Nỗi ám ảnh của các bệnh nhân Covid-19 ở Trung Quốc
Khi Trung Quốc tiếp tục áp dụng chiến lược “Không Covid-19″ nghiêm ngặt, những người không may bị nhiễm bệnh không chỉ đối mặt nỗi đau về thể xác mà còn là bị “khủng bố” về tinh thần.
Người dân Trung Quốc xếp hàng xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa: Reuters).
Anh Lin, 38 tuổi, và nhiều người trong gia đình là một trong những bệnh nhân đầu tiên nhiễm bệnh trong đợt bùng phát dịch bệnh gần đây ở vùng đông nam Trung Quốc. Và họ nhanh chóng trở thành nạn nhân của tình trạng bắt nạt và kỳ thị Covid-19 trên mạng
Người đàn ông này từ Singapore trở về nước vào tháng 8 và bị nghi ngờ là “bệnh nhân số 0″ gây ra đợt bùng phát mới nhất ở tỉnh Phúc Kiến vào tháng 9. Sau khi danh tính được công bố, anh Lin bị cư dân mạng tấn công dồn dập.
“Cả gia đình tôi đều trở thành nạn nhân của tình trạng khủng bố tinh thần trên mạng. Chúng tôi bị lạm dụng, chửi bới và cảm thấy thật sự kinh hoàng và tổn hại tinh thần khó có thể nguôi ngoai. Chúng tôi không thể sống như những người bình thường nữa”, anh Lin viết trong một bài đăng trên Weibo vào ngày 17/9, một tuần sau khi anh và con trai có kết quả xét nghiệm dương tính với virus.
Trên mạng xã hội, mọi người đều chỉ trích và nói rằng lẽ ra anh không nên trở về Trung Quốc. Họ cũng cáo buộc anh đã không thực hiện cách ly nghiêm ngặt và là “tội đồ” gây ra làn sóng bùng phát dịch mới.
“Vì anh mà tất cả mọi người ở Phúc Kiến đều phải làm xét nghiệm mỗi ngày. Chúng tôi không thể đi làm, đi học hay thậm chí ăn tối ngon lành. Chúng tôi nên đổ lỗi cho ai nếu không phải là anh?”, một người đăng trên Weibo đổ lỗi cho anh Lin.
Video đang HOT
Nhưng trên thực tế, khi vừa về đến Trung Quốc, anh Lin đã trải qua 21 ngày cách ly tập trung, 9 lần xét nghiệm Covid-19 và 3 lần xét nghiệm kháng thể.
Anh Lin chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của vấn nạn “bắt nạt trên mạng” sau khi dữ liệu cá nhân được công bố trên mạng nhằm giúp việc truy vết dễ dàng hơn. Một trong những ca nhiễm đầu tiên trong đợt bùng phát dịch ở thành phố Cáp Nhĩ Tân phía đông bắc Trung Quốc cũng bị tấn công gay gắt vì quyết định từ Philippines trở về nước.
Mặc dù các chính quyền địa phương có những cách công bố những thông tin chi tiết khác nhau nhưng giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và những nơi họ đã đến trong vòng 2 tuần qua đều được công bố. Trong một số trường hợp như anh Lin, nhiều thông tin của bệnh nhân, chẳng hạn như địa chỉ và số điện thoại, được công khai trên mạng do chính các nhân viên trong chính quyền chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội.
Giáo sư Zhu Wei, một chuyên gia về quản trị internet tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, cho rằng nguyên nhân bùng nổ tình trạng này là do người dân thiếu hiểu biết về luật và sự thù địch ngày càng tăng trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều người đăng thông tin trên mạng không vì ác ý mà chỉ nghĩ sẽ giúp chính quyền kiểm soát đại dịch hoặc chỉ đơn giản là muốn thể hiện rằng họ có quyền truy cập hệ thống dữ liệu theo dõi truy vết.
Huang Jing, một nhà trị liệu tâm lý kỳ cựu ở Thượng Hải cho biết, tình trạng này gây ra các hệ quả tâm lý nặng nề. “Hệ quả dễ thấy nhất là trầm cảm và lo âu. Khả năng xấu nhất là một số có thể tự tử vì cảm thấy bị xã hội tẩy chay”, bà nói.
Không chỉ ở Trung Quốc, theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tỷ lệ lo âu và trầm cảm đã tăng lên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Từ tháng 3/2020, số người bị lo lắng và trầm cảm đã tăng gấp đôi ở một số quốc gia như Mỹ và Anh, theo nghiên cứu được công bố hồi tháng 5.
COVID-19 làm lu mờ kỳ nghỉ 'Tuần lễ vàng' của Trung Quốc
Trước khi lên đường đi tắm biển tại tỉnh Hải Nam, Giám đốc điều hành mạng xã hội Mirage Qi lên một danh sách việc cần làm.
Điều số 1 là phải xét nghiệm COVID-19.
"Mặc dù chúng tôi đã gọi điện trước để kiểm tra với khách sạn của mình, họ nói rằng không cần xét nghiệm vì chúng tôi đi Bắc Kinh nơi không có ca mắc mới, nhưng chúng tôi vẫn chuẩn bị sẵn thì hơn", cô nói với The Straits Times.
Hồi tháng 7, cô đã bị một số khách sạn ở Tứ Xuyên từ chối tiếp nhận vì không có giấy xét nghiệm axit nucleic âm tính với virus SARS-CoV-2. Vào thời điểm đó, một đợt bùng phát nhỏ xuất hiện ở thủ phủ Thành Đô cùng các cụm lây nhiễm có liên quan đến sân bay Nam Kinh.
Người dân Trung Quốc ra đường đông đảo vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh tháng 10/2020. Ảnh: Reuters
Căn cứ tình hình đang có ổ dịch tại Phúc Kiến hiện nay, cô Qi không thể không đề phòng: "Tôi thà chuẩn bị sẵn chứ không muốn kỳ nghỉ của mình bị phá hỏng bởi những thứ như vậy. Gia đình tôi đã không đi du lịch quá lâu rồi".
Đợt bùng phát hiện nay ở tỉnh Phúc Kiến do biến thể Delta rất dễ lây gây ra đã ảnh hưởng đến ít nhất ba thành phố: Tuyền Châu, Phủ Điền và Hạ Môn. Ở Hạ Môn đã cấm toàn bộ phương tiện giao thông ra khỏi thành phố, thực hiện lệnh phong toả "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Tuần trước, các nhà chức trách dự đoán rằng tình hình sẽ được kiểm soát trước cuối tháng 9, cho phép người dân được đi lại tự do hơn trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 1/10. Nhưng triển vọng thực tế lại có phần kém tươi sáng.
Giới chức y tế Phúc Kiến ngày 20/9 đã ghi nhận thêm 28 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc trong đợt bùng phát này lên 366 người, trong đó có 3 trường hợp không triệu chứng.
Nhiều bệnh nhân là học sinh tiểu học chưa được tiêm vaccine phòng ngừa. Truyền thông địa phương đưa tin rằng làn sóng lây nhiễm mới nhất ở Phúc Kiến có thể khởi nguồn từ một phụ huynh học sinh vừa trở về từ Singapore. Ba lần xét nghiệm COVID-19 trong hai tuần cách ly của ông bố này đều cho kết quả âm tính.
Cũng có những mối lo ngại rằng khi kỳ nghỉ Tết Trung thu từ 19 - 21/9 diễn ra, virus có thể có cơ hội lây lan từ Phúc Kiến sang các tỉnh, thành khác. Ngay cả khi không nghỉ lễ, chính quyền địa phương cho biết đã có khoảng 30.000 người rời khỏi Phủ Điền trong thời gian từ ngày 26/8 đến ngày 11/9.
Do vậy, những nhà điều hành tour du lịch cần phải chuẩn bị tinh thần đón làn sóng "hủy chuyến" hàng loạt cùng những số liệu du lịch mờ nhạt có thể xảy ra. Trong khi số lượng chuyến du lịch đã tăng trở lại từ cuối năm ngoái, loạt làn sóng lây nhiễm trong kỳ nghỉ hè năm nay vẫn giáng cú đánh mạnh mẽ vào ngành du lịch.
Ông Song Ze, người điều hành một công ty du lịch ở Bắc Kinh, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng khách hàng đã chọn những hành trình ngắn hơn do tâm lý lo ngại tình hình dịch bệnh sẽ thay đổi và họ có thể bị mắc kẹt".
Đầu tháng 8, không ít người du lịch trong ngày đã bị kẹt lại ở bên ngoài thủ đô Bắc Kinh sau khi thành phố đóng cửa để đối phó với tình trạng lây lan COVID-19 tại các tỉnh lân cận. Các đoạn video xuất hiện trên xã hội cho thấy cảnh sát yêu cầu những người muốn vào Bắc Kinh phải quay đầu.
Những chiến dịch khoanh vùng COVID-19 theo địa phương đã khiến hoạt động đi lại trở nên khó khăn hơn đối với một số công ty liên kết nhà nước. Nhiều nhiều viên của họ đã không rời khỏi thành phố nơi họ đang làm việc trong gần một năm nay để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Chia sẻ với Straits Times, một nhân viên tại một doanh nghiệp nhà nước cho biết: "Do các chính sách của công ty chúng tôi tuân thủ chặt chẽ các chính sách quốc gia nên ban lãnh đạo hết sức cẩn thận về hành trình di chuyển của chúng tôi".
Nam nhân viên này đề nghị giấu tên vì vị trí công việc không được phép trả lời báo chí. Theo anh, có lẽ đã đến lúc đất nước Trung Quốc nên xem xét việc nới lỏng hơn khi những quốc gia khác đang học cách chung sống an toàn với COVID-19.
Niềm tin với tiền mã hóa ở Trung Quốc giảm mạnh Từng là thiên đường của các loại tiền mã hóa, thế nhưng chỉ số tin tưởng vào loại tài sản này của Trung Quốc đã giảm mạnh thời gian gần đây. Theo một cuộc khảo sát được công bố vào ngày 16/9 bởi Morning Consult, mức độ tin tưởng vào tiền mã hóa ở Trung Quốc đã giảm mạnh. Khảo sát được thực...