Nobel 2022: Những ứng cử viên tiềm năng của giải thưởng Vật lý
Theo kế hoạch, 16h45 chiều 4/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố chủ nhân của giải Nobel Vật lý 2022.
Theo kế hoạch, 16h45 chiều 4/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố chủ nhân của giải Nobel Vật lý 2022. Ảnh: statnews.com
Giới chuyên gia dự báo nhiều khả năng giải thưởng năm nay sẽ được trao cho các nghiên cứu về ánh sáng, trong đó nổi bật nhất có lẽ là những công trình nghiên cứu về uốn cong và điều khiển ánh sáng để khiến cho vật thể trở nên vô hình hoặc khai thác ánh sáng hiệu quả hơn để sản xuất điện.
Chuyên gia David Pendlebury – thuộc công ty phân tích Clarivate Analytics, chuyên dõi theo các ứng cử viên Nobel tiềm năng trong lĩnh vực khoa học – cho biết: “Trong những năm qua, đã có rất nhiều giải thưởng được trao cho các lĩnh vực vật lý thiên văn, vũ trụ học. Do đó, tôi không nghĩ đó là chủ đề của giải thưởng năm nay”.
Ông bày tỏ đánh giá cao đối với nhà khoa học John B. Pendry (Anh) – người nổi tiếng với “áo choàng tàng hình” mà qua đó sử dụng các vật liệu để bẻ cong ánh sáng, khiến các vật thể trở nên vô hình. Ngoài ra, chuyên gia này cũng đặt kỳ vọng vào những ứng cử viên tiềm năng khác là 2 nhà khoa học Sajeev John (Canada) và Eli Yablonovitch (Mỹ) – những nhà vật lý học vào năm 1987 đã phát hiện ra các tinh thể quang tử có thể kiểm soát và điều khiển luồng ánh sáng.
Video đang HOT
Trong khi đó, bà Ulrika Bjorksten – một nhà bình luận khoa học của Đài Phát thanh công cộng Thụy Điển – nhận định Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển năm nay có thể tôn vinh những nghiên cứu trong lĩnh vực quang điện: chuyển đổi ánh sáng thành điện năng. Theo bà, nghiên cứu về perovskite (pêrôphít) – một khoáng vật được nhà khoa học Lev Perovski (người Nga) phát hiện vào thế kỷ 19 – có thể sẽ được ghi nhận năm nay. Bà đánh giá: “Ông ấy là khởi nguồn của việc vì sao lại có nhiều sự chú ý dành cho perovskite đến vậy”. Những phát hiện gần đây cho thấy perovskite có thể hoạt động rất hiệu quả trong pin Mặt Trời màng mỏng có thể sẽ mang về cho nhà khoa học Lev Perovski giải Nobel Vật lý của năm nay. Ngoài ra, chuyên gia Bjorksten cũng cho rằng Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ ca ngợi thành tựu của ông Henry Snaith – một giáo sư vật lý người Anh đang làm việc tại trường Đại học Oxford và là người đang phát triển các vật liệu và cấu trúc mới cho pin Mặt Trời lai (hybrid).
Giới quan sát cũng đang hướng tới nhà khoa học Nam-Gyu Park ( Hàn Quốc) với nghiên cứu cải thiện tính ổn định của pin quang điện. Tuy nhiên, theo bà Bjorksten, các nhà khoa học về quang điện có thể sẽ không được xướng tên trong năm nay vì lĩnh vực này quá rộng lớn. Bà nói: “Để lựa chọn người chiến thắng thực sự là điều khó khăn… do có quá nhiều người tham gia lĩnh vực này” .
Về phần mình, nhà báo Linus Brohult của Đài Truyền hình quốc gia Thụy Điển SVT cho rằng chuyên gia vật lý vi mô Stephen Quake (Mỹ) xứng đáng đoạt giải với nghiên cứu về động lực học chất lỏng vi mô.
Năm ngoái, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã vinh danh 3 nhà khoa học: Syukuro Manabe (người Mỹ sinh tại Nhật Bản), Klaus Hasselmann (Đức) và Giorgio Parisi (Italy) cho các công trình đột phá của họ trong việc dự đoán biến đổi khí hậu và những kiến thức về các hệ thống vật lý phức tạp.
Kể từ khi giải Nobel Vật lý bắt đầu được trao vào năm 1901, mới chỉ có 4 nhà khoa học nữ – là Marie Curie (người Pháp gốc Ba Lan, năm 1903), Maria Goeppert Mayer (người Mỹ gốc Đức, năm 1963), Donna Strickland (người Canada, 2018) và Andrea Ghez (người Mỹ, 2020) – giành được giải thưởng danh giá này.
Trung Quốc xây dựng nhà máy 'hydro xanh' lớn nhất thế giới
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước, Trung Quốc đang xây dựng nhà máy "hydro xanh" chạy bằng năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới ở Tân Cương trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon.
Hydro hóa lỏng được sản xuất tại địa điểm này có thể được vận chuyển đến nhiều khu vực khác của Trung Quốc. Ảnh: CCTV
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, dự án nhà máy hydro xanh được xây dựng ở thành phố Kuqa, phía nam Tân Cương, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo - bao gồm năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió - để sản xuất hydro. Sau đó, nguồn năng lượng này được hóa lỏng và vận chuyển quãng đường dài thông qua các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng ở những vùng đông dân nhất của đất nước.
Nhà máy đang được xây dựng theo một phần của kế hoạch Phát thải Carbon Dioxide của quốc gia, có năng lực sản xuất 20.000 tấn hydro mỗi năm. Các tấm pin Mặt Trời sẽ có diện tích hơn 630 ha, tương đương với kích thước của hơn 900 sân bóng đá.
"Khu vực Tân Cương giàu tài nguyên ánh sáng Mặt Trời, là nơi hoàn hảo để khám phá quá trình sản xuất hydro xanh. Chi phí sản xuất hydro ở đây từ quá trình điện phân quang điện chỉ là 18 nhân dân tệ/kg ", ông Cao Jie, quản lý của Tập đoàn Hoá chất và Dầu khí Sinopec, nói với CCTV.
Hydro xanh được sản xuất bằng cách sử dụng điện từ các nguồn tái tạo để phân hủy nước thành hai nguyên tố hydro và oxy. Nguồn năng lượng sạch hơn này được tạo ra để thay thế "hydro xám", sử dụng nhiên liệu hóa thạch thay vì tái tạo. Theo một báo cáo của đài truyền hình trung ương CCTV, nhà máy này sẽ giúp Trung Quốc giảm lượng phát thải carbon dioxide hàng năm xuống khoảng 500.000 tấn.
Ling Yiqun, nhà quản lý khác từ "gã khổng lồ" năng lượng Sinopec, ước tính rằng trong tương lai, toàn ngành xăng dầu sẽ tạo ra thị trường với quy mô hơn 14,8 tỷ USD nhờ việc thay thế hydro xám bằng hydro xanh.
Ông Li Bo, quan chức tại Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia, cho biết pin nhiên liệu hydro có lợi thế hơn do hiệu suất cao và phạm vi hoạt động lớn. Một kg hydro có thể tạo ra lượng nhiệt tương đương với 4 lít xăng và chi phí dự kiến sẽ giảm khi nó được sử dụng rộng rãi hơn.
Vào đầu tháng này, Bắc Kinh đã đề xuất kế hoạch khuyến khích sản xuất hydro xanh. Ông Dai Jianfeng, Phó kỹ sư trưởng của Viện thiết kế quy hoạch điện lực, nói với CCTV: "Trong tương lai, sản xuất hydro từ điện phân nước sẽ trở thành phụ tải lớn nhất của hệ thống điện, chiếm hơn 20% tổng lượng điện tiêu thụ".
Tháng trước, một nhà nghiên cứu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin cho biết hydro có thể giúp giải quyết tình trạng mất cân bằng địa lý trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của đất nước.
Chuyên gia Cui Zhiguang viết trong một bài báo đăng trên Tạp chí Industry Perspective: "Các nguồn năng lượng tái tạo tập trung ở tây bắc Trung Quốc, trong khi các nhà máy tiêu thụ năng lượng cao và hầu hết các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu đều nằm ở phía đông. Năng lượng thặng dư ở phần phía tây, sau khi được chuyển đổi thành hydro, có thể được chuyển đến miền đông Trung Quốc thông qua các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên hiện có. Do đó, quá trình này sẽ giúp giảm bớt các hạn chế về năng lượng".
Bồ Đào Nha khởi động công viên điện Mặt trời nổi lớn nhất châu Âu Bồ Đào Nha đang chuẩn bị khởi động công viên điện Mặt trời nổi trên mặt nước của đập Alqueva, miền Nam nước này, trong tháng 7 tới. Công viên điện Mặt trời lớn nhất châu Âu này là một trong những kế hoạch của Bồ Đào Nha nhằm giảm phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, vốn tăng giá...