‘Nợ xấu của chu kỳ tín dụng mới chưa tăng mạnh’
“Khi tăng trưởng tín dụng tăng cao trong giai đoạn 2014-2017, chúng tôi cho rằng một loạt các khoản nợ xấu mới có thể xuất hiện vào cuối của một chu kỳ tín dụng 5 năm (2019-2022). Tuy nhiên, làn sóng nợ xấu mới chưa thành hiện thực trong năm 2019″, chuyên gia của SSI cho biết.
‘Nợ xấu của chu kỳ tín dụng mới chưa tăng mạnh’
Trong một báo cáo công bố mới đây, chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nêu một đánh giá đáng chú ý: nợ xấu của chu kỳ tín dụng mới chưa tăng mạnh.
“Khi tăng trưởng tín dụng tăng cao trong giai đoạn 2014-2017, chúng tôi cho rằng một loạt các khoản nợ xấu mới có thể xuất hiện vào cuối của một chu kỳ tín dụng 5 năm (2019-2022). Tuy nhiên, làn sóng nợ xấu mới chưa thành hiện thực trong năm 2019″, chuyên gia của SSI cho biết.
Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ghi nhận ở mức 1,98% vào cuối tháng 8. Nợ xấu thực tế (bao gồm nợ xấu báo cáo, nợ xấu tái cấu trúc và nợ đã bán cho VAMC) liên tục giảm từ hơn 10,08% trong năm 2016, còn 7,7% trong năm 2017 và 6,3% trong năm 2018, tiếp tục giảm xuống chỉ còn 4,84% vào cuối tháng 8/2019.
Tỷ lệ nợ xấu giảm như vậy đã vượt kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế còn 5% của Chính phủ trong năm 2019.
Tính toán của SSI cho thấy, tỷ lệ nợ xấu kết hợp (bao gồm nợ đã bán cho VAMC) đã giảm từ 3,2% vào năm 2018 còn 2,7% vào quý III/2019. Đồng thời, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) đã cải thiện từ 43,4% lên 59,5%.
Video đang HOT
Năm 2020, chuyên gia của SSI cho rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn.
Hiện chỉ có VietinBank, HDBank và LienVietPostBank (trong số các ngân hàng niêm yết) là còn số dư lớn trái phiếu VAMC cần được xử lý, trong khi SSI ước tính nợ xấu mới hình thành sẽ tương đối trầm lắng.
Nhìn lại, 2014 -2015 là những năm đỉnh điểm đánh dấu việc VAMC mua nợ xấu từ các ngân hàng. Phần lớn trái phiếu VAMC có kỳ hạn 5 năm đã và sẽ đáo hạn vào năm 2019-2020. Năm 2019, Agribank và VPBank công bố đã hoàn tất việc xử lý trái phiếu VAMC. BIDV cũng đã lên kế hoạch xử lý trái phiếu VAMC còn lại trong năm 2019.
Ngược lại, trong quý IV/2018, tại VietinBank đã xuất hiện 13,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu VAMC mới sau khi kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt. Năm 2019, ngân hàng này đã trích lập dự phòng cho 54% tổng số trái phiếu VAMC.
Đối với HDBank, tốc độ trích lập dự phòng chậm hơn nhiều so với ước tính, trong khi kế hoạch sáp nhập với PGBank đã bị trì hoãn cho đến nay.
Mặc dù hiện tại nợ xấu của chu kỳ tín dụng mới chưa tăng mạnh nhưng trong tương lai, SSI lưu ý đến rủi ro một đợt hình thành nợ xấu mới đang quay trở lại, do nợ xấu mới hình thành từ các khoản vay tiêu dùng hoặc từ nợ xấu cũ đã được tái cơ cấu, nay được định giá lại.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Chủ tịch VietinBank: Ngân hàng chưa có kế hoạch bán tiếp nợ sang VAMC
Sau 1 năm bán nợ cho VAMC, VietinBank đã trích lập trên 54% mệnh giá trái phiếu đặc biệt. Trong năm 2019, ngân hàng cũng thu được 1.000 tỷ từ các khách hàng có nợ ở VAMC. Nợ xấu nhóm 5 kiểm soát giảm xuống so với đầu năm.
Phó Tổng GĐ VietinBank, bà Nguyễn Hồng Vân cho biết, năm 2019, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 7,2%. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 43% so với năm 2018; tỷ lệ thu ngoài lãi chiếm 22% tổng doanh thu hoạt động. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,2%, giảm đáng kể so với cuối năm 2018 (1,59%). Với việc gia tăng trích lập dự phòng, hiện tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng đã đạt 128%, tăng mạnh so với tỷ lệ 93% của năm 2018.
Không thể phủ nhận, mặc dù tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, VietinBank đã có kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong năm 2019. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà đầu tư, trước mắt VietinBank vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là tăng vốn và cải thiện chất lượng tài sản.
Theo chia sẻ của ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank, ngoài phương án giữ lại lợi nhuận năm 2017-2018 để tăng vốn, ngân hàng sẽ tiếp tục nghiên cứu các bước tăng vốn tiếp theo để trình Chính phủ và các cơ quan bộ ngành.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ cải thiện vốn tự có bằng nguồn vốn cấp 2 như phát hành trái phiếu. VietinBank cũng đang tái cơ cấu các khoản đầu tư vào công ty con, các công ty góp vốn cổ phần theo hướng cổ phần hóa mạnh mẽ những công ty con trực thuộc của VietinBank.
Về cơ bản VietinBank đã đáp ứng toàn diện các yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel II về cơ cấu quản trị, quy trình, quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin. Ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt tăng vốn và thực hiện tăng vốn điều lệ, VietinBank sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chuẩn mực Basel II.
Ông Thọ cho biết, ngân hàng sẽ tập trung tăng khả năng tự chủ tài chính, tăng khả năng tích lũy nội bộ. Với nguồn lợi nhuận tạo ra hàng năm sẽ sử dụng một phần để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính và một phần trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông vào thời điểm thích hợp.
Lãnh đạo VietinBank cũng cho biết, với dự kiến sẽ tăng được vốn trong năm 2020, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng khoảng 8-10% và ngân hàng hoàn toàn có thể tăng trưởng cao hơn nếu lộ trình tăng vốn được đẩy nhanh.
Về nợ xấu, sau 1 năm bán nợ sang VAMC, VietinBank đã trích lập trên 54% mệnh giá trái phiếu đặc biệt. Trong năm 2019, ngân hàng cũng thu được 1.000 tỷ từ các khách hàng có nợ ở VAMC. Nợ xấu nhóm 5 kiểm soát giảm xuống so với đầu năm.
Ông Lê Đức Thọ cho biết ngân hàng hiện không có kế hoạch tiếp tục bán nợ sang VAMC trong những năm tới và VietinBank sẽ cố gắng xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC, không chỉ bằng việc trích lập dự phòng mà còn bằng thu hồi.
Đối với các khoản nợ BOT, chủ tịch VietinBank cho rằng đây là lĩnh vực đầu tư quan trọng của Việt Nam, tạo ra động lực tăng trưởng cho đất nước. Là một ngân hàng lớn, VietinBank là một trong những ngân hàng tài trợ dự án cho BOT. Vị lãnh đạo VietinBank chưa tiết lộ con số dư nợ về BOT hiện tại nhưng ông cho rằng nhu cầu vốn cho lĩnh vực BOT của nền kinh tế sẽ còn gia tăng trong thời gian sắp tới, không chỉ trong giao thông mà còn các lĩnh vực khác.
Lãnh đạo VietinBank nhấn mạnh, cơ cấu cho vay của ngân hàng đã có sự chuyển dịch rất tích cực. Cơ cấu tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn là 39% tổng danh mục tín dụng; SMEs 23%; FDI 5%; cá nhân, hộ gia đình chiếm 33%.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Lợi nhuận năm 2019 của VietinBank đạt kỷ lục 11.500 tỷ đồng, vượt kế hoạch 26% Lãnh đạo VietinBank cho biết, hoạt động kinh doanh năm 2019 của ngân hàng đạt được nhiều kết quả tích cực. Không chỉ con số lợi nhuận kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng được kiểm soát ở mức thấp. Tại hội nghị Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019, Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ cho biết,...