gia, chiếm 29% dự đoán giá vàng sẽ vẫn giảm và 2 người, chiếm 14% giữ quan điểm trung lập.
Cũng giống giá vàng, việc đồng USD lên cao đã gây sức ép lên giá dầu thô, khiến giá loại nhiên liệu này giảm mạnh trong phiên cuối tuần. Dù vậy, giá dầu thô vẫn giữ được mức tăng trong tuần này nhờ các phiên tăng mạnh trước đó do tình hình căng thẳng địa chính trị khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đầu của Nga.
Kết thúc phiên 27/11, giá dầu thô Mỹ giảm 1,33 USD/thùng (-3,19%), xuống 41,71 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,31 USD (-2,92%), xuống 44,86 USD/thùng. Trong tuần giá dầu thô Mỹ tăng tới 3,27%, trong khi giá dầu thô Brent chỉ tăng 0,45%.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên chiều cuối tuần 30/10: Nhích gần tới mốc 610 điểm
Thị trường đã cân bằng hơn trong phiên chiều nay khi cả 2 bên mua-bán đều giao dịch tương đối cầm chừng. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch, sắc xanh trên cả 2 sàn vẫn được duy trì, trong đó VN-Index tiến thêm 1 bước để tới gần hơn với mốc quan trọng 610 điểm.
Sau phiên bứt phá bất ngờ ngày hôm qua 29/10, thị trường đã chững lại trong phiên sáng hẳn lại trong phiên giao dịch sáng nay khi áp lực bán gia tăng, sau đó dần trở nên cân bằng hơn trong phiên giao dịch chiều, với số lượng các mã tăng-giảm tương đương nhau khi chốt phiên, 228 mã tăng so với 215 mã giảm.
Sự cầm chừng của các bên khiến các chỉ số chủ yếu diễn biến giằng co nhẹ quanh mốc tham chiếu. Thanh khoản thị trường chung giảm nhẹ so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khoảng 2.470 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp tới hơn 520 tỷ đồng
Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, với 119 mã tăng và 112 mã giảm, VN-Index tăng 2,17 điểm ( 0,36%) lên 607,37 điểm. Chỉ số VN30-Index tăng 1,2 điểm ( 0,19%) lên 619,21 điểm với 14 mã tăng và 11 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 91,2 triệu đơn vị, giá trị gần 2.039,66 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 8,11 triệu đơn vị, giá trị gần 481 tỷ đồng. Riêng phiên chiều nay, đáng chú ý có thêm hơn 2,2 triệu trái phiếu VIC11501 được thỏa thuận, giá trị 237,9 tỷ đồng và hơn 0,7 triệu cổ phiếu MSN giá trị 52,49 tỷ đồng.
Tương tự, với 109 mã tăng và 103 mã giảm, HNX-Index tăng 0,22 điểm (0,27%) lên 82,23 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,14 điểm (-0,09%) xuống 152,05 điểm với 8 mã tăng và 16 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 37,15 triệu đơn vị, giá trị hơn 426,78 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 5,7 triệu đơn vị, giá trị 40,55 tỷ đồng. Ngoài KSQ, đáng chú ý có thêm thỏa thuận của hơn 2,2 triệu cổ phiếu SHB, giá trị 14,5 tỷ đồng.
Tính chung cả tháng 10, chỉ số VN-Index tăng tổng 48,89 điểm ( 8,39%) và chỉ số HNX-Index tăng 4,25 điểm (5,36%).
Trên HOSE, sức cầu ở các mã lớn có phần nhỉnh hơn nên sắc xanh chiếm ưu thế hơn với VCB và BVH cùng tăng 1.000 đồng, PVD tăng 800 đồng, GMD tăng 700 đồng, MSN tăng 500 đồng, các mã khác như SSI, MBB, KDC, HAG, HSG, DPM, GAS... tăng từ 100-400 đồng. Trong đó, HAG và MBB đều có khớp trên 2 triệu đơn vị; còn SSI, VCB, DPM có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị.
HAG đứng mốc tham chiếu 31.500 đồng/CP và khớp 1,04 triệu đơn vị.
Các mã VNM giảm 1.000 đồng, VIC giảm 500 đồng, HCM giảm 400 đồng, còn lại BID, CTG, STB, REE, PVT, PPC, HVG giảm từ 1-2 bước giá. Trong đó, VICvà CTG đều khớp gần 2 triệu đơn vị.
Giao dịch thị trường vẫn chủ yếu tập trung tại nhóm cổ phiếu thị trường, tuy nhiên sắc đỏ chiếm đa số khi áp lực bán gia tăng. Các mã như HAI, HHS, HQC, PPI, SHI, VHG hay ITA, FLC, JVC... đều giảm nhẹ hoặc đứng tham chiếu. HAI khớp hơn 3,4 triệu đơn vị, còn lại đều khớp từ 1-2 triệu đơn vị.
FIT dù đã chững hẳn lại trong phiên chiều, nhưng vẫn giữ được mức tăng 400 đồng lên 10.400 đồng/CP và khớp hơn 6,5 triệu đơn vị, mạnh nhất HOSE. DLG và DXG tăng nhẹ 1-2 bước giá, khớp lần lượt hơn 3,2 triệu và 1,1 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, OGC có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp với lượng dư mua trần chất đống hơn 16 triệu đơn vị.
Trên HNX, nhóm HNX30 đa phần giữ sắc đỏ nên tạo sức ép mạnh lên HNX-Index. Điển hình, các mã dầu khí lớn và chứng khoán (trừ SHS tăng 100 đồng và KLS đứng tham chiếu) đồng loạt giảm điểm, dù không mạnh. PVS khớp 1,5 triệu đơn vị và giảm 300 đồng về 21.600 đồng/CP. KLF giảm 100 đồng về 4.300 đồng/CP và khớp 2,18 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ là "cứu cánh" của chỉ số khi có được đà tăng tốt. API tăng 700 đồng, PVX tăng 100 đồng, TIG tăng 200 đồng, PVI tăng 400 đồng, PTI tăng 1.000 đồng... Trong đó, API và PVX đều khớp trên 1 triệu đơn vị; TIG khớp 3,1 triệu đơn vị dẫn đầu HNX.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ngân hàng Nhà nước hút ròng gần 33.400 tỷ đồng trong quý III Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút tiền khá mạnh trên thị trường mở. Ngoại trừ tháng 2 và tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng trong tất cả các tháng còn lại của năm nay. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện đang khá dồi dào Thanh khoản quý III/2015 của hệ thống ngân hàng khá dồi dào, bất...