Nợ xấu của các ngân hàng hiện nay ra sao?
Kết quả kinh doanh quý 3 của các ngân hàng niêm yết, dù hầu hết các ngân hàng đều nỗ lực xử lý nợ xấu, tuy nhiên, nợ xấu tăng nhanh tại nhiều ngân hàng
Vietcombank dẫn đầu lợi nhuận, nợ xấu tăng
Báo cáo của Vietcombank cho thấy, tính đến hết quý 3, chi phí dự phòng tăng nhẹ 10,9% so với cùng kỳ lên 4.998 tỷ đồng, gồm 505,8 tỷ đồng dự phòng chung và 4.302 tỷ đồng là dự phòng cụ thể.
Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này là 1,18% (cuối năm 2017 là 1,14%) với 1.381 tỷ đồng nợ xấu được xóa, tương đương 0,22% tổng dư nợ. Tổng số dư nợ xấu tính đến 30/09/2018 là 8.165,5 tỷ đồng và tỷ lệ quỹ dự phòng nợ xấu (LLR) vẫn ở mức rất cao là 155,5% (cuối năm 2017 là 130,7%).
Cụ thể, Nợ nhóm 2 chiếm 0,6% tổng dư nợ, giảm 15,3% so với đầu năm, là 4.051 tỷ đồng; Nợ nhóm 3 chiếm 0,13% tổng dư nợ, tăng 23,2% so với đầu năm lên 843 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 chiếm 0,32% tổng dư nợ, giảm 44,1% so với đầu năm xuống 2.023 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 chiếm 0,73% tổng dư nợ, tăng 136% so với đầu năm lên 4.578 tỷ đồng.
Vietcombank cũng là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận với mức lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 11.683 tỷ đồng, tăng 47,2% so với cùng kỳ.
Techcombank nợ xấu tăng mạnh
Đối với Techcombank,tỷ lệ nợ xấu là 2,05%, tăng từ 1,61% vào cuối năm 2017, sau khi xử lý 2.226,4 tỷ đồng nợ xấu trong 9 tháng đầu năm, tương đương 1,33% dư nợ. Dư nợ xấu của ngân hàng này tính đến 30/09 là 3.428,2 tỷ đồng, tăng 32,7% so với đầu năm.
Trong đó, Nợ nhóm 2 chiếm 1,71% tổng dư nợ, tăng 22,3% so với đầu năm lên 2.853 tỷ đồng; Nợ nhóm 3 chiếm 0,27% tổng dư nợ, giảm 21,3% so với đầu năm xuống 452,7 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 chiếm 0,57% tổng dư nợ, tăng 108,3% so với đầu năm lên 948,7 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 chiếm 1,21% tổng dư nợ, tăng 30,5% so với đầu năm lên 2.026,8 tỷ đồng.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của Techcombank đạt 7.774 tỷ đồng, tăng 60,6% so với cùng kỳ.
MBBank: Nợ nhóm 5 tăng mạnh
Video đang HOT
Còn tại MBBank, tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/9 là 1,57%, tăng so với mức 1,2% vào cuối năm 2017, sau khi đã xử lý 1.020,4 tỷ đồng nợ xấu trong 9 tháng đầu năm. Dư nợ xấu là 3.218,4 tỷ đồng, tăng 45,1% so với đầu năm, và tổng nợ xấu hình thành mới trong 9 tháng đầu năm là 2.021 tỷ đồng, tăng 46,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, hệ số LLR là 106%, tăng từ mức 96% vào cuối năm 2017.
Thống kê nợ xấu của MBBank như sau: Nợ nhóm 2 chiếm 1,62% tổng dư nợ, tăng 4,8% so với đầu năm lên 3.327 tỷ đồng; Nợ nhóm 3 chiếm 0,38% tổng dư nợ, tăng 6,2% so với đầu năm lên 781 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 chiếm 0,55% tổng dư nợ, tăng 67,3% so với đầu năm lên 1.118 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 chiếm 0,64% tổng dư nợ, tăng 62,1% so với đầu năm lên 1.319 tỷ đồng.
Theo đó lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của MBBank đạt 6.015 tỷ đồng, tăng 50,3% so với cùng kỳ.
BIDV: Nợ xấu nhóm 5 giảm, nhóm 4 tăng vọt
Trong khi đó, một ông lớn trong nhóm “big 4″ là BIDV có tỷ lệ nợ xấu tăng tăng từ 1,5% vào cuối quý liền trước lên 1,8% khi chỉ có 118 tỷ đồng được xử lý trong quý 3/2018.
Nợ nhóm 3 và nhóm 5 của BIDV giảm lần lượt 11% và 26%, trong khi nợ nhóm 4 tăng mạnh 191% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ dự phòng/khoản vay gộp không thay đổi nhiều đạt 1,54%. Khoản nợ đã xử lý/khoản vay gộp 9 tháng đầu năm 2018 đạt 1,03% so với con số cả năm 2017 là 0,46%.
Trong quý 3 vừa rồi, BIDV chỉ xóa 117 tỷ đồng nợ xấu, thấp hơn nhiều so với mức 10.000 tỷ đồng nợ đã xóa trong hai quý đầu năm. Kết quả là, chi phí dự phòng quý 3 giảm so với cùng kỳ và giảm so với trung bình hai quý trước, kéo theo chi phí dự phòng 9 tháng giảm tốc.
Theo ước tính, trong 9 tháng qua, BIDV mới chỉ trích lập 880 tỷ đồng dự phòng cho trái phiếu VAMC với giá trị ròng còn 9.266 tỷ đồng tại cuối tháng 6/2018.
TPBank: Nợ xấu và chi phí tăng đều
Đối với TPBank, ngân hàng này cũng ghi nhận mức tăng mạnh về nợ xấu lên 1,24% so với mức 1,17% trong 6 tháng đầu năm 2018 và 0,91% trong 9 tháng đầu 2017. Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) trong 9 tháng đầu năm tăng lên 49% do chi phí tăng mạnh. Khoản lỗ từ các hoạt động giao dịch ngoại tệ và không có thu nhập bất thường từ việc thu hồi nợ xấu phần nào khiến tổng thu nhập từ hoạt động trong quý 3/2018 giảm 4,8% so với quý trước. Ngoài ra, tổng chi phí hoạt động 9 tháng đầu năm tăng mạnh 59% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,9 nghìn tỷ đồng, trong đó chi phí lương cho nhân viên chiếm 58%.
TPBank không ghi nhận khoản nợ xấu nào được xử lý trong quý 3. So với quý 2, nợ nhóm 3 và 4 tăng lần lượt 47% và 11% trong khi nợ nhóm 5 giảm 14%. Tỷ lệ dự phòng trên tín dụng gộp tăng từ 1,16% lên 1,23%. Chi phí dự phòng 9 tháng đầu năm không đổi, trong đó có 206 tỷ đồng được ghi nhận dự phòng cho trái phiếu VAMC. Trong 9 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu được xử lý trên tổng cho vay khách hàng của TPBank là 0% so với 0,1% trong năm 2017.
HD Bank: Không phát sinh nợ xấu mới
Trái ngược với các ngân hàng trên, trong 9 tháng đầu năm HDBank chỉ trích lập 9,6 tỷ đồng dự phòng cụ thể và 134 tỷ đồng dự phòng chung. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức rất thấp, chỉ là 1,07% (cuối năm 2017 là 1,10% với 141 tỷ đồng nợ xấu hình thành mới).
Nợ nhóm 2 chỉ chiếm 0,98% tổng dư nợ (cuối năm 2017 là 1,31%) và dư nợ nhóm này giảm 151 tỷ đồng.
Như vậy, HDBank hầu như không phát sinh nợ xấu mới trong 9 tháng đầu năm nay, dù cho vay khách hàng tăng 16,5% so với đầu năm. Xu hướng này khá trái ngược với ở các ngân hàng khác. Đây là kết quả từ thay đổi cơ cấu cho vay với trọng điểm là vào cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp và chế biến thức ăn, thay vì cho vay tiêu dùng và mua nhà. Nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng rủi ro trích lập trong 9 tháng đầu đạt 528 tỷ đồng, chiếm 0,4% dư nợ tín dụng, so với 383 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái (0.4% dư nợ).
Mặc dù vậy, công ty con của HDBank là HD Saison co tỷ lệ nợ xấu là 6,24% (cuối năm ngoái là 5,74%). Nợ nhóm 2 tăng nhẹ từ 6,03% lên 6,48%. Như vậy dư nợ nhóm 2-5 của HD Saison đã tăng thêm 195 tỷ đồng.
ACB: Nỗ lực giảm nợ xấu
Trong số các ngân hàng thương mại, ACB là ngân hàng cho thấy rất nhiều nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu trong những năm qua. Tính đến cuối quý 3, nợ xấu tại ACB duy trì ở mức thấp đạt 0,84% (so với 0,78% trong 6 tháng đầu năm 2018 và 1,04% trong 9 tháng đầu năm 2017).
Các khoản xử lý nợ không đáng kể trong 9 tháng 2018 dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng 5 điểm cơ bản so với quý trước. Nợ nhóm 5 tăng 23%, khi nợ nhóm 3 và 4 giảm 14%, so với quý 2/2018.
Tỷ lệ dự phòng/khoản vay gộp tăng từ 0,74% lên 1,08%.
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2018, có 135 tỷ đồng trong khoản phải thu liên quan đến “Nhóm 6 Công ty” của bầu Kiên.
Sacombank: Nợ xấu giảm vẫn đứng đầu bảng
Tại Sacombank, tỷ lệ nợ xấu chính thức giảm còn 3,2% tính đến cuối quý 3/2018. Tuy nhiên, ước tính con số nợ xấu nội bảng chỉ khoảng 10% tổng tài sản có vấn đề. Khoản phải thu giảm còn 14%, nhưng biến động khá trầm lắng trong quý 3/2018 so với quý trước với mức giảm 1%. Lãi dự thu tính theo phần trăm khoản vay gộp giảm từ 11,1% vào đầu năm 2018 còn 9,5% trong quý 3/2018, trong khi cán cân nợ VAMC ghi nhận mức giảm 6% kể từ đầu năm.
Nợ Nhóm 1 tăng nhanh hơn so với mức tăng trưởng cho vay kể từ đầu năm và giảm so với tỷ trọng lãi dự thu, cho thấy chất lượng nợ Nhóm 1 đã tốt hơn. Các hệ số này cho thấy rằng hệ số chất lượng tài sản của Sacombank đang cải thiện khi ngày càng có nhiều hơn khách hàng nợ nhóm 1 thanh toán đúng hạn.
Đối với VPBank, khoản nợ đã xử lý ròng so với cùng kỳ, bao gồm khoản đã thu hồi, trên khoản vay gộp trong 9 tháng đầu năm 2018 hạ nhiệt còn 3,7% so với 44% trong 6 tháng đầu năm 2018. Thu nhập 9 tháng đầu năm 2018 từ thu hồi các khoản nợ đã xử lý tăng 142% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng với 22% khoản nợ đã xử lý trong cùng giai đoạn.
Theo infonet.vn
ACB: 9 tháng đạt lợi nhuận 3,8 nghìn tỷ đồng, nợ nhóm 5 tăng 23%
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng 2018 với lợi nhuận đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 147% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, riêng quý 3/2018 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận ròng 1,3 nghìn tỷ đồng, tăng 139% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2018 của ACB được dẫn dắt bởi: thu nhập lãi thuần tăng 22,2%, đóng góp 75% cho tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Lãi ròng từ giao dịch ngoại hối tăng mạnh 71,5% lên 308 tỷ đồng. Lỗ từ giao dịch chứng khoản là 47 tỷ đồng, so với khoản lãi 27 tỷ đồng trong 9 tháng 2017. Lãi ròng từ hoạt động đầu tư chứng khoản giảm 50,3%, đạt 186 tỷ đồng.
Riêng thu nhập ròng khác tăng mạnh 99,7%, đạt 898 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc thu hồi các khoản nợ đã xử lý. Khoản mục này này đóng góp 9,1% cho tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Tăng trưởng cho vay tính đến cuối quý 3 của ACB đạt 11,3% tính từ đầu năm, trong khi tăng trưởng huy động đạt mức tăng 11%. Nợ xấu duy trì ở mức thấp, đạt 0,84% (so với 0,78% trong 6 tháng 2018 và 1,04% trong 9 tháng 2017).
Ngoài ra, lợi nhuận từ việc thu hồi các khoản nợ đã xử lý tiếp tục dẫn dắt mức tăng mạnh từ thu nhập khác trong quý 3/2018, danh mục này chiếm khoảng 72% thu nhập khác trong 6 tháng 2018.
Các khoản xử lý nợ không đáng kể trong 9 tháng đầu năm 2018 dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng 5 điểm cơ bản so với quý trước. Nợ nhóm 5 tăng 23%, khi nợ nhóm 3 và 4 giảm 14%, so với quý 2/2018.
Tỷ lệ dự phòng/khoản vay gộp tăng từ 0,74% lên 1,08%. Nợ đã xử lý/khoản vay gộp 9 tháng 2018 đạt 0,0% so với con số 2017 là 0,8%. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2018, có 135 tỷ đồng trong khoản phải thu liên quan đến "Nhóm 6 Công ty" liên quan đến bầu Kiên.
Ngân Giang
Theo infonet.vn