Nobel Kinh tế được trao cho 3 người Mỹ
Giải Nobel Kinh tế 2021 đã thuộc về 3 nhà kinh tế học người Mỹ là David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens. Cả ba sẽ cùng chia sẻ giải thưởng trị giá 1,14 triệu USD.
Ba chủ nhân của giải Nobel Kinh tế năm 2021 – Ảnh chụp từ clip
Theo Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, ông David Card được nhận một nửa giải thưởng vì “những đóng góp thực nghiệm đối với kinh tế học lao động”.
Hai ông Angrist và Imbens chia sẻ một nửa giải thưởng còn lại “vì những đóng góp về phương pháp luận trong việc phân tích các mối quan hệ nhân quả trong lĩnh vực kinh tế”.
Ba người đoạt giải “đã cách mạng hóa công việc thực nghiệm trong kinh tế học. Họ đã chứng minh rằng thực sự có thể trả lời những câu hỏi quan trọng, ngay cả khi không thể tiến hành thí nghiệm ngẫu nhiên”.
Ba nhà khoa học cũng được tôn vinh vì đã tiên phong tìm hiểu tác động nhân quả của chính sách kinh tế và các sự kiện khác bằng “thí nghiệm tự nhiên, trong đó các sự kiện ngẫu nhiên hoặc thay đổi chính sách dẫn đến việc các nhóm người được đối xử khác nhau, theo cách giống với các thử nghiệm lâm sàng trong y học”, bà Eva Mork, thành viên Ủy ban Nobel, nói với các phóng viên khi công bố giải thưởng.
Một thí nghiệm như vậy của nhà kinh tế Card về tăng lương tối thiểu ở bang New Jersey (Mỹ) vào đầu thập niên 1990 đã khiến các nhà nghiên cứu xem xét lại quan điểm của họ rằng mức tăng như vậy luôn dẫn đến việc giảm việc làm.
Video đang HOT
Guido Imbens cho biết ông rất bất ngờ khi nhận được một cuộc điện thoại thông báo đã được trao giải.
Nhà kinh tế học người Mỹ gốc Hà Lan đồng thời cho biết ông rất xúc động khi được chia sẻ giải thưởng với hai người bạn tốt của mình. Ông Angrist là phù rể trong đám cưới của ông Imbens, theo Hãng tin Reuters.
Năm ngoái, giải Nobel Kinh tế đã được trao cho hai nhà kinh tế Mỹ là Paul. R.Milgrom và Robert B.Winson, với công trình nghiên cứu về lý thuyết đấu giá và những sáng tạo về các hình thức đấu giá mới.
Nobel Kinh tế không nằm trong 5 giải Nobel được đặt ra theo nguyện vọng của ông Alfred Nobel vào năm 1895.
Giải này có tên gọi chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank (tên của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển) về khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel, tuy nhiên thường được gọi tắt là giải Nobel Kinh tế nhằm vinh danh những nhân vật có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế học.
Nobel Kinh tế là giải thưởng cuối cùng khép lại “mùa Nobel” hằng năm. Cũng giống như mọi năm trước, các nhân vật được trao giải Nobel năm nay khiến nhiều người ngưỡng mộ nhưng cũng bất ngờ vì nằm ngoài dự tính.
- Nobel Hòa bình 2021 được trao cho hai nhà báo Philippines Maria Ressa và nhà báo Nga Dmitry Muratov của Nga.
- Nobel Văn học thuộc về tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah (Tanzania).
- Nobel Hóa học dành cho hai nhà khoa học Benjamin List (Đức) và David MacMillan (Mỹ) vì cống hiến của họ trong việc phát triển một công cụ chính xác để hình thành phân tử: xúc tác hữu cơ.
- Nobel Vật lý thuộc về giáo sư Syukuro Manabe (90 tuổi – người Mỹ gốc Nhật), giáo sư Klaus Hasselmann (90 tuổi – người Đức) và giáo sư Giorgio Parisi (73 tuổi – người Ý).
- Nobel Y sinh năm 2021 được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian.
Giải Nobel Hòa bình năm 2021 thuộc về hai nhà báo Maria Ressa và Dmitry Muratov
Ngày 8/10 theo giờ Na Uy (chiều 8/10 giờ Việt Nam), Ủy ban Giải Nobel Na Uy tuyên bố Giải Nobel Hòa bình năm 2021 thuộc về Maria Ressa và Dmitry Muratov.
Hai đồng chủ nhân Giải Nobel Hòa bình năm 2021. Ảnh: nobelprize.org
Ủy ban Giải Nobel Na Uy tuyên bố Giải Nobel Hòa bình năm 2021 thuộc về hai nhà báo điều tra Maria Ressa (người Mỹ gốc Philippines và Dmitry Muratov (người Nga) vì những hoạt động liên quan tới tự do báo chí.
Maria Angelita Ressa , sinh năm 1963, là một nhà báo nổi tiếng gốc Philippines, đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của tờ Rappler. Trong khi Dmitry Muratov là chủ bút của tờ báo tiếng Nga Novaya Gazeta, vốn nổi tiếng với những bài báo chống tham những và bảo vệ nhân quyền.
Giải Nobel Hòa bình được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1901 và cho tới nay đã có tổng cộng 101 giải được trao. Có 25 tổ chức và 17 phụ nữ là chủ nhân của Giải Nobel Hòa bình.
Năm 2020, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) được vinh danh Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực không mệt mỏi của tổ chức quốc tế này nhằm đảm bảo an ninh lương thực, giảm tình trạng thiếu lương thực và nạn đói trên thế giới. Ban tổ chức đánh giá các nỗ lực của WFP không chỉ giúp giảm đói nghèo trên thế giới, nhất là ở châu Phi, mà còn đóng góp cho ổn định và an ninh toàn cầu, cũng như vai trò thúc đẩy các nỗ lực ngăn chặn sử dụng đói nghèo làm vũ khí cho chiến tranh và xung đột.
Nobel Hòa bình là giải thứ 5 được công bố trong mùa giải Nobel năm 2021. Trước đó, ngày 7/10, Ủy ban Nobel thuộc Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao Giải Nobel Văn học năm 2021 cho nhà văn, tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah vì những tác phẩm thể hiện sự thâm nhập quyết liệt và lòng trắc ẩn của ông đối với ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa.
Ngày 6/10, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển đã trao Giải Nobel Hóa học năm 2021 cho hai nhà khoa học Benjamin List và David W.C. MacMillan để ghi nhận "công trình nghiên cứu liên quan tới quá trình phát triển một hình thức xúc tác hữu cơ không đối xứng (asymmetric organocatalysis).
Ngày 5/10, Giải Nobel Vật lý 2021 đã được trao cho ba nhà khoa học Mỹ, Đức và Italy nhằm tôn vinh những đóng góp đột phá của họ cho sự hiểu biết của giới khoa học về các hệ thống vật lý phức tạp. Mở đầu mùa giải Nobel năm nay, hôm 4/10, Giải Nobel Y học thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian với những khám phá về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác.
Giải Nobel, là một giải thưởng quốc tế trao thường niên kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực Vật lý, Y sinh, Hóa học, Văn học và Hòa bình; riêng giải Nobel Hoà bình có thể được trao cho cá nhân hay một tổ chức. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào hệ thống giải một giải thưởng về lĩnh vực Kinh tế để tưởng nhớ nhà bác học Alfred Nobel, "cha đẻ" giải Nobel.
Đại dịch COVID-19 cũng sẽ ảnh hưởng đến cách thức tổ chức lễ trao giải Nobel. Thay vì quy tụ tất cả những người đoạt giải tại Stockholm (Thụy Điển) vào tháng 12 như thông lệ, các nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Thụy Điển tại các nước sẽ đến trao giải cho những người chiến thắng. Tuần lễ kỷ niệm sẽ kết hợp tổ chức các sự kiện trực tiếp và trực tuyến.
Mùa giải Nobel 2021 sẽ khép lại với lễ công bố Nobel Kinh tế vào ngày 11/10 tới.
Chủ nhân giải Nobel Y Sinh 2021: 'Tôi tưởng mình bị lừa' Nói về lúc nhận tin đã giành giải Nobel Y Sinh 2021, David Julius, nhà sinh lý học người Mỹ, cho biết tưởng đây là trò đùa. Tin nhắn ban đầu đến từ người chị dâu đang sống ở California. Bà thông báo một người tự xưng là Thomas Perlmann (Tổng thư ký Ủy ban Nobel) đã cố gắng liên lạc với Julius....