Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng đã xuống dưới 2%
Số liệu về nợ xấu mới nhất đã được cập nhật tại hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019, tổ chức ngày 5/7.
Ước tính toàn hệ tống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 937,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, nợ xấu tiếp tục được tập trung xử lý và tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống đã giảm mạnh.
Video đang HOT
Cụ thể, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6/2019, ước tính toàn hệ tống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 937,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó riêng trong năm 2018, đã xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%.
Dù chưa cập nhật cụ thể thêm về nợ tiềm ẩn thành nợ xấu, nhưng mức nợ xấu nội bảng nói trên đã nằm dưới ngưỡng 2% – ngưỡng mà tại Nghị quyết số 01 vừa ban hành đầu năm nay Chính phủ đặt ra yêu cầu hệ thống ngân hàng phải đảm bảo thực hiện được cho năm nay.
Về kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 6/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng ước đã xử lý được 264,06 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 127,641 nghìn tỷ đồng.
Kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 theo hình thức khách hàng trả nợ có xu hướng tăng, phần nào phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện khi tổ chức tín dụng, VAMC có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết số 42.
Bên cạnh việc cập nhật tỷ lệ nợ xấu, tại hội nghị trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng cho biết, nhờ giữ ổn định các mức lãi suất điều hành, chỉ đạo tổ chức tín dụng rà soát, cân đối tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo an toàn tài chính nên mặt bằng lãi suất trong 6 tháng đầu năm cơ bản ổn định. Hiện lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn và khoảng 9-11%/năm đối với trung, dài hạn.
Thống đốc cũng cho biết sẽ tiếp tục triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020. Trong đó, tập trung xử lý hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém; chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, nhằm bảo đảm hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và giữ vững ổn định kinh tế – xã hội tại địa phương; tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phát triển các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại; tiếp tục thực hiện chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng; thực hiện các giải pháp để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí ngân hàng…
Theo vneconomy.vn
Thống đốc Lê Minh Hưng: Dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức cao nhất từ trước đến nay
Trong 6 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua được ngoại tệ rất lớn, đưa tổng dự trữ ngoại hối nhà nước lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố được tổ chức ngày 4/7 ở Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thông tin, trong 6 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua được ngoại tệ rất lớn, đưa tổng dự trữ ngoại hối nhà nước lên mức cao nhất từ trước đến nay.
*Kiểm soát tốt thị trường ngoại hối
Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định: "Những biến động trong 6 tháng đầu năm rất khó đoán ở trên thị trường quốc tế cũng như trong khu vực, nhưng chúng ta đã chủ động và linh hoạt để có những giải pháp nhằm giữ ổn định thị trường ngoại tệ ".
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng. Ảnh: TTXVN
Chính vì vậy, tỷ giá trung tâm điều hành trong 6 tháng đầu năm mới điều chỉnh 1% và tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại cũng như liên ngân hàng được điều chỉnh mức từ 0,3 - 0,4%. Điều đó cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát tốt tình hình.
Khẳng định tất cả các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế đều được cân đối đầy đủ, Thống đốc Lê Minh Hưng nhận định, mặc dù thị trường có những biến động bên ngoài nhưng hoàn toàn có đầy đủ những công cụ để có thể kiểm soát tốt tỷ giá.
"Đây là cơ sở để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thời gian qua nâng hạng tín nhiệm đối với Việt Nam nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng. Điều này cũng là bước đệm để chúng ta xử lý những tác động bất lợi từ bên ngoài", Thống đốc nói.
*Mặt bằng lãi suất ổn định
Thống đốc khẳng định ngay từ đầu năm, 4 ngân hàng thương mại là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Cụ thể, các ngân hàng giảm lãi suất cho vay không chỉ đối với các khoản tín dụng cấp mới mà kể cả các khoản dư nợ tín dụng trong 5 lĩnh vực ưu tiên đều được giảm lãi suất cho vay.
"Điều này trước hết là giảm chi phí cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế, nhưng cũng là cái neo để giữ ổn định lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Chính vì vậy, 6 tháng đầu năm mặt bằng lãi suất cho vay được giữ ổn định và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên được giảm theo chỉ đạo ngay từ đầu năm", người đứng đầu ngành ngân hàng khẳng định.
*Tín dụng tăng 7,33%
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, tín dụng tăng 7,33% trong 6 tháng đầu năm. Mức tăng này xấp xỉ mức tăng của năm 2018. Cơ cấu tín dụng vẫn đang chuyển biến tích cực, hỗ trợ đạt được tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao có lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo và xuất khẩu.
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tín dụng cho nền kinh tế một cách linh hoạt, có những điều chỉnh kịp thời, đáp ứng đầy đủ cung ứng vốn cho nền kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được ổn định vĩ mô, đi kèm với đó là đảm bảo chất lượng tín dụng, đưa tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng ở những phân khúc có khả năng rủi ro.
Liên quan đến tín dụng cho chăn nuôi, Thống đốc cho biết hiện nay, dư nợ cho lĩnh vực này là trên 51 nghìn tỷ đồng; trong đó, dư nợ bị tác động thiệt hại trong đợt dịch tả lơn châu Phi khoảng 1.700 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong thẩm quyền của mình cơ cấu lại nợ và cho vay mới để phục vụ sản xuất kinh doanh. Tới đây Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có những giải pháp xử lý tiếp theo, đánh giá lại toàn bộ tác động của dịch tả lợn châu Phi để phối hợp cùng địa phương xử lý tiếp./.
Theo bnews.vn
"Tốt nghiệp" Basel II: Giờ G sắp điểm Dù chỉ còn 1 năm nữa là tới thời hạn chót 10 ngân hàng được thí điểm triển khai Basel II thành công, nhưng hiện số ngân hàng "tốt nghiệp" Basel II chỉ mới được hơn nửa. Mới đếm trên đầu ngón tay Hệ thống ngân hàng vừa có thêm ACB và trước đó là 3 nhà băng "tốt nghiệp" Basel II là...