Nỗi ám ảnh “3 đời trị bệnh”
Thậm chí, nhiều người tỏ ra hoang mang về chất lượng thuốc y học cổ truyền (YHCT) khi nhà nhà, người người trở thành bác sĩ, lương y bày bán thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng (TPCN).
Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, những đoạn video clip quảng cáo thuốc đông y “nhà tôi 3 đời trị bệnh”, “chỉ cần để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí”, hay thuyết phục kiểu “điều trị khỏi 100% – không khỏi không lấy tiền”, “nhiều người đã thử và thành công”… được dàn dựng công phu xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.
Thậm chí, nhiều người tỏ ra hoang mang về chất lượng thuốc y học cổ truyền (YHCT) khi nhà nhà, người người trở thành bác sĩ, lương y bày bán thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng (TPCN).
Để có thể trở thành một bác sĩ YHCT, phải được đào tạo trong môi trường bài bản và khắt khe. Lợi dụng mạng xã hội, hàng loạt kẻ lừa bịp, chưa một ngày được đào tạo chuyên khoa tự nhận là lương y, có các bài thuốc gia truyền tổ tiên để lại, bán cho người bệnh mà chưa ai kiểm chứng thuốc đó là gì.
Vô cảm đến mức, có người còn tạo hiệu ứng truyền thông độc ác, rằng thuốc của họ có thể chữa bách bệnh, ngang nhiên chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội; dùng mọi lời lẽ đánh vào tâm lý ngại điều trị tại cơ sở y tế của bệnh nhân để thỏa mãn việc kiếm tiền trên nỗi đau người bệnh.
Theo một chuyên gia về YHCT, mánh khóe của các loại thuốc “3 đời” này là trộn các hoạt chất tân dược vào đông được để tăng kết quả, rút ngắn quá trình điều trị. Tuy nhiên di chứng về sau thì hết sức nặng nề, có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Không có một dòng thông tin xác thực, kiểm chứng từ ngành y tế, các đoạn video kiểu “nhà tôi 3 đời” ấy cứ xuất hiện tràn lan, ngày một dày đặc.
Video đang HOT
Thậm chí người đứng đầu Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng thừa nhận, nhiều quảng cáo TPCN hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe mạo danh thuốc đông y còn sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, bác sĩ kèm theo phản hồi của người tiêu dùng… có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Trong khi các cơ quan chức năng đang tìm cách “trị” các đoạn quảng cáo vô lương tâm này, mỗi người dân hãy ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình, nên tới bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ khám bệnh, chỉ định phác đồ điều trị, không nên tự ý mua sản phẩm dựa trên thông tin quảng cáo.
Cảnh giác với những quảng cáo điều trị dứt điểm thoái hóa xương khớp
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và làm việc. Bệnh không điều trị khỏi được nên cũng là "miếng mồi" béo bở cho những kẻ bán thuốc thổi phồng quảng cáo...
Thuốc trị dứt điểm thoái hóa
Trên mạng xã hội, chỉ cần tìm kiếm thuốc trị thoái hóa khớp gối, người mua có thể tìm kiếm được hàng loạt các loại thuốc quảng cáo trị dứt điểm thoái hóa khớp gối thậm chí chỉ cần uống 1 viên thuốc có thể khỏi.
Ví dụ thuốc Trankal được quảng cáo là thuốc từ Thái Lan. Người bệnh chỉ cần mua 1 hộp với giá 150 nghìn đồng sau khi uống 1, 2 viên kết quả sẽ khác ngay. Thậm chí, thuốc này còn được quảng cáo như tiên dược với những người thoái hóa khớp gối. Những nhóm backspace khoe chân đau không thể bước lên nổi cầu thang nhưng chỉ uống 2 ngày đã đi lại hoàn toàn bình thường.
Một số loại thuốc nam cũng quảng cáo có công dụng thần dược chỉ dùng một thời gian ngắn là người bệnh sẽ không còn cảm giác đau buốt ổ khớp, đi lại thoái mái. Thoái hóa cũng tan biến hết.
Bác sĩ Dương Tấn Khánh - Giảng viên Đại học Y Dược Huế, BS nội trú tại Dalas, Hoa Kỳ, cho biết bình thường hộp khớp gối có một lớp sụn ở trong bao khớp và nó như cao su để giúp khớp di chuyển uyển chuyển dễ dàng.
Thuốc được quảng cáo điều trị dứt điểm thoái hóa xương khớp
Khớp cũng như lốp xe, chạy xe nhiều thì lốp xe mòn, còn khớp gối đi nhiều lớp sụn sẽ bào mòn và hai phần xương đầu khóp cà vào nhau gây đau, gây ra tình trạng cứng khớp. Khi hai khớp cà vào nhau còn dẫn tới phần xương thương tổn dẫn tới phản ứng viêm gây đau mỗi khi di chuyển. Phản ứng viêm này còn làm sưng các khớp lên nữa. Viêm là cơ chế chính gây đau trong thoái hóa khớp nên hay gọi là viêm xương khớp.
Khi hai xương cứ cọ đi cọ lại làm cho tình trạng viêm tái đi tái lại, phần xương xơ hóa, thay đổi hình dáng mọc thêm các gai xương, cầu xương từ đó làm nặng nề hơn tình trạng đau khớp khi di chuyển.
Bác sĩ Khánh cho biết những người dễ bị thoái hóa khớp đầu tiên đó là người lớn tuổi. Ngoài ra, người béo phì tăng nguy cơ thoái hóa khớp vì người béo phì sức nặng đè lên gối cao hơn người bình thường. Cũng giống như chiếc xe chở quá tải thì sẽ mau hư hại hơn đúng tải vì vậy người béo phì cần giảm cân để phòng thoái hóa khớp. Những người làm công việc vất vả mang vác nặng sẽ dễ bị thoái hóa hơn.
Thoái hóa khớp gối khi lớp sụn đã bào mòn, xương đã xơ hóa, mọc gai xương, biến dạng thì đây là quá trình không hồi phục nên không thể có thuốc nào làm ngược lại quá trình này được. Vì vậy, bác sĩ Khánh nhấn mạnh ngoại trừ thay khớp gối thì không có cách nào chữa khỏi. Vì vậy, bất cứ thuốc quảng cáo chữa lành thoái hóa xương khớp thì đều là lừa bịp.
Sống chung với bệnh
Khi bị thoái hóa khớp, bác sĩ Khánh cho biết người bệnh phải sống với nó đến suốt đời nên quan trọng nhất cần sống chung với thoái hóa. Đầu tiên người béo cần giảm cân để giảm trọng lực lên khớp gối.
Tập vật lý trị liệu hoặc tập thể dục. Những bác sĩ chuyên ngành vật lý trị liệu giúp người bệnh tập đúng các bài, hỗ trợ khớp gối tốt hơn. BS Khánh cho biết có thể lúc đầu tập gây đau hơn nhưng về lâu dài thì vật lý trị liệu vẫn là nguyên tắc trong điều trị thoái hóa khớp gối.
BS Khánh cho biết cách tốt nhất là sống chung với bệnh và tùy từng trường hợp mới sử dụng thuốc.
Nếu các phương án trên không hiệu quả mới sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau. Thuốc giảm đau kháng viêm nhóm Nsaid thường như con dao hai lưỡi. Nếu dùng lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ lên thận, dạ dày và làm nặng nề hơn các bệnh lý tim mạch. Một số thuốc giảm đau ức chế thần kinh cũng có thể sử dụng thêm. Tuy nhiên, các thuốc chỉ có tác dụng giảm đau để đi đứng bình thường được còn không có thuốc nào có thể chữa thoái hóa trở về tình trạng bình thường.
Khi thoái hóa khớp cần cân nhắc kỹ trong lựa chọn thuốc giảm đau vì giảm đau càng mạnh tác dụng phụ càng nhiều. Nếu đau nhẹ nên cố gắng chịu. Đau nặng hơn có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da. Các thuốc bôi nhóm Nsaid ngoài da thấm qua da vào khớp, ít qua máu nên ít tác dụng phụ hơn là thuốc đường uống.
Còn thoái hóa khớp ở các vị trí khác như khớp háng, thoái hóa đốt sống cổ, cột sống thường ít dùng thuốc ngoài da hơn vì các khớp ở sâu hơn khớp gối.
Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần chú ý xem thành phần nhóm thuốc vì nếu có đau dạ dày tá tràng cần báo cho bác sĩ để uống thêm thuốc bảo vệ dạ dày.
Nhiều bệnh nhân viêm gan B bị suy gan, suy thận vì "thuốc truyền miệng" Nhiều bệnh nhân viêm gan B mạn tính vì nôn nóng muốn chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nên đã tìm mua các bài thuốc "truyền miệng" để rồi tiền mất, tật mang. Lặn lội hàng trăm cây số vẫn mua phải thuốc "rởm" Anh N.C.H, 41 tuổi, Hà Nội được bác sĩ chẩn đoán mắc viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, sau...