Nợ xấu tại VAMC của Agribank bất ngờ giảm 9.400 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018
Nửa đầu năm nay, nợ xấu chưa xử lý tại VAMC của Agribank bất ngờ giảm tới 9.403 tỷ đồng, từ 18.993 tỷ đồng thời điểm đầu năm xuống 9.590 tỷ đồng.
Nợ xấu tại VAMC của Agribank bất ngờ giảm 9.400 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính riêng bán niên năm 2018. Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt 3.796 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đi vào chi tiết, hầu hết các mảng kinh doanh của Agribank đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt. Mảng cốt lõi tín dụng – đầu tư đem về 19.131 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 12%. Trong khi đó, mảng dịch vụ đem về 1.611 tỷ đồng lãi thuần, tăng 27%; mảng ngoại hối đem về 383 tỷ đồng lãi thuần, tăng 11%; các hoạt động khác đem về 2.679 tỷ đồng lãi thuần, tăng 59%.
Trừ đi chi phí hoạt động, Agribank ghi nhận 14.199 tỷ đồng lợi nhuận thuần trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Do tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần giảm từ 75,8% xuống 73,3% nên lợi nhuận trước thuế của Agribank tăng cao hơn với 37%, đạt 3.796 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Agribank đạt 1.197.300 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,9% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay đạt 925.217 tỷ đồng, tăng 5,6%; trong đó nợ xấu nội bảng đạt 20.161 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu nội bảng 2,18%.
Video đang HOT
Đáng chú ý, nợ xấu chưa xử lý tại VAMC của Agribank bất ngờ giảm tới 9.403 tỷ đồng, từ 18.993 tỷ đồng xuống 9.590 tỷ đồng.
Nếu tính cả nợ xấu tại DATC (196 tỷ đồng), tổng nợ xấu của Agribank tính đến hết ngày 30/6/2018 ở mức 29.947 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng dư nợ cho vay, giảm mạnh từ mức 4,15% cuối năm 2017 và mức 6,38% cuối năm 2016. Việc đưa tỷ lệ nợ xấu thực tế về dưới 3% đối với Agribank xem như chỉ còn là vấn đề thời gian.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Agribank tính đến ngày 30/6/2018 ở mức 56.747 tỷ đồng, tăng 5,7% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng ở mức 1.053.187 tỷ đồng, tăng 4,5%; trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm 11,2%.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Không buông bỏ tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang áp dụng những bước đi uyển chuyển, linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá, lãi suất và thể hiện quyền chủ động rõ nét vai trò người kiểm soát thị trường.
Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng những bước đi uyển chuyển, linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá. Ảnh: THÀNH HOA
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vào ngày 31-12-2017 dư nợ cho vay khách hàng đạt 864.461 tỉ đồng. Năm nay hạn mức tín dụng của Agribank được phân bổ 14%, nhưng đến cuối tháng 7-2018 ngân hàng mới chỉ tăng trưởng tín dụng chưa đầy 7%.
Do vốn tự có hợp nhất thực sự dự kiến đến hết năm không tới 62.000 tỉ đồng, chỉ số an toàn vốn thực của Agribank có khả năng rơi về mức nhỉnh hơn 8%, thấp hơn quy định, nên Agribank khó mà sử dụng hết hạn mức tín dụng. Một phần trăm tăng trưởng tín dụng của Agribank tương đương hơn 8.600 tỉ đồng. Chỉ cần cơ quan quản lý điều tiết 1% hạn mức tín dụng có thể bỏ không của Agribank và phân bổ cho một số ngân hàng cổ phần, thì mặt bằng tín dụng sẽ bằng phẳng hơn mà vẫn không ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay.
Tuy nhiên NHNN đã nói "không" với bất kỳ sự điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng nào của bất cứ ngân hàng nào năm nay. Sự san sẻ hạn mức tín dụng giữa các ngân hàng đang và sẽ không được phép thực hiện. Điều này dẫn đến nhu cầu vốn huy động của ngân hàng nói chung và của những tổ chức tín dụng cổ phần nhỏ nói riêng giảm xuống. Khi không cần vốn đầu vào quá nhiều, ngân hàng hạ lãi suất tiết kiệm và về cơ bản sẽ giảm giao dịch vay mượn trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất, do đó, sẽ hạ.
Từ cách điều hành của NHNN có thể dự báo gì? NHNN sẽ không buông bỏ tỷ giá cho dù thách thức của thị trường lớn đến đâu. Lãi suất sẽ được "hy sinh" một cách từ tốn và có tính toán về thời điểm, liều lượng. Mức độ "hy sinh" của lãi suất đến mức độ nào phụ thuộc vào chỉ tiêu cũng như thực tế lạm phát năm tới.
Cho đến trước tháng 6 năm nay, hạ lãi suất vẫn còn là một trong những mục tiêu của nhà điều hành, nhưng những biến động của thị trường tài chính quốc tế và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến chính sách tiền tệ của nhiều nước, trong đó có Việt Nam thay đổi. Để bảo vệ đồng nội tệ và tiếp tục chính sách thả nổi có kiểm soát tỷ giá, công cụ lãi suất trở thành tâm điểm. Lãi suất tiền đồng liên ngân hàng được điều hành theo hướng hỗ trợ tỷ giá, ngăn chặn đầu cơ ngoại tệ.
Theo đó, quy mô hai van bơm hút tiền đồng thay đổi. Quy mô van bơm co hẹp lại, quy mô van hút mở rộng. Đồng thời NHNN yêu cầu các ngân hàng thực hiện đúng lộ trình của Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Ba điểm gút của thông tư này gồm: (1) tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn sẽ về 40% từ đầu năm tới thay vì 45% như hiện nay; (2) các ngân hàng đảm bảo về vốn tự có, đáp ứng đúng chỉ tiêu an toàn vốn.
Nói thẳng các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank phải phát hành được cổ phiếu để tăng vốn tự có; (3) các ngân hàng cổ phần gấp rút xử lý tình trạng sở hữu chéo và toàn hệ thống tăng cường xử lý nợ xấu.
Chuyển động trên thị trường tiền tệ ghi nhận diễn biến khá khớp với mong đợi của NHNN. Các ngân hàng đã và sẽ còn nâng lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn từ sáu tháng trở lên. Để hưởng lãi suất cao, người gửi tiền dịch chuyển sang các kỳ hạn dài. Vốn huy động từ các kỳ hạn ngắn tụt giảm. Lúc này các ngân hàng có hai lựa chọn: hoặc nâng luôn một thể lãi suất tiết kiệm ngắn hạn; hoặc vay ngắn hạn liên ngân hàng. Cầu tiền đồng ngắn hạn tăng lên, cộng với van bơm tiền của NHNN co hẹp, lãi suất tiền đồng liên ngân hàng đi lên.
Suốt hai tháng 7 và 8-2018 lãi suất qua đêm tiền đồng liên ngân hàng thường trực quanh 4,5%/năm. Sang tháng 9-2018, nó giảm hẳn và hiện dao động ở 2,5%/năm. Lãi suất hạ, kinh doanh ngoại tệ xem ra thuận lợi. Nhưng không!
Ngược với kỳ vọng của thị trường, tỷ giá chuyển khoản niêm yết bán ra của các ngân hàng trong nửa đầu tháng 9 lùi dần về 23.300-23.310 đồng/đô la Mỹ. Một trong những nguyên nhân là thặng dư thương mại chín tháng đầu năm tới 5,4 tỉ đô la Mỹ. Lúc này, NHNN mới ra tay bằng cách điều chỉnh dần tỷ giá trung tâm. Tỷ giá của ngân hàng buộc phải chạy theo và chạy theo dích dắc của tỷ giá do NHNN công bố hàng ngày. Hiện tỷ giá niêm yết của các ngân hàng ở 23.370-23.380 đồng/đô la Mỹ, cách trần không đáng kể.
Với những điểm nhấn xuyên suốt như vậy, kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng bắt đầu vào thời kỳ phải tính toán. Không phải một, mà hầu hết các vị chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các ngân hàng đều cùng nhìn về một hướng: hoạt động ngân hàng sẽ nhiều thử thách trong quí 4 năm nay và năm 2019. Mức tăng trưởng lợi nhuận 50-60% năm ngoái của một số ngân hàng sẽ không giữ được, thậm chí 20-30% cho năm nay và năm sau cũng là một nỗ lực tối đa.
Từ cách điều hành của NHNN có thể dự báo gì? NHNN sẽ không buông bỏ tỷ giá cho dù thách thức của thị trường lớn đến đâu. Đơn giản là vai trò thống lĩnh của tỷ giá trong nền kinh tế, trong tâm lý xã hội ở Việt Nam quá bao phủ. Tỷ giá đang và sẽ vẫn chủ động ở trong tầm kiểm soát. Lãi suất sẽ được "hy sinh" một cách từ tốn và có tính toán về thời điểm, liều lượng. Mức độ "hy sinh" của lãi suất đến mức độ nào phụ thuộc vào chỉ tiêu cũng như thực tế lạm phát năm tới. Đã có những dự báo từ các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát năm 2019 sẽ cao hơn lạm phát năm nay.
Hải Lý
Theo thesaigontimes.vn
Agribank đi đầu trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 Sau 1 năm triển khai Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành đã giảm xuống còn khoảng 2,18%; riêng Agribank kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ này duy trì ở mức 1,98%. Agribank là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về...