Nỗi ám ảnh của người đàn bà ném con xuống sông Hồng
12 năm trước, dư luận xôn xao, căm phẫn trước hành vi dã man của một người mẹ kế, đang tâm ném con riêng của chồng xuống sông Hồng. Do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, người đàn bà này đã may mắn thoát khỏi án tử hình.
Vũ Thị Duyên Quỳnh tại Trại giam số 5, Thanh Hoá (Ảnh: CAND)
Cùng với thời gian và sự cải tạo tốt trong trại giam, Vũ Thị Duyên Quỳnh đã được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, từ án tử hình xuống chung thân, rồi 20 năm tù và năm 2010 được ân xá thêm 9 tháng nữa, chỉ còn 7 năm nữa sẽ mãn hạn tù. Nhưng người đàn bà này vẫn không thoát khỏi bản án lương tâm đang ngày đêm dày vò, đeo đẳng như một món nợ không thể nào trả…
So với trước, Quỳnh đã già đi nhiều, đôi má không còn bầu bĩnh nữa. Duy chỉ có đôi mắt nâu vẫn vậy, to tròn, ngơ ngác, làm nao lòng người đối diện. Khó có thể tin được người đàn bà có gương mặt khả ái, thánh thiện như vậy lại gây ra một tội ác khiến tất cả mọi người đều căm phẫn.
Còn nhớ thời điểm năm 1998, khi vụ án Vũ Thị Duyên Quỳnh xảy ra, khó ai có thể tưởng tượng nổi, một người mẹ trẻ vừa mới sinh con chưa đầy 3 tháng lại đang tâm hành động một cách dã man, mất nhân tính như vậy.
Video đang HOT
Thấy chồng quan tâm chăm sóc đứa con gái riêng 4 tuổi, trong lòng Quỳnh nảy sinh đố kỵ, ghen ghét. Lâu dần, sự ghen tỵ ấy tích tụ thành âm mưu tội ác. Quỳnh bình thản đi xe máy, chở con gái riêng của chồng lên cầu Thăng Long. Đến giữa cầu, cô ta ném đứa bé vô tội xuống sông Hồng đang mùa nước siết rồi lạnh lùng ra về, hòng chiếm trọn tình cảm của người chồng.
Tội ác của Vũ Thị Duyên Quỳnh quá nhẫn tâm và tàn bạo. Khi phiên toà sơ thẩm diễn ra tại TAND TP Hà Nội, do diện tích phòng xử không đủ để cho tất cả những người quan tâm tham dự, Toà án đã phải mắc loa ra ngoài đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) để đông đảo quần chúng được nghe những diễn biến của phiên toà.
Quỳnh kể: hình xăm mang tên người chồng do cô nhờ các bạn ở phòng giam tử hình xăm cho trong thời gian thụ án tại Trại tạm giam Hỏa Lò. Lúc đó, hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Quỳnh, khắc tên chồng để khi chết nhỡ không kịp gọi tên anh ấy.
May mắn cho Quỳnh, đứa con đã trở thành cứu cánh cho cô ta. Trong khi đang chờ thi hành án tử hình, Quỳnh được tha tội chết vì Nghị quyết 32/1999/QH10 của Quốc hội quy định không thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Nhắc đến chồng, Quỳnh lắc đầu cho biết, anh đã lấy vợ khác. Những năm đầu khi thụ án tại trại giam, tháng nào chồng cô cũng lặn lội lên thăm. Năm 2003, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, anh đưa cô con gái Thu Trang đến gặp Quỳnh. Khi được hỏi cháu có nhận mẹ không, Quỳnh rơm rớm nước mắt cho biết: Có chị ạ. Chắc bố cháu đã nói trước. Mặc dù đã được xem ảnh con trước đó nhưng lần đầu tiên được ôm con vào lòng, cảm giác thật khó tả. Mọi buồn đau tan biến. Hôm đó, cháu hát cho mẹ nghe 5 bài liền. Em không nhớ cháu đã hát những bài gì, chỉ biết đó là một ngày vui nhất trong thời gian em ở trại… Nhưng thoáng vui chợt tắt ngay trên khuôn mặt của Quỳnh. Từ lần đó, chồng em không đưa cháu lên nữa. Em rất mong được gặp con nhưng không được. Quỳnh khẽ thở dài, nuốt tiếng khóc chực bật ra.
Hơn 12 năm trong trại giam, mức án dài, không được gặp con, chồng lại gửi đơn ly hôn, công việc trong trại cũng thay đổi liên tục khiến Quỳnh rơi vào tâm trạng bi quan, chán nản. Chính lúc ấy, có bàn tay đã kéo Quỳnh dừng lại. Đó chính là Trung tá Đỗ Đình Thi, Trưởng phân trại số 4. Trung tá Thi đã gặp gỡ, phân tích, động viên Quỳnh ổn định tư tưởng. Người đàn bà nổi loạn trong Quỳnh ngủ yên từ đó. Giờ thì Quỳnh đã yên tâm cải tạo với công việc tại đội sản xuất.
Từ khi vào trại giam, nhiều lần Quỳnh đã viết thư cho con gái. Những bức thư không bao giờ dến tay người nhận, bởi viết xong Quỳnh lại xé đi. Khao khát được gặp con, được nhìn thấy con trưởng thành nhưng trong lòng người mẹ vẫn ẩn chứa nỗi sợ hãi có một ngày, đứa con sẽ biết sự thật về mẹ nó.
Đây có lẽ là bản án lương tâm sẽ đeo đẳng suốt đời đối với người đàn bà đã tự tước đi quyền làm mẹ của chính mình.
Theo TTXVN
Nghĩa hay Thuận: Phần "người" đã mất?
Vành móng ngựa thì vẫn vậy nhưng những khuôn mặt của kẻ sát nhân trong mỗi phiên tòa thì lại khác nhau.
Có lẽ, "ám ảnh" nhất với tôi là hình ảnh bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa (kẻ giết người yêu, rồi chặt xác) và Nguyễn Thị Thuận (đầu chòm phóng hỏa, đốt cháy ba mạng người). Cả hai đều là tri thức. Nghĩa từng là niềm tự hào của gia đình khi thi đỗ vào trường ĐH Ngoại Thương. Còn Thuận, là một giáo viên một trường tiểu học. Trái ngược với trí thức mà họ được trang bị, tội ác các bị cáo gây ra là quá ghê rợn. Trả giá cho tội ác của mình, Nghĩa bị tuyên án tử hình, Thuận Lĩnh án chung thân. Nhưng sau phiên tòa, điều khiến tôi trăn trở là tại sao cùng là án giết người nghiêm trọng mà tòa án lại xét xử với 2 khung hình phạt khác nhau?.
Những giọt nước mắt hối lỗi muộn màng của Nguyễn Đức Nghĩa
Ai đó nhìn thấy Nghĩa với khuôn mặt điển trai, đeo cặp kính cận dày cộp đều không thể nghĩ, bị cáo đã đâm chết bạn gái. Trước tòa, Nghĩa cất giọng mạch lạc tường thuận lại hành vi dã man của mình. Sự bình tĩnh ấy khiến nhiều người "nổi da gà" và nghĩ rằng: "Hắn đúng là sát thủ máu lạnh". Nhưng rồi, ở phút cuối của phiên tòa Nghĩa đã bật khóc. Bị cáo đã nói ra những lời tâm can, đầy dằn vặt. Nghĩa xin được chết và dù tòa có tuyên án nặng đến đâu thì, bị cáo cũng không kháng án. Dù căm phẫn trước hành vi của Nguyễn Đức Nghĩa và sự ăn năn này không khiến bị cáo thoát khỏi án tử hình, nhưng dư luận vẫn tin rằng Nghĩa còn có lương tâm của phần "người" nên bác sĩ Khuất Duy Thái mới đề nghị tử tù này hiến xác cho y dược.
Nhưng Thuận thì lại khác. Mua chuộc đồng bọn để "tay chân" phóng hỏa đốt nhà anh Hưng, Thuận phải thừa biết rằng, vụ cháy sẽ gây chết người. Thực tế, vợ chồng anh Hưng và cả bé gái đầu lòng chết tức tưởi nhưng Thuận không chút hối lỗi. Sự bình thản đã che giấu tội ác của bị cáo hơn một năm trời. Không ai trong gia đình anh Hưng có thể nghi ngờ khi Thuận vẫn đưa tiễn nạn nhân về nơi an nghỉ cuối cùng, vẫn tới bệnh viện thăm mẹ con chị Hà khi họ bị bỏng nặng; thậm chí, khi nhà mình (cạnh ngôi nhà bị thiêu rụi của anh Hưng) được hoàn thiện, Thuận đưa con trai về sinh sống.
Vẻ mặt bình thản đến rợn người của cô giáo đã thiêu chết 3 người
Suốt phiên xử, với vẻ mặt lạnh tanh, Thuận không nhận lỗi. Nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án, bị cáo vẫn kêu oan và cười nhếch mép. Nhiều người thắc mắc, sao Thuận lại tỏ thái độ coi thường đến thế?. Thiếu tôn trọng những người dự tòa đã đành, bị cáo còn không chút mặc cảm tội lỗi với ba nạn nhân. Không được hưởng tình tiết giảm nhẹ nhưng Thuận vẫn được hưởng mức án chung thân. Trong khi, bị cáo bị truy tố ở điểm a (giết nhiều người), c (giết trẻ em), l (bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người) khoản 1 Điều 93 BLHS. Ở vụ án của Nghĩa, bị cáo bị truy tố ở điểm n (giết người man rợ) Điều 93 BLHS đã phải nhận mức án tử hình (?).
Người ta nói rằng, bản án lương tâm còn ghê gớm hơn sự phán quyết của pháp luật. Nhưng đối với những bị cáo không còn phần "người" thì mọi sự trừng phạt liệu có còn tác dụng (?).
Theo Pháp luật & Xã hội
Nỗi đau của người bà trong vụ con giết cha Bà nội, mẹ và em Mẫn vẫn chưa hết bàng hoàng đau đớn vì án tử hình của cậu. Bà lão tóc bạc trắng một tay chống đùi, tay kia vịn vào cô gái lọ mọ bước vào phòng xử án. Dưới ánh sáng mờ của những ngọn đèn cũ kỹ, đôi mắt mờ đục của bà loang loáng nước, tấm lưng gù...