Nỗi ám ảnh của người đàn ông giết vợ
Day dứt, ân hận là những điều Hưng thổ lộ với chúng tôi sau hơn một năm cải tạo. Song, kẻ giết vợ đổ lỗi tại vì quá yêu nên đã ghen tuông quá mức.
Hậu quả của cuộc đánh ghen ấy là vợ chết, Hưng vào trại giam với bản án 20 năm tù, để lại ngoài đời hai đứa con nhỏ mới lên chín, lên năm bơ vơ, đói khát…
Đắng lòng vì vợ ngoại tình
Trước khi trở thành thủ phạm giết người, Phạm Văn Hưng quê ở Đoan Hùng, Phú Thọ là một thanh niên hiền lành, đẹp trai. Anh ta từng có một gia đình hạnh phúc với người vợ trẻ đẹp, kém Hưng đến chục tuổi. Chẳng biết có phải vì vừa bước qua tuổi 18, chưa kịp yêu đã vội lấy chồng hay do bản tính mà Vũ Thị Nhung, vợ Hưng luôn có tư tưởng “hướng ngoại”, dành tình cảm của mình cho người đàn ông khác không phải là chồng mình. Hưng bảo, đã vài lần biết chuyện vợ đi lại với người đàn ông khác, anh ta cũng lựa lời nhắc nhở nhưng vợ chỉ vâng dạ, nghiêm túc được một thời gian rồi lại “đâu đóng đấy”. Mẹ mất sớm, bố ở vậy nuôi ba chị em Hưng nên Hưng thấu hiểu nỗi khổ của những đứa con thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm của người mẹ. Chính vì thế nên dù biết vợ mình không đoan chính, Hưng vẫn cố bỏ qua chỉ vì muốn con cái được sống có đầy đủ cả bố lẫn mẹ. Thế nhưng, vợ anh ta lại không nghĩ như vậy.
“Lần đầu biết vợ tôi lăng nhăng bên ngoài, tôi sốc lắm nhưng vì yêu nên tôi đã gắng gượng”, Hưng tâm sự. Ngày đó, vợ Hưng mới sinh con đầu lòng, thu nhập của hai người trông cả vào sạp quần áo ngoài chợ nên không thể đóng cửa để đấy được. Nghĩ chồng đi bán hàng không dễ chèo kéo như mình, Nhung bảo Hưng ở nhà trông con cho cô ta ngồi chợ. Cho rằng vợ nói có lý, vả lại lúc đó bố Hưng đang ốm liệt giường cũng cần có người chăm nom nên Hưng đồng ý. Anh ta đâu ngờ, đó chỉ là lý do chính đáng để Nhung có thời gian đi lại với người khác. Nhìn cảnh vợ mình chẳng tha thiêt gì với cuôc sông gia đình, ra ngoài là môi son má phấn, ăn diện, Hưng buồn lắm nhưng nghĩ đến đứa con mới bi bô gọi mẹ,anh ta lại nín nhịn.
“Một hôm, vợ đèo hai con đi, bảo xuống nhà bạn chơi nhưng khi em xuống đón thì chỉ có bọn trẻ ở đó. Tôi đi tìm, thấy Nhung đang ngồi với nhóm bạn trong phòng karaoke ở quán trên đầu cầu Đoan Hùng, cách nhà em 5-6 km”, Hưng kể. Hỏi vợ tại sao lừa dối, đi chơi với bạn trai mà lại nói là đến nhà bạn, vợ nói chỉ là đi hát, không có gì đen tối cả… Hưng đem chuyện này nói với mẹ Nhung, nhờ bà khuyên răn con gái với mục đích gìn giữ gia đình nhưng hành động của Hưng khiến người vợ trẻ đùng đùng nổi giận. Nhung viết đơn ly hôn, bắt Hưng phải trả tự do cho cô ta song Hưng không đồng ý bởi trong lòng vẫn còn yêu vợ.
Phạm nhân Phạm Văn Hưng
Video đang HOT
“Cô ấy gửi đơn ra xã. Cán bộ xã vào nhà gặp hai vợ chồng để hòa giải, Nhung nhận lỗi và hứa sẽ tu chí làm ăn, không đi chơi nhiều và quan hệ với người đàn ông kia nữa”, Hưng kể. Thế nhưng, dứt được người đàn ông này, Nhung lại sa vào lưới tình của người đàn ông khác. Oái oăm thay, người đàn ông này lại là bạn học rất thân của Hưng.
Gửi con nhỏ vào nhà trẻ, Hưng đi xây cho Trần Đức Thụ, chủ thầu xây dựng, đồng thời là bạn học cũ của Hưng. Vì chơi thân với nhau nên thi thoảng, Hưng lại rủ Thụ về nhà mình ăn uống. Anh ta đâu ngờ, những lần Thụ đến nhà mình ăn uống, bàn chuyện công việc đã là tiền đề nảy sinh mối tình vụng trộm giữa Nhung và Thụ. Là người điều tiết công việc nên những khi muốn gặp gỡ Nhung, Thụ lại đẩy Hưng đến những công trình cách xa nhà và trong khoảng thời gian đó, anh ta tha hồ tòm tem vợ bạn.
Chuyện đưa đón nhau giữa hai người rồi cũng bị người làng phát hiện và đến tai Hưng. Ban đầu Hưng không tin, cho rằng thiên hạ lắm chuyện, nhưng rồi những biểu hiện không bình thường của vợ mỗi khi Thụ tới nhà khiến Hưng không khỏi suy nghĩ.
Sáng 7/11/2012, sau khi chở quần áo ra chợ cho vợ bán như mọi ngày, Hưng phóng xe tới chỗ làm. Gặp Thụ, Hưng nhận được lệnh sang xã bên nhận công trình mới. Đang trên đường đến công trình, Hưng được một người làng cho biết, vừa nhìn thấy vợ anh ta ngồi sau xe máy Thụ đi đâu đó. Cho rằng Thụ cố tình điều mình tới chỗ làm mới cách nhà vài chục cây số là để có thời gian hú hý với vợ mình nên dù đã đi gần đến nơi làm, Hưng vẫn quay xe lại. Anh ta vào chợ tìm vợ không thấy liền đi về nhà. Không thấy vợ đâu, Hưng thuê xe ôm đi tìm vợ. Bắt quả tang vợ mình với người bạn thân đang ở cùng nhau trong nhà nghỉ, nỗi uất ức đã khiến Hưng như một kẻ điên, cầm dao xông vào chém đôi gian phu, dâm phụ. Thụ bị thương nặng còn Nhung thiệt mạng sau khi cố giằng co với chồng để giải thoát cho nhân tình.
Đáng thương hay đáng trách?
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Hưng lại ra đầu thú nên mức án dành cho anh ta là 20 năm tù. Về trại giam Suối Hai cải tạo với nỗi mặc cảm của kẻ giết người, Hưng lúc nào cũng trầm tư, buồn bã. Anh ta bảo, hận vợ bội bạc với mình nhưng vẫn còn yêu vợ lắm. Rồi Hưng kể về những tháng ngày hạnh phúc của 13 năm trước đó, khi Nhung mới là cô nữ sinh lớp 12 đầy mơ mộng. Họ đã có với nhau những đêm hò hẹn, những lời thề thốt yêu đương. Song, có lẽ chuyện lo toan cuộc sống, gánh nặng mưu sinh đến quá sớm đã khiến cô gái tuổi đôi mươi như Nhung phải tìm đến một bờ vai khác để nương tựa.
Hỏi Hưng có còn ám ảnh không khi chính anh ta cầm dao giết vợ, Hưng im lặng. Anh ta lảnh tránh bằng nỗi xót xa khi nhắc đến hai đứa con. Là người con mất mẹ từ lúc nhỏ, Hưng thừa hiểu nỗi thiếu thốn mà các con anh ta hiện giờ phải chịu đựng nên hết lần này đến lần khác khuyên răn vợ mà không được. Dù mang án giết vợ vì ghen song Hưng vẫn khiến nhiều người cảm thông hơn cho dù việc làm của anh ta vô cùng đáng trách. Hưng cho biết, những vất vả, cô đơn trong trại giam anh ta có thể chịu được nhưng nỗi nhớ con, sự ám ảnh về phút giây mù quáng cứ đeo đẳng, giày vò anh ta hằng đêm.
Hưng bảo: “Kể từ ngày vào trại, tôi ân hận nhiều lắm. Có lẽ cô ấy lấy tôi khi còn rất trẻ, gia đình tôi lại nghèo nên cô ấy cũng chịu thiệt thòi. Nhiều lúc, tôi cũng nghĩ đến tiêu cực, muốn chết quách đi cho xong nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua thôi. Tôi lại tự nhủ, mình phải cố gắng cải tạo thật tốt để sớm về với các con. Dẫu tôi là người bố đáng trách, đã cướp đi người mẹ của chúng thì tôi vẫn là bố chúng, tôi muốn chuộc lỗi với các con, mong được chúng tha thứ”.
Từ ngày mẹ mất, bố vào tù, hai đứa con Hưng sống với bà ngoại. Hưng chỉ biết thế qua lời anh chị khi tới thăm nuôi chứ chúng còn bé quá, chưa thể viết thư cho bố được. Hưng bảo, thằng con lớn năm nay lên chín, viết được thư rồi nhưng có lẽ giận bố nên không viết thư cho Hưng, còn con bé thì quá nhỏ, không biết gì. Hưng vẫn mong muốn, sau này, các con hiểu được những cay đắng, đớn đau mà mình đã phải chịu đựng.
Theo Công lý
Bị bắt giam vì... cứu người tai nạn?
Đang được anh trai chở bằng xe gắn máy trên đường thì phát hiện một cụ ông đi xe đạp bị ngã phía sau, chị Tô Thị Hoan (SN 1992, trú tại thôn Sơn Du, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội) bảo anh dừng lại để giúp đỡ người bị nạn. Nhưng chị không ngờ, hơn một năm sau, người anh trai bị bắt tạm giam với cáo buộc gây ra vụ tai nạn này.
Làm ơn, mắc oán?
Theo trình bày của chị Tô Thị Hoan, ngày 13/8/2011 tại xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh) tổ chức Hội trại hè dành cho thanh thiếu niên nên chị và anh trai Tô Văn Hỏa (SN 1989) có mặt tham gia hoạt động này. Khoảng 17 giờ cùng ngày, anh Hỏa chở chị Hoan về nhà bằng xe gắn máy theo hướng QL 3 đi thôn Sơn Du. Khi xe vừa đi qua Nhà văn hóa thôn Khê Nữ (xã Nguyên Khê) khoảng 20m, chị Hoan nghe tiếng động mạnh sau lưng. Ngoái nhìn lại, chị Hoan thấy một ông già (ông Nguyễn Mạnh Nhí, SN 1941, ở địa phương, nạn nhân sau đó tử vong - PV) đi xe đạp bị ngã ra đường nên nói anh trai dừng lại để cứu người bị nạn.
Hai anh em chị Hoan đã quay lại, cùng với một nam thanh niên tên Huy và một người tên Thắng đến đỡ ông Nhí ngồi dậy. Sau đó, người nhà đã đưa nạn nhân này đi bệnh viện.
Sau khi ông Nhí đi bệnh viện, hai anh em Hỏa cũng lên xe máy đi về, vụ việc rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, hơn một năm sau (ngày 13/12/2012), khi anh Hỏa đang là sinh viên năm thứ nhất Học viện Kỹ thuật Quân sự thì bất ngờ bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
Chị Hoan bức xúc nói: "Là những cán bộ Đoàn của thôn, thấy người gặp nạn chúng em phải có trách nhiệm cứu giúp. Nếu hôm ấy em không bảo anh Hỏa dừng xe lại để cứu giúp ông Nhí thì anh ấy đã không bị bắt giam. Chúng em làm ơn nhưng bị mắc oán".
Nghe con gái kể, ông Tô Văn Hán trầm ngâm, mặt cúi xuống đất như muốn giấu đi cảm xúc đang trào dâng trong lòng. Theo lời ông Hán, từ ngày Hỏa bị bắt tạm giam, cả gia đình chẳng ai muốn làm bất cứ công việc gì mà chỉ tập trung làm đơn gửi các cơ quan chức năng mong được minh oan cho con trai. "Sau khi con bị bắt tạm giam, tôi có quay lại hiện trường tìm hiểu và được nhiều người dân khẳng định Hỏa không phải là đối tượng gây ra vụ tai nạn trên. Họ bảo, nếu Hỏa mà gây ra vụ tai nạn hôm ấy thì dân làng đâu dễ dàng cho hai anh em đi về như thế. Tội nghiệp thằng Hỏa, do bị Công an bắt tạm giam lâu ngày nên cháu không đủ điều kiện để bảo lưu kết quả học tập, bị buộc thôi học", ông Hán nói.
Khi thực nghiệm điều tra thì vụ tai nạn lại là ngược chiều khi va chạm (ảnh thực nghiệm hiện trường).
Vụ án có nhiều bất thường
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh, do thiếu quan sát, không làm chủ tốc độ nên xe máy do Hỏa điều khiển đã va chạm với xe đạp của ông Nhí khiến nạn nhận này bị ngã rồi tử vong. Để có căn cứ khởi tố, bắt giam Hỏa, CQĐT đã vận dụng lời khai của 3 nhân chứng độ tuổi từ 11-12 tuổi. Theo đó, hơn một năm sau khi vụ tai nạn xảy ra, 3 nhân chứng nhí này có đơn tường trình gửi CQĐT khẳng định nhìn thấy xe máy do Hỏa điều khiển đã đâm vào đuôi xe đạp của ông Nhí.
Mặc dù vẫn đang bị tạm giam nhưng Hỏa vẫn tươi cười, tự tin sẽ được sớm minh oan tại phiên xét xử.
Xác minh của phóng viên cho thấy, cả 3 lá đơn này đều có nội dung khẳng định việc nhìn thấy Hỏa đâm vào sau xe đạp của nạn nhân. Các nhân chứng này còn khẳng định chi tiết, chiếc xe máy "phóng nhanh", đâm vào đuôi xe đạp đang đi cùng chiều. Nếu lời khai này là đúng thì chiếc xe đạp phải hư hại nặng chứ không thể chỉ "cong nhẹ đũa bên phải, xước chân chống, vỡ đèn hậu..." như trong mô tả của bản kết luận điều tra. Điều đáng nói, theo khẳng định của cơ quan điều tra, xe máy do Hỏa điều khiển đi cùng chiều với xe đạp của nạn nhân Nhí. Nhưng hình ảnh mà công an dựng lại hiện trường lại cho thấy hai chiếc xe này va chạm theo hướng... ngược chiều nhau.
Ngày 23/7/2013, TAND huyện Đông Anh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Tô Văn Hỏa về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Tại phiên tòa, qua phần xét hỏi, HĐXX đã vấp phải những chứng cứ thuyết phục nên đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung: Thực nghiệm điều tra bổ sung để xác định các dấu vết thu được trên xe mô tô (của bị cáo Hỏa) và trên xe đạp (của nạn nhân Nhí) có phải là các dấu vết "tương ứng" trong vụ tai nạn gây ra cái chết của ông Nhí như CQĐT đã "dựng lại" hay không? Xác định với vị trí, khoảng cách của những người làm chứng (3 "nhân chứng nhí") khi chứng kiến vụ tai nạn thì họ có thể nhìn thấy, nghe thấy như lời khai đã cung cấp tại CQĐT; Xác định lại vị trí, khoảng cách giữa nạn nhân và xe đạp sau khi xảy ra tai nạn tại "Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn" với sự tham gia của những người làm chứng trực tiếp. Tuy nhiên, VKSND huyện Đông Anh cho rằng "không thể thực hiện được" và đây là một yêu cầu "không cần thiết".
Theo Gia đình xã hội
Đằng sau đường dây lừa đảo đưa người đi lao động chui ở Nga Ôm mộng đổi đời, nhiều công nhân Việt sang Nga lao động chui đã bị chủ chèn ép, đánh đập, bóc lột trắng trợn. "Tiến thoái lưỡng nan", gia đình họ đành cay đắng vay nóng tiền để chuộc con mình về nước. Những ngày gần đây, dư luận xôn xao việc hàng chục lao động chui Việt Nam sang Nga phải gom...