Nợ xấu giảm, MSB vẫn không đạt kế hoạch lợi nhuận 2019 trước thềm lên sàn
Nợ xấu năm 2019 của MSB giảm từ 3% xuống 2%, song lợi nhuận trước thuế vẫn không đạt kế hoạch đề ra trước thềm lên sàn chứng khoán.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank, MSB), giảm tới 22% về thu nhập lãi thuần, tương ứng chỉ đạt 1.021 tỷ đồng.
Hoạt động mua bán chứng khoán cũng u ám khi báo lỗ gần 41 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi tới 504 tỷ đồng. Hoạt động khác giảm tới 98% xuống vỏn vẹn hơn 3 tỷ đồng. Hay góp vốn mua cổ phần cũng lao dốc 83% xuống 6 tỷ đồng.
Ngược lại, các chỉ tiêu như hoạt động dịch vụ có lãi thuần 172 tỷ, tăng 117%; kinh doanh ngoại hối từ lỗ 86 tỷ sang lãi 58 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán kinh doanh giảm lỗ từ 10 tỷ xuống 3,5 tỷ.
Mặc dù cắt giảm tới 36% chi phí hoạt động xuống mức 831 tỷ đồng nhưng MSB cũng chỉ lãi thuần 3874 tỷ đồng quý 4, giảm tới 44% so với cùng kỳ.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng kỳ này của MSB chiếm 160 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập 76 tỷ đồng.
Do đó, sau cùng MSB chỉ lãi ròng vỏn vẹn 175 tỷ đồng, giảm tới 72% so cùng kỳ 2018. Do quý 2 và 3 lãi lớn nên cuối cùng cả năm 2019 MSB vẫn đạt 1.043 tỷ đồng lãi ròng, giảm 20% so với năm 2018.
Video đang HOT
Với kế hoạch cả năm đạt lợi nhuận trước thuế 1.860 tỷ đồng, thì MSB chỉ thực hiện được 69% mục tiêu đề ra khi đạt 1.288 tỷ đồng.
Cho vay khách hàng của MSB năm 2019 ghi nhận tăng mạnh hơn 30,4% khi đạt 63.594 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng cũng tăng mạnh 27,3% lên 80.872 tỷ đồng.
Nợ xấu của MSB giảm hơn 11% so với năm 2018 khi chiếm 1.300 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3% xuống 2%.
Vào tháng 11/2019, MSB đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu hơn 1,17 tỷ cổ phiếu lên HoSE, tương ứng vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Sau gần 2 tháng bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, NCB lại tiếp tục thay đổi nhân sự
Bà Hà Thị Linh, cán bộ cũ của VPBank đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc tại NCB.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB - mã chứng khoán NVB) vừa công bố bổ nhiệm nhân sự cấp cao là bà Hà Thị Linh đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 19/11/2019.
Được biết, ngày 12/11 NCB cũng thông báo tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường để bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT và 1 thành viên Ban kiểm soát.
Bà Hà Thị Linh - Phố tổng giám đốc NCB.
Tại NCB, nhiều năm trở lại đây, vị trí nhân sự cấp cao luôn có nhiều xáo trộn. Cụ thể, đầu năm 2019 Hội đồng quản trị (HĐQT) NCB đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Tuấn chính thức giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 26/01.
Vào tháng 5/2019, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên NCB có sự thay đổi nhân sự cấp cao. Đại hội đã chấp thuận đơn từ nhiệm chức thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Vũ Hồng Nam, bà Nguyễn Thị Mai, ông Lê Hồng Phương. Đồng thời bổ nhiệm ông Phạm Thế Hiệp giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 6/5/2019. Hội đồng quản trị cũng thực hiện thủ tục trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt chức danh Tổng giám đốc NCB đối với ông Phạm Thế Hiệp.
Gần đây nhất, ngày 1/10 HĐQT NCB cũng đã bổ nhiệm ông Trần Thanh Quang và ông Đỗ Danh Hải đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện đại, ban điều hành của NCB có 8 thành viên gồm 1 Tổng giám đốc là ông Phạm Thế Hiệp, 7 Phó Tổng Giám đốc là bà Dương Thị Lệ Hà, ông Hoàng Tuấn Tú, ông Nguyễn Hồng Long, ông Nguyễn Đình Tuấn, ông Đỗ Danh Hải, ông Trần Thanh Quang và bà Hà Thị Linh.
Thực tế, việc liên tục "thay máu" dàn lãnh đạo từ nhiều năm nay cũng ảnh hưởng phần nào đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Nếu so sánh với các ngân hàng có cùng quy mô, nhưng lợi nhuận của NCB nhiều năm qua chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn.
Tính đến 30/9/2019, tổng tài sản tại NCB giảm 2,2% so với hồi đầu năm xuống 70.794 tỷ đồng do giảm mạnh danh mục chứng khoán đầu tư. Trước đó, tính đến ngày 30/6, tổng tài sản ngân hàng đạt 70.696 tỷ đồng, cũng giảm 2,4% so với cuối năm 2018.
Thu nhập lãi thuần chỉ đạt 705 tỷ, giảm 5% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ 5 tỷ, lãi từ hoạt động khác sụt giảm mạnh 94% xuống còn 5 tỷ.
Lợi nhuận thuần từ kinh doanh của NCB năm 2017,2018. Ảnh: Nguồn BCTC hợp nhất năm 2018.
Tại NCB, khối nợ xấu lớn, chi phí dự phòng rủi ro và tái cấu trúc đã 'ăn mòn' lợi nhuận trong vài năm qua.
Đơn cử, năm 2017 NCB lãi thuần từ kinh doanh đạt 265 tỷ đồng nhưng do phải trích lập dự phòng 62 tỷ đồng và các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc khoảng 173 tỷ đồng đã "ngốn" mất 89% lợi nhuận làm ra cả năm. Đến năm 2018, lãi thuần từ kinh doanh đạt 224 tỷ đồng nhưng phải trích lập dự phòng và các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc lần lượt 64 tỷ đồng và 72 tỷ đồng (tổng khoảng 136,4 tỷ đồng).
Tương tự, dù năm 2019 NCB đặt mục tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 400 tỷ đồng song lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ đạt 70 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, ngân hàng này phải dành nguồn tiền lớn xử lý dự phòng nợ xấu và các khoản theo yêu cầu.
Hà Phương
Theo doanhnghiepvn.vn
SCB bỗng dưng trích lập dự phòng quý 3 nhảy vọt hơn 3.000 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với lãi thuần từ hoạt động khác đột biến khiến nhà băng này phải trích lập dự phòng cũng tương ứng tới hơn 3.000 tỷ đồng. Trong quý 3/2019, thu nhập lãi thuần của SCB tăng rất mạnh tới gần 61%, lên mức 1.253 tỷ đồng....