Nỗi ám ảnh mang tên “biển đen” trong giới K-pop
Nhắc đến sự hà khắc của Knet đối với các thần tượng, công chúng không thể nào bỏ qua các “ biển đen” từng là nỗi ám ảnh với nhiều người.
Các fan K-pop đều biết rằng làng giải trí Hàn là nơi “khó sống” hơn bất kỳ giới showbiz nào. Những thần tượng khi ra mắt đều phải đi theo một chuẩn mực, trở thành hình mẫu đại đa số công chúng đều mong muốn. Họ phải cẩn trọng trong cách hành xử, trong các mối quan hệ nếu không muốn trở thành “miếng mồi” để Knet cắn xé.
Hơn hết, ở K-pop , netizen bao giờ cũng hà khắc với các thần tượng. Knet dễ dàng buông những lời miệt thị với idol nếu họ cảm thấy không vừa lòng. Hay sự khắc nghiệt đó còn thể hiện qua cả hành động. “Biển đen” trong các đêm diễn là động thái kêu gọi tẩy chay mạnh mẽ nhất netizen làm với thần tượng, biến nó trở thành nỗi ám ảnh của mọi idol.
Lightstick là nét văn hóa không thể thiếu trong mỗi đêm diễn của thần tượng Hàn Quốc.
Nhắc đến “biển đen” concert, fan K-pop chắc chắn không thể nào quên nỗi ám ảnh và sự tổn thương SNSD phải gánh chịu. Năm 2008, “biển đen” lần đầu tiên ra đời và SNSD chính là nhóm nhạc đầu tiên chịu hình phạt này từ netizen. Khi nhóm trình diễn Into The New World tại Dream Concert , fandom các nhóm nhạc khác đồng loạt tắt lightstick. Trong suốt 10 phút, SNSD đối diện với khán đài không ánh sáng, không tiếng cổ vũ. Chỉ duy nhất khu vực SONE ngồi còn phát ra ánh sáng màu hồng động viên SNSD.
Chỉ duy nhất khu vực fandom SONE ngồi vẫn còn ánh sáng màu hồng.
Nguyên nhân tạo nên “biển đen” này chính bởi SNSD dù mới ra mắt nhưng đã liên tục có những tương tác với tiền bối. Nhóm thậm chí còn được ưu ái quay quảng cáo với idol nam. Cùng với những lời “châm dầu vào lửa” của anti-fan, fandom các nhóm nhạc khác càng thêm ghét SNSD. “Biển đen” năm ấy được cho là sự liên minh giữa 3 fandom Cass ( DBSK), Triple S ( SS501), ELF (Suju) với mục tiêu “đem chín nàng tiên đang lên của SM trở về đúng vị trí của mình”.
10 phút “biển đen” năm ấy được xem là màn tẩy chay lớn nhất trong lịch sử K-pop, là scandal lớn trong sự nghiệp cũng là vết thương lòng khó xóa mờ của SNSD. Tuy nhiên, chính sau sự kiện này, SNSD lại càng phát triển mạnh mẽ hơn và được công nhận là “nhóm nhạc quốc dân”.
10 phút chịu đựng “biển đen” để đổi lấy thời huy hoàng sau này của SNSD và fandom SONE.
Video đang HOT
T-ara
Là nhóm nhạc so kè cực gắt với SNSD thời gen 2, T-ara cũng từng đối diện với “biển đen” đáng sợ từ khán giả. Khi scandal bắt nạt thành viên diễn ra, T-ara từ “niềm tự hào của xứ sở kim chi” trở thành “con ghẻ quốc dân”. Năm 2015, nhóm trình diễn NO.9, không có một khán giả nào bật gậy phát sáng, không có màn fanchant nào dành cho các cô gái. Đêm diễn đó với T-ara chỉ có “biển đen” đáng sợ.
T-ara đối diện với “biển đen” đáng sợ, chỉ có chút ánh sáng từ sân khấu dành cho nhóm. Dự tẩy chay của khán giả đối với T-ara lên đến đỉnh điểm.
Năm 2015, Lovelyz cũng phải chịu “biển đen” trong chính đêm diễn của nhóm. Các fan của Lovelyz kêu gọi tắt lightstick, liên kết với những fandom khác để tẩy chay chính thần tượng của mình. Sau sự việc, nhiều người hâm mộ giải thích rằng họ chỉ thể hiện sự phản đối với Ji Soo – người vừa vướng vào scandal đồng tính thời điểm đó.
Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào, fan cũng đã tự mình làm tổn thương Lovelyz. Đây là sự kiện mà chính nhóm không thể quên trong sự nghiệp.
Lovelyz cũng phải chịu “biển đen” do chính người hâm mộ của mình gây ra.
EXO và BTS
Tại đêm thứ 2 của Golden Disk Awards 2016, một “biển đen” được tạo ra để nhắm tới màn trình diễn của EXO. Khi nhóm xuất hiện với màn biểu diễn My Answer cho đến Love Me Right, các fandom đã đồng loạt tắt lightstick. Tuy nhiên, vì lượng fan của EXO lúc này rất đông, lightstick từ EXO-L vẫn đủ thắp sáng khán đài nên “biển đen” trở nên vô dụng.
Các fandom muốn tạo nên “biển đen” cho EXO nhưng đã thất bại.
Trình diễn ngay sau EXO, BTS bị vạ lây “biển đen”. Dù không cố tình tạo biển đen với BTS nhưng khoảnh khắc khán phòng chìm trong bóng tối khi 7 chàng trai đứng trên sân khấu vẫn làm fan đau lòng.
BTS cũng có khoảnh khắc vạ lây “biển đen”.
Lightstick là một nét văn hóa đẹp của fan K-pop, thể hiện sự cổ vũ dành cho các thần tượng. Hình ảnh lightstick được thắp sáng khắp các đêm nhạc mang giá trị tinh thần lớn. Ngược lại, khi lightstick tắt đi, cả khán đài ngập chìm trong bóng tối và sự im lặng sẽ trở thành nỗi tổn thương lớn đối với thần tượng. “Biển đen” có lẽ còn giết chết một nhóm nhạc nhanh hơn cả trăm ngàn bình luận ác ý.
Những bài hát bị cấm nghe trong kỳ thi đại học
Truyền thông Hàn Quốc thường đăng tải danh sách bài hát bị cấm nghe trong kỳ thi đại học vì có giai điệu ám ảnh, dễ khiến người nghe mất tập trung.
Ring Ding Dong (SHINee): Dù đã phát hành được 12 năm, Ring Ding Dong vẫn là ca khúc khán giả đánh giá không nên nghe nhất trong thời gian chuẩn bị cho kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Ca khúc afro-electro này sử dụng nhịp trống Congo và âm nhạc điện tử, đi kèm theo đó là phần điệp khúc bắt tai và lôi cuốn với cụm từ "ring ding dong" lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài, dễ gây ám ảnh cho người nghe.
U R Man (SS501) : Cùng với Ring Ding Dong của SHINee, U R Man cũng là một trong số các ca khúc đầu tiên được cho là không thể nghe trong thời gian chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Bài hát được phát hành từ 13 năm trước nhưng giai điệu earworm của nó vẫn mang sức ảnh hưởng lớn cho tới tận bây giờ.
Sorry Sorry (Super Junior): Ra mắt năm 2009, Sorry Sorry của Super Junior là một trong những ca khúc đầu tiên được nhắc tên trong danh sách. Đây được coi là ca khúc mang tính đại diện cho Super Junior. Mang ảnh hưởng của nhạc funk tại Mỹ và dòng R&B đương đại, ca khúc nhạc dance lôi cuốn này có phần điệp khúc earworm bắt tai với từ "sorry" lặp đi lặp lại trong bài hát.
Bo Peep Bo Peep (T-ARA): Được phát hành vào năm 2011, Bo Peep Bo Peep hiện vẫn là một trong những ca khúc nổi tiếng của T-ARA. Được sáng tác bởi Shinsadong Tiger - một trong những producer nổi tiếng nhất Kpop, bài hát có phần điệp khúc theo lối earworm với ca từ đơn giản, dễ nhớ này luôn khiến khán giả vô thức hát theo.
Dumb Dumb (Red Velvet): Được phát hành vào năm 2015, Dumb Dumb là ca khúc dance-pop vui nhộn với ca từ dễ nhớ, bắt tai cùng giai điệu earworm sử dụng nhạc khí gõ. Trong một cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 11/2017 tại Hàn Quốc, Dumb Dumb đã đứng thứ tư trong danh sách những ca khúc không nên nghe trong kỳ thi đại học.
Zimzalabim (Red Velvet): Dumb Dumb không phải là ca khúc duy nhất của Red Velvet có giai điệu earworm lặp đi lặp lại trong đầu khán giả. Được miêu tả "như một cuộc diễu hành đầy màu sắc", Zimzalabim là bản nhạc electro-pop độc đáo và đầy năng lượng. Ca khúc phát hành năm 2019 này mang thông điệp nhắn nhủ người nghe hãy "mở ra một giấc mơ đã được chôn sâu" trong trái tim họ.
O Sole Mio (SF9) : O Sole Mio được khán giả đánh giá là một trong những ca khúc gây ấn tượng nhất của SF9. Bản nhạc dance mang âm hưởng latin phát hành vào năm 2017 là sự pha trộn giữa nhiều thể loại âm nhạc như EDM và hiphop vốn thịnh hành, kết hợp dòng tropical house là xu hướng tại Hàn Quốc vào năm 2016. Đoạn riff guitar đầy thu hút mở đầu bài hát khiến khán giả khó lòng quên ca khúc này.
Next Level (aespa) : Next Level được nhận xét là ca khúc thu hút khán giả ngay từ câu đầu tiên của trưởng nhóm Karina. Với tiết tấu thịnh hành, dễ gây nghiện và giai điệu sôi động, cuốn hút, kết hợp nhiều thể loại âm nhạc, Next Level là ca khúc gần đây nhất của SM bị khán giả đánh giá dễ gây mất tập trung cho các thí sinh trong kỳ thi đại học.
Xót xa trước những áp lực vô hình mà idol nữ phải chịu đựng K-pop là mảnh đất thiên đường mà nhiều người lấy đó làm lý tưởng sống. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt tối đáng sợ đằng sau ánh hào quang. Các idol luôn phải sống và làm việc dưới sự theo dõi, soi mói của dư luận. Trong đó, thần tượng nữ được nhận xét là những người áp lực hơn cả. Chỉ...