Nỗi ám ảnh của “sát thủ trên không”
Một binh sĩ phấn đấu tốt nghiệp thủ khoa và trở thành phi công lái máy bay không người lái (UAV) làm việc tại một đơn vị đặc biệt của Không quân Mỹ tại bang New Mexico. Nhưng rồi cuối cùng anh nhận ra mình không thể tiếp tục công việc này được nữa.
Vào nghề
Trong hơn 5 năm, Brandon Bryant làm việc trong một căn phòng hình chữ nhật, không cửa sổ, rộng tương đương một chiếc xe moóc, nơi nhiệt độ được giữ ở mức 17 độ C. Vì lý do an ninh, cánh cửa phòng luôn đóng chặt. Bryant cùng các đồng nghiệp ngồi trước 14 màn hình máy tính với 4 bàn phím, mỗi khi họ nhấn nút ở New Mexico là có người ở đâu đó trên thế giới thiệt mạng.
Căn phòng này được xem như bộ não của máy bay không người lái hay buồng lái theo cách nói của lực lượng không quân. Các phi công không cần bay, họ chỉ ngồi tại đây điều khiển. Bryant là một trong số họ.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Bryant muốn trở thành nhà báo điều tra. Nhưng kết thúc kỳ đầu tiên đại học, anh đã mắc nợ hàng nghìn USD. Tình cờ, anh biết được không quân Mỹ cũng có trường đại học riêng và được miễn học phí nên đăng ký thi tuyển. Bryant hoàn thành xuất sắc các bài kiểm tra nên được giao về một đơn vị thu thập tình báo. Anh học cách kiểm soát camera và laser trên một chiếc UAV, cũng như phân tích các hình ảnh mặt đất, dữ liệu bản đồ và thời tiết.
Năm 20 tuổi, Bryant thực hiện nhiệm vụ “bay” đầu tiên ở Iraq. Hôm đó, một toán lính Mỹ trên đường trở về căn cứ không quân ở Iraq, trong khi nhiệm vụ của Bryant ở Nevada (Mỹ) là giám sát đường từ trên cao. Khi phát hiện kẻ thù chôn thiết bị nổ cải tiến trên đường nhựa và ngụy trang bằng cách đặt lên một chiếc lốp xe, Bryant cùng đồng nghiệp tìm cách liên lạc với nhóm binh sĩ Mỹ dưới mặt đất nhưng không được vì họ dùng máy gây nhiễu sóng. Hậu quả là đoàn xe chở lính Mỹ bị đánh bom khiến 5 binh sĩ thiệt mạng.
Video đang HOT
Lần đầu giết người
Bryant nhớ như in lần đầu tiên bắn tên lửa, giết chết 2 người đàn ông ngay lập tức còn người thứ ba quằn quại trong đau đớn. Lần đầu tiên giết người ấy đã khiến Bryant bật khóc trên đường trở về nhà và anh bị ám ảnh gần một tuần.
Quân đội Mỹ điều khiển UAV từ 7 căn cứ không quân tại Mỹ, và một số khác tại nước ngoài trong đó có căn cứ tại nước Cộng hòa Djibouti ở Đông châu Phi. Từ trụ sở chính ở Langley, bang Virginia, CIA điều khiển các chiến dịch ở Pakistan, Somalia và Yemen.
Nhờ được trang bị các thiết bị do thám nhạy bén và vũ khí tối tân có độ chính xác cao, máy bay không người lái ngày càng trở nên quan trọng đối với quân đội Mỹ khi có thể thực hiện những chức năng quân sự quan trọng như tiêu diệt mục tiêu, chống khủng bố, mà không gây tổn hao tính mạng của phi công. Theo quan điểm quân sự, không có phát minh nào khác được xem là thành công trong “cuộc chiến chống khủng bố” như UAV. Bởi vậy, cuộc chiến này được Tổng thống Mỹ Barack Obama thúc đẩy hơn so với những người tiền nhiệm.
Đại tá William Tart, người đứng đầu lực lượng điều khiển UAV của không quân Mỹ nói về việc sử dụng UAV vì các nhiệm vụ nhân đạo sau trận động đất ở Haiti, về những thành công quân sự trong cuộc chiến ở Libya, cách đội của ông bắn một chiếc xe tải đang bắn rocket vào thành phố Misrata hay việc truy đuổi đoàn xe chở nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi cùng đoàn tùy tùng đang bỏ trốn. Tuy nhiên, ông Tart không nói nhiều về các mục tiêu bị giết hại.
Day dứt
Thế nhưng, Bryant nhớ rất rõ một sự cố khi chiếc Predator đang bay lượn trên bầu trời Afghanistan, cách nơi anh ngồi hơn 10.000km, thì phát hiện một ngôi nhà khả nghi. Những hình ảnh chụp ngôi nhà bằng camera hồng ngoại gắn trên mũi máy bay được chuyển qua vệ tinh xuất hiện trên màn hình. Nhận lệnh khai hỏa, Bryant ấn nút, và tên lửa Hellfire được phóng đi. Nhưng khi họ chợt nhận ra ngôi nhà trên chỉ có một đứa trẻ thì không kịp, ngôi nhà đã bị phá hủy, đứa trẻ thiệt mạng. Vụ việc khiến Bryant rất day dứt.
Bryant thích làm việc vào ca đêm vì khi đó là ban ngày ở Afghanistan. Ca làm việc của Bryant kéo dài 12 tiếng. Những lúc rảnh rỗi, anh thường chơi game hay trò “World of Warcraft” (Thế giới của máy bay chiến đấu) trên mạng internet, hoặc đi uống với bạn bè. Anh thường không xem tivi có lẽ vì ảnh hưởng của công việc. Công việc cũng làm anh mất ngủ. Có lần Bryant bị ngất xỉu tại nơi làm việc, huyết áp tăng gấp đôi. Bác sĩ chẩn đoán anh bị rối loạn căng thẳng hậu chấn thương và khuyên anh nên nghỉ ngơi.
Bryant luôn bị ám ảnh bởi những đứa trẻ ở Afghanistan. Anh nhận ra mình muốn làm gì đó để cứu người hơn là giết người, vì vậy anh không thể tiếp tục công việc này được nữa. Anh đã hoàn tất 6.000 giờ bay trong 6 năm ở trong Không quân Mỹ. “Tôi nhìn thấy đàn ông, phụ nữ và trẻ em thiệt mạng trong suốt thời gian đó”, Bryant kể lại.
Bryant, 28 tuổi, hiện đang sống cùng với gia đình tại một ngôi nhà ở ngoại ô thành phố nhỏ Missoula, thuộc tiểu bang Montana. Bạn gái mới đây đã bỏ Bryant, có lẽ cô không thể cùng anh chia sẻ những gánh nặng về tinh thần mà anh trải qua khi còn ở trong quân ngũ.
Theo ANTD
Câu chuyện cảm động về "cô gái mất mũ" trở thành "bão" trên Facebook
Một câu chuyện về cô gái tìm lại chiếc mũ kỷ vật của người mẹ quá cố trên Facebook đã cộng đồng mạng cảm động và chung tay giúp đỡ cô...
Với nhiều người, một chiếc mũ chỉ đơn thuần là một chiếc mũ để đội, tuy nhiên với cô gái Bridget Hughes (sống tại bang New Mexico, Mỹ), chiếc mũ của cô là cả thế giới.
Chiếc mũ dệt kim màu nâu trước đây thuộc về mẹ của Bridget, người đã qua đời vì căn bệnh ung thư vú khi Bridget mới 7 tuổi, và giờ đây, đó là kỷ vật mà người mẹ đã để lại cho cô.
Bức ảnh Bridget Hughes đăng tải trên Facebook, cùng chiếc mũ kỷ vật của mình
Tuy nhiên, vào chủ nhật vừa qua, khi Hughes đang chờ để lên chuyến bay đêm ở sân bay Phoenix Sky Harbor (bang Texas) thì chuyến bay đã bị hủy bỏ. Và trong lúc lộn xộn để sắp xếp lại hành lý và tìm phòng khách sạn để nghỉ qua đêm, Bridget Hughes đã làm mất chiếc mũ mà không nhận ra cho đến tận sáng hôm sau.
Cô bé đã cố gắng tìm kiếm chiếc mũ tại sân bay nhưng đã không có may mắn nào. Cuối cùng, Bridget đã đăng tải lên Facebook của mình hình ảnh cô đang đội chiếc mũ, cùng với câu chuyện tầm quan trọng của chiếc mũ đã mất.
"Đây là chiếc mũ mà mẹ tôi đã thường xuyên đội trong quá trình hóa trị để chữa bệnh... Đó là thứ sở hữu duy nhất mà mẹ tôi để lại và tôi luôn mang nó bên cạnh mình", Bridget Hughes nghẹn ngào trong bài viết trên Facebook.
Bức ảnh cùng câu chuyện đã nhanh chóng lan rộng trên khắp Facebook, với hơn 36 ngàn lượt "thích", hơn 220 ngàn lượt chia sẻ và hơn 10 ngàn lượt bình luận. Rất nhiều người đã cùng vào cuộc để giúp đỡ cô gái tìm lại chiếc mũ đã bị mất, tuy nhiên, đến nay Hughes chưa gặp được may mắn và vẫn chưa tìm lại được chiếc mũ của mình.
"Sẽ thật là tuyệt vời nếu chiếc mũ được tìm thấy. Nhưng nếu không, tôi sẽ rất đau buồn vì mất nó. Tuy nhiên, tôi cũng đã cảm thấy rất may mắn và vô cùng biết ơn những người đã quan tâm và giúp đỡ tôi", Hughes chia sẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những người cùng chung tay chia sẻ và giúp đỡ Hughes, không ít người bày tỏ thái độ hoài nghi về tính chất của sự việc. Không ít người cho rằng Hughes đang "lợi dùng" tình cảm của nhiều người bằng câu chuyện cảm động để trở nên nổi tiếng trên Facebook.
Dù sao, câu chuyện của Hughes cũng đã tạo nên một "cơn sóng" thực sự trên mạng xã hội Facebook. Điều này cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng như thế nào của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đối với khả năng lan truyền của thông tin.
Theo Dantri
Cú nhảy phá vỡ "bức tường âm thanh" Môt vân đông viên nhảy dù người Áo hôm 15.10 đã làm nên kỳ tích sau khi nhảy từ đô cao hơn 39 km với vân tôc nhanh hơn tôc đô âm thanh, theo tin tức từ AFP. Felix Baumgartner, 43 tuôi, đã nhảy từ một khoang chứa ở đô cao hơn 39 km và rơi xuông với vân tôc 1.342 km/giờ, tức...