Noel 2021 là ngày nào và có ý nghĩa gì khiến giới trẻ háo hức mong chờ
Lễ Giáng Sinh luôn là một trong những dịp lễ long trọng của năm và luôn được đón chờ bởi hàng tỷ người trên khắp thế giới.
Hãy cùng tìm hiểu Noel ngày mấy, nguồn gốc, ý nghĩa và thời điểm diễn ra trong ngày lễ này nhé.
Lễ Giáng Sinh là ngày nào? Noel ngày mấy?
Lễ Giáng Sinh (tiếng Anh: Christmas Day), hay còn gọi là Noel, là một ngày lễ xuất hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới và được tham gia bởi hàng tỷ người dân, phần lớn là các giáo dân.
Nhưng bạn có biết Noel ngày mấy hay Giáng Sinh là ngày bao nhiêu dương lịch? Nhưng bạn có biết Giáng Sinh vào ngày bao nhiêu? Lễ Giáng Sinh thường được diễn ra vào đúng ngày 25 tháng 12 hằng năm.
Lễ Giáng sinh năm nay diễn ra vào thứ 7 ngày 25/12/2021.
Vậy năm nay Noel vào thứ mấy? Lễ Noel 2021 sẽ được diễn ra và thứ 7, ngày 25/12/2021. Từ giờ đến Noel còn bao nhiêu ngày?
Vào dịp lễ Giáng Sinh, nhiều gia đình luôn bố trí sẵn những cây thông Giáng Sinh đẹp mắt với nhiều món đồ trang trí bắt mắt. Thậm chí, một số khu vực có cộng đồng giáo dân đông sẽ dựng nên những hang đá đẹp mắt, mô tả lại khoảnh khắc Chúa Giêsu ra đời thiêng liêng.
Dịp Giáng Sinh luôn là một trong những dịp người dân trang trí nhà cửa và hẻm xóm một cách vộ cùng lộng lẫy, và cùng gia đình quây quần bên nhau.
Với những người dân theo Thiên Chúa giáo, họ thường sẽ đến nhà thờ để thực hiện nghi lễ, sau đó trở về nhà và cùng tận hưởng bữa tối bên nhau.
Dù không theo tôn giáo những nhiều bạn trẻ vẫn xuống phố để tạn hưởng không khí Giáng sinh.
Với những ai không theo tôn giáo, họ có thể tận hưởng bầu không khí Giáng Sinh bằng cách đến những nơi trang trí đẹp mắt, chụp ảnh, và thậm chí là tặng quà cho nhau ăn mừng những ngày cuối của năm.
Nguồn gốc của ngày lễ Giáng Sinh
Lễ Giáng Sinh có nguồn gốc từ Thiên Chúa giáo, và xuất hiện từ rất lâu đời – khoảng đầu thế kỷ IV sau Công Nguyên.
Video đang HOT
Dù không rõ lý do chính xác việc chọn ngày 25 làm ngày Giáng Sinh (ngay cả bộ kinh Tân Ước cũng không đề cập vì sao), ngày 25/12 được đề cập lần đầu bởi nhà sử học kiêm nhà du hành Hy Lạp Sextus Julius Africanus vào năm 221, và kể từ đó 25/12 được chấp nhận làm lễ Giáng Sinh trên khắp nơi.
Lễ Giáng Sinh là ngày lễ mừng sự ra đời của chúa Giêsu (Jesus Christ). Đây là một trong những ngày lễ lớn nhất của các giáo dân, và cũng là ngày kết thúc Mùa Vọng, bắt đầu Mùa Giáng Sinh vốn kéo dài 12 ngày và đến đỉnh điểm vào Đêm thứ mười hai.
Hầu như tất cả tín đồ theo Thiên Chúa giáo đều ăn mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25/12 Dương Lịch, vốn đã được áp dụng cho các bộ lịch chung trên toàn thế giới.
Mặc dù vậy, không phải ở đâu cũng ăn mừng Giáng Sinh vào đúng ngày 25/12 Dương Lịch. Một phần nhỏ của Nhà thờ Cơ đốc giáo Đông phương sẽ tổ chức ngày lễ Giáng Sinh vào ngày 25/12 thuộc bộ lịch Julius cũ (tương ứng với ngày 7/1 Dương Lịch).
Ý nghĩa mùa lễ Giáng sinh
Đối với các giáo dân Kitô hữu, ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh là để mừng sự giáng sinh của Chúa Giêsu.
Lễ Giáng sinh là dịp trong đại với các Giáo dân.
Các giáo dân tin rằng, cho dù là ngày 25 hay ngày nào đi nữa, niềm tin Thiên Chúa đến thế gian trong hình hài con người để cứu rỗi cho những tội lỗi của loài người được xem là mục đích lớn nhất của việc kỷ niệm ngày lễ Giáng Sinh.
Vì thế, mỗi khi Giáng Sinh về hằng năm, các giáo dân sẽ kỷ niệm ngày giáng sinh của Chúa Giêsu thông qua những buổi lễ thiêng và nhiều hoạt động ý nghĩa.
Ngày lễ Giáng Sinh còn có một câu chuyện truyền thống nói về khoảnh khắc ra đời của Chúa Giêsu. Theo như lời tiên tri, khi Thánh Giuse (Joseph) và Đức Mẹ Mary đặt chân đến thành phố Bethlehem, họ đã không có nơi để tá túc nên họ chọn ngủ ở bên ngoài chuồng ngựa, và đây cũng là nơi Chúa Hài Đồng được sinh ra.
Các thiên thần đã loan báo tin cho người chăn cừu, và những người chăn cừu đã lan rộng thông tin này. Đây cũng chính là lý do các giáo dân thường trang trí những chiếc hang đá có tượng Thánh Giuse, Đức Mẹ Mary và một đứa trẻ để mô tả lại khoảnh khắc thiêng liêng này.
Mọi người làm gì vào lễ Giáng Sinh?
Mỗi nơi trên thế giới đều có phong tục ăn mừng lễ Giáng Sinh khác nhau. Ở phương Tây, ngày lễ Giáng Sinh được xem là ngày lễ chính thức nên sẽ có một hoặc hai ngày nghỉ cho người lao động.
Ngoài thời gian nghỉ ngơi và tiến hành lễ tại nhà thờ, người dân phương Tây cũng sẽ ăn tối, tặng quà cho nhau, trang trí nhà cửa bằng cây thông và nhiều vật dụng, và gặp gỡ láng giềng sau một năm làm việc.
Riêng tại Việt Nam, dù chưa được công nhận là ngày nghỉ chính thức, nhưng Giáng Sinh vẫn được xem là ngày lễ trọng đại và được tham gia bởi rất nhiều người Việt, cả theo tôn giáo lẫn không theo tôn giáo.
Giáng sinh về trên phố.
Đường phố Việt Nam sẽ được trang trí đèn màu, cây thông và vòng nguyệt quế đúng với bầu không khí Giáng Sinh. Mọi người sẽ thường tặng quà cho nhau, trao những câu chúc ý nghĩa, và tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi giải trí bổ ích.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lễ Giáng sinh như nguồn gốc, ý nghĩa và ngày lễ Noel ngày mấy. Lễ Noel năm nay đang ngày càng đến gần, trong những ngày tháng cuối cùng của năm cũ, bạn hãy dành thời gian cho gia đình và những người thân yêu để tận hưởng một lễ Giáng sinh an lành và ấm áp.
Cầu Thuận Phước Đà Nẵng - tọa độ check in 'sang - xịn -mịn' dành cho giới trẻ
Cầu Thuận Phước Đà Nẵng là một trong những kiến trúc tiêu biểu của thành phố. Không chỉ là công trình giao thông, cây cầu còn mang đến nhiều giá trị về văn hóa, du lịch được người dân địa phương và khách du lịch yêu thích.
Định vị vị trí cầu Thuận Phước Đà Nẵng
Nếu như cầu Quay sông Hàn là cây cầu đầu tiên đánh dấu sự phát triển của thành phố, chứng kiến sự chuyển mình ở phía Đông sông Hàn; cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng với hình ảnh cánh buồm vươn xa và con rồng dũng mãnh thể hiện ý chí khát khao vươn lên không ngừng nghỉ của Đà Nẵng thì cầu Thuận Phước lại đứng sừng sững ở đầu biển cuối sông quyến rũ bao người bởi vẻ đẹp tinh tế, sang trọng và nổi bật với những ánh đèn lấp lánh tỏa sáng giữa vùng sông nước mênh mông.
Cây cầu có lối thiết kế hiện đại
Cầu Thuận Phước Đà Nẵng nằm ở vị trí rất đặc biệt, ở cuối cùng của sông Hàn, liền kề vịnh Đà Nẵng. Vị trí đó cũng là nơi sông Hàn đổ ra vịnh Đà Nẵng. Có thể nói rằng, cây cầu án ngữ ở vị trí độc nhất có 1 - 0 - 2, là "ngã ba" với một bên là biển cả bao la, một bên là sông Hàn, phía trước là bán đảo Sơn Trà với những dãy núi điệp trùng nhấp nhô.
Cầu Thuận Phước Đà Nẵng chính thức được khởi công xây dựng vào năm 2003 và hoàn thành sau 6 năm. Cầu có vốn đầu tư tầm 1.000 tỷ đồng với với chiều dài gần 2km. Cầu rộng gần 20m, có 4 làn xe ô tô với hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại.
Cây cầu được xây dựng vào năm 2003
Cầu Thuận Phước không chỉ giúp kết nối giao thông, tạo đà phát triển kinh tế mà còn tạo nên một công trình kiến trúc nổi bật thúc đẩy phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh năng động của thành phố Đà Nẵng. Cho đến hiện nay thì cây cầu vẫn đang nắm giữ kỷ lục là cây cầu có khẩu độ nhịp dây võng lớn nhất nước ta.
Di chuyển đến cầu Thuận Phước Đà Nẵng
Bắt đầu xuất phát từ trung tâm Đà Nẵng, bạn di chuyển đến đường Âu Cơ tới ngã ba, rẽ trái vào đường số 5. Từ đây tiếp tục đi thẳng rồi rẽ trái vào đường Nguyễn Lương Bằng. Đi thêm một đoạn ngắn nữa thì rẽ trái vào đường Phan Văn Định. Chạy cho tới cuối đường thì rẽ vào đường Nguyễn Tất Thành, đi thẳng hết đường sẽ thấy được cây cầu Thuận Phước.
Những trải nghiệm thú vị ở cầu Thuận Phước
Check in siêu đẹp
Nhắc đến các điểm check in cực đỉnh ở Đà Nẵng thì nhát định không thể bỏ qua cầu Thuận Phước. Trên cây cầu này cũng như khu vực xung quanh có rất nhiều vị trí chụp ảnh siêu xinh. Đứng từ trên cầu, bạn không chỉ thấy được cả một thành phố Đà Nẵng năng động, trẻ trung mà còn được chiêm ngưỡng khung cảnh biển cả mênh mông, núi non quyến rũ. Nơi đây hứa hẹn mang tới cho bạn một bacground sống ảo ấn tượng.
Khu vực dành riêng cho người đi bộ
Theo kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng thì bạn nên ghé tới đây check in vào những ngày có nắng nhẹ, trời xanh cao. Khoảng thời gian đẹp nhất là từ 7h00 - 8h00 hoặc 16h30 - 18h00. Lúc đó khung cảnh ở cầu được gói gọn trong hai chữ "lãng mạn". Đây cũng chính là lúc biển trời được nhuộm một sắc cam ấn tượng khiến cho bao trái tim phải bồi hồi, lưu luyến. Nhiều du khách, cặp đôi thường chọn tới cầu vào khoảng thời gian đó để chụp được những bức hình độc đáo để làm kỷ niệm.
Ngồi ngắm hoàng hôn dưới chân cầu
Ngắm hoàng hôn
Đến cầu Thuận Phước Đà Nẵng vào những buổi chiều tà bạn sẽ cảm nhận được rằng cây cầu này đẹp như một câu chuyện tình vậy. Đứng từ trên câu hay bất cứ một góc nhỏ nào gần đó bạn sẽ được chứng kiến mặt trời đỏ rực dần hạ thấp xuống, phủ một lớp cam vàng vô cùng lãng mạn.
Ánh chiều tà ở đây đẹp như một câu chuyện tình vậy
Ngắm cảnh sắc sông Hàn về đêm
Vào mỗi thời điểm trong ngày, cầu Thuận Phước Đà Nẵng lại khoác lên cho mình những tấm áo khác nhau. Sau hoàng hôn cũng là lúc thành phố lên đèn, cây cầu cũng bắt đầu mở tiệc ánh sáng muôn màu với hàng trăm đèn LED lung linh, ngả bóng xuống dòng sông hiền hòa, huyền ảo.
Hơn cả một huyết mạch giao thông, cầu Thuận Phước Đà Nẵng giờ đây đã trở thành một biểu tượng du lịch của thành phố. Nếu có dịp du lịch Đà Nẵng bạn hãy ghé tới chiêm ngưỡng và check in cây cầu tuyệt vời này nhé!
Mốt chụp ảnh check in mới, cơn sốt hút giới trẻ năm nay Vào vụ thu hoạch cam, hàng trăm du khách lui tới mỗi ngày tại làng cam Vạn Yên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh để thưởng thức trái ngọt tại vườn và mua về làm quà. Tại xã Vạn Yên, hầu như nhà nào cũng có một vườn cam, với tổng diện tích khoảng 200 ha phân bố tại nhiều khu đồi. Trước đây,...