Nợ xấu lộ diện
Báo ĐTTC đã có loạt bài phân tích của các chuyên gia về tình hình nợ xấu do tác động của dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay. Dù nợ xấu vẫn còn tốt ở quý I, quý II nhưng đến quý III, nợ xấu bắt đầu lộ diện, sau quy định cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ của Thông tư 01/2020.
Khó lạc quan về nợ xấu
Trong báo cáo hoàn thành ngày 23-9 gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD tiếp tục được xử lý, kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%. Cụ thể, đến cuối tháng 7 ở mức 1,92%, ước tính đến cuối tháng 8 ở mức 1,96%. Đây là con số đẹp so với những băn khoăn về nợ xấu của các chuyên gia. Tuy nhiên, con số đó được công bố trong bối cảnh Thông tư 01/2020 của NHNN cho phép các NH không chuyển nhóm nợ để giúp các DN bị tác động bởi dịch bệnh.
Thật ra, từ những tháng đầu năm, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, đã nhận định ngành NH năm nay sẽ gặp nhiều thách thức, trong đó bao gồm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng. Thông tư 01 cho phép cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giúp DN đang vướng vào nợ có thể vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm mức độ nợ xấu. Dù nợ xấu vẫn tăng và tình hình còn khá phức tạp.
Theo đánh giá của TS. Lê Đạt Chí, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, tính đến cuối tháng 8 dư nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ từ Thông tư 01 đạt 321.000 tỷ đồng, chiếm 3,74% tổng dư nợ, hơn 1,4 triệu tỷ đồng dư nợ được cơ cấu miễn giảm lãi suất. Thời gian cơ cấu nợ không vượt quá 12 tháng, kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay. Theo đó, các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ của Thông tư 01 sẽ đến hạn thanh toán sau thời gian đã cơ cấu vào quý IV-2020 và quý I-2021. Đồng thời, đầu năm nay NHNN cho biết có đến 2,27 triệu tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, như vậy còn đến 769.000 tỷ đồng chưa được cơ cấu và giảm lãi, sẽ là ẩn số cho nợ xấu của hệ thống.
Nợ xấu dần xấu hơn
Xét ở thời điểm cuối quý II, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM chỉ nhích nhẹ so với đầu năm. Nhưng vào cuối quý III, 14/17 NHTM đã công bố báo cáo tài chính đều ghi nhận nợ xấu cao hơn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Vietcombank hồi đầu năm ở mức 0,79%, tăng nhẹ lên 0,83% vào cuối quý II và ở mức 1,01% vào cuối quý III. Tại ngày 30-9, nợ xấu nội bảng của VietinBank 17.949 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối quý II và tăng 66% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của NH tăng từ 1,16% hồi đầu năm lên 1,87%.
Video đang HOT
Ở các NHTMCP, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng nhanh hơn. Con số tuyệt đối về nợ xấu hợp nhất tại VPBank tại thời điểm 30-9 là 10.147 tỷ đồng, tăng 15,3% so với đầu năm, đẩy tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ từ 3,42% lên 3,65%. Sacombank ghi nhận hơn 6.837 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng 19% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,9% lên 2,13%. Nợ xấu của ACB hơn 2.478 tỷ đồng, tăng 71%, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,5% lên 0,83%. Tổng nợ xấu của TPBank tính đến 30-9 hơn 1.970 tỷ đồng, tăng 60%, tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức gần 1,3% hồi đầu năm lên gần 1,8%. MB cũng ghi nhận số nợ xấu tăng 39% lên 4.034 tỷ đồng, đẩy tỷ lệ nợ xấu từ 1,16% lên 1,5%. OCB tăng từ 1,84% lên 2,15%.
Với các NHTMCP quy mô nhỏ, nợ xấu có xu hướng xấu hơn so với các NH có quy mô lớn. KienlongBank ghi nhận nợ xấu tăng gấp 6,5 lần so với đầu năm lên 2.241 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,02% lên 6,63%. Theo giải trình của nhà băng này, đầu năm 2020 NH phải ghi nhận gần 1.900 tỷ đồng dư nợ của nhóm khách hàng được phân loại nợ nhóm 5 theo quyết định của NHNN.
Các khoản vay này được đảm bảo bằng 176 triệu cổ phiếu STB và NH đang cố gắng bán được số cổ phiếu này để đưa tỷ lệ nợ xấu quay trở lại mức thấp. Nợ xấu tại VietBank tăng 61% lên 867 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu cuối quý III là 2,03% (đầu năm ở mức 1,32%). Hay tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tại VietCapital Bank đã lên mức 2,98%.
Khó khăn ở phía trước
NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu nội bảng vào cuối tháng 8 vẫn ở dưới mức 2%. Còn tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chiều 25-9, NHNN cho biết nếu không có dịch Covid-19, xử lý nợ xấu đang trên đà thực hiện mục tiêu giảm xuống dưới 3%, nhưng do ảnh hưởng của dịch nên nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn rủi ro ước tính đến tháng 8 khoảng 4,48%.
Có lẽ vậy, dù đã công bố dự thảo sửa đổi Thông tư 01, bổ sung quy định cho phép các TCTD được cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với những khoản nợ phát sinh từ ngày 23-1 cho đến trước ngày 25-4, nhưng đến nay NHNN vẫn chưa có động thái nào về việc ban hành Thông tư chính thức.
Còn nhìn vào báo cáo tài chính của các NHTM, trích lập dự phòng rủi ro đang có xu hướng tăng mạnh, gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn ai hết, các nhà băng nắm rõ tình hình nợ xấu hiện tại và cả tương lai. Động thái này cho thấy họ cũng đang có sự chuẩn bị. Theo các chuyên gia, áp lực xử lý nợ của ngành NH sắp tới sẽ rất lớn. Bởi Thông tư 01 đã đưa nợ xấu đến tương lai, những khoản vay giải ngân sau khi dịch bệnh bùng phát lại có rủi ro cao hơn. Hơn nữa, hiện nay các NHTM phải lấy nợ về từ VAMC do đã đến hạn và phải tiếp tục xử lý. Đây không chỉ là gánh nặng của năm 2020 còn kéo dài ở các năm sau.
Quý III nợ xấu bắt đầu lộ diện, cho thấy nợ xấu trên thực tế của năm nay sẽ nghiêm trọng hơn so với năm ngoái, tức tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2% NHNN công bố khó thể hiện đúng chất lượng tài sản của NH.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – NH
Giảm tiền gửi vì đại dịch, ngân hàng tăng nợ xấu
Cầu tín dụng vì COVID-19 không cao như những năm trước, khiến tỉ lệ tương đối nợ xấu/dư nợ phát sinh cũng tăng lên.
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 vừa qua, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng mọi mặt đời sống kinh tế khiến người gửi tiền ngân hàng là DN, người dân gặp khó khăn, nguồn thu giảm, khả năng trả nợ khó khăn.
Trong đó, các ngân hàng là trung gian tài chính cũng bị ảnh hưởng. Đó là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng.
Một nguyên nhân nữa là vấn đề kỹ thuật tính toán. Trong bối cảnh tác động của COVID-19, tình hình kinh tế khó khăn, cầu tín dụng không cao như những năm trước, do đó, tỉ lệ tương đối nợ xấu/dư nợ phát sinh cũng tăng lên.
Trong thời gian đại dịch COVID-19 vừa qua, NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu miễn giảm lãi, hoãn giãn nợ, gỡ khó cho doanh nghiệp và người dân.
Trong thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp chưa rõ thời điểm kết thúc, nếu dịch tiếp tục gây khó khăn cho doanh nghiệp, thương mại quốc tế, dịch vụ thì nhiều khả năng làm nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng lên.
NHNN đã giao các đơn vị chức năng đánh giá phân tích ứng phó tình hình, bảo đảm an toàn hệ thống, các tổ chức tín dụng.
Theo Phó Thống đốc NHNN, thống kê luỹ kế từ 15/8/2017 (thời điểm Nghị quyết 42 thí điểm xử lý nợ xấu có hiệu lực) đến ngày 30/9/2020, đã có hơn 313 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý, nợ xấu nội bảng 167,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,8%, xử lý các khoản nợ ngoài bảng cân đối đạt 74,9 nghìn tỷ đồng, các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) dưới hình thức trái phiếu đặc biệt được 69,5 nghìn tỷ đồng.
Trước đó đã có 14/16 ngân hàng đã công bố tài chính quý 3/2020 đều ghi nhận nợ xấu tăng trong 9 tháng đầu năm, trong đó có cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Sacombank, MBBank, ACB, VPBank. Nhiều nhà băng tăng hơn 50% trong 9 tháng. Các ngân hàng lớn như Vietcombank, Sacombank, MBBank, VPBank, ACB đều có nợ xấu tăng.
Hợp nhất quý 3/2020 cho thấy, nợ xấu nội bảng cuối tháng 9 ở mức hơn 49.600 tỷ, tăng gần 12.000 tỷ so với hồi đầu năm, tương đương tăng 31%.
Chỉ có 2/16 ngân hàng có nợ xấu giảm là SeABank và NCB. Cụ thể, nợ xấu nội bảng cuối tháng 9 của NCB là 720 tỷ đồng, giảm 10 tỷ so với đầu năm; giúp tỷ lệ nợ xấu (trên tổng dư nợ cho vay) giảm từ 1,93% xuống còn 1,8%. Còn tại SeABank, nợ xấu cuối tháng 9 là 2.184 tỷ đồng, giảm 96 tỷ so với đầu năm; đưa tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,31% xuống mức 2,23%.
Chưa doanh nghiệp nào vay gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng
Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, những đối tượng, người nghèo, người có công đã được hỗ trợ 100%.
Tuy vậy, đối với doanh nghiệp và người lao động triển khai còn có những hạn chế. Quy định ban đầu rất chặt chẽ và quá trình triển khai chưa đạt yêu cầu đề ra.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tham mưu để Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vay để trả lương cho người lao động. Đó là giảm điều kiện về doanh thu, điều kiện về tạm dừng đóng BHXH giảm xuống còn 20%.
"Điều kiện cho vay bây giờ đã dễ hơn, tuy nhiên thời gian mới có 1 tuần nên theo thống kê chưa có doanh nghiệp nào thực hiện thủ tục vay. Thời gian tới, việc này sẽ tiếp tục được triển khai" - Thứ trưởng Lê Văn Thanh nói.
Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh 14/16 ngân hàng đã công bố tài chính quý 3/2020 đều ghi nhận nợ xấu tăng trong 9 tháng đầu năm, trong đó có cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Sacombank, MBBank, ACB, VPBank. Thống kê của chúng tôi tại 16 ngân hàng đã công bố BCTC Hợp nhất quý 3/2020 cho thấy, nợ xấu nội bảng cuối tháng 9 ở mức...