Nợ xấu của ACB tăng tới 71% trong 9 tháng đầu năm
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí 3 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Mã: ACB), nợ xấu 9 tháng đầu năm tăng 71%, riêng nợ nhóm 3 tăng 2,4 lần. Tỷ lệ nợ xấu nâng từ 0,5% lên 0,83%.
BCTC quý 3/2020, ACB ghi nhận thu nhập lãi thuần 3.635 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 491,6 tỷ đồng, giảm 4%.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 36% đạt 193 tỷ đồng, đồng thời lãi thuần từ hoạt động khác cũng cao hơn 32%, lên 111 tỷ đồng.
Nhờ chi phí hoạt động giảm 6%, ngân hàng lãi thuần trước dự phòng tăng 37% lên 2.753 tỷ đồng. Lãi trước thuế tăng 34%, đạt 2.591 tỷ đồng. Chi phí giảm do ACB đã ghi nhận một phần chi phí lương kinh doanh cho 3 quý cuối năm trong quý I/2020.
Sau 9 tháng đầu năm, cho vay khách hàng tăng trưởng 10,7% đạt 297.386 tỉ đồng, tổng tài sản tăng 9,2% đạt 418.748 tỉ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 8,6% đạt 334.729 tỉ đồng.
Đáng chú ý, nợ xấu của ACB tăng mạnh từ 1.449 tỉ đồng lên 2.480 tỉ đồng, tương đương tăng hơn 71% kéo tỉ lệ nợ xấu từ 0,54% cuối năm 2019 lên 0,83% vào cuối tháng 9/2020. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 2,4 lần lên 831 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng 75% lên 543 tỷ đồng và nợ nhóm 5 tăng 22% lên 1.105 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ nhóm 2 cũng tăng 31%, lên 828 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nguồn: BCTC quý 3/2020 ACB
Tổng tài sản đến cuối tháng 9 ở mức 418.748 tỷ đồng, cao hơn 9% so với đầu năm.
Trong diễn biến liên quan, trước đó vào ngày 17/10, 2 Quỹ First Burns Investments Limited (FBIL) và quỹ Asia Reach Investments Limited (ARIL) đã bán xong hơn 46 triệu triệu cổ phiếu ACB.
Cụ thể, First Burns Investments Limited đã bán xong 32,9 triệu cổ phiếu ACB, giảm lượng sở hữu từ 86,4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4%) xuống 53,5 triệu cp (tỷ lệ 2,48%). Giao dịch được thực hiện từ 9/10 đến 12/10/2020.
Quỹ Asia Reach Investments Limited cũng đã bán thành công 13,7 triệu cp, giảm lượng sở hữu từ 68 triệu cp (tỷ lệ 3,15%) xuống 54,3 triệu cp (tỷ lệ 2,51%). Giao dịch được thực hiện từ 9/10 đến 12/10/2020.
Từ ngày 9/10-12/10, giá cổ phiếu ACB giao động quanh mức 23.200-23.800 đồng/cp. Trong đó, ngày 9/10 chứng kiến giao dịch thỏa thuận đột biến của cổ phiếu ACB với gần 40 triệu cổ phiếu ACB được thỏa thuận ở mức 24.000 đồng/cp. Ngày 12/10 cũng có gần 5,9 triệu cổ phiếu ACB được giao dịch thỏa thuận với giá 24.000 đồng/cp
Theo thông tin được ACB công bố, cả hai quỹ Asia Reach Investments Limited và First Burns Investments Limited đều là tổ chức liên quan trực tiếp tới ông Dominic Timothy Charles Scriven, Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của ACB.
Một tổ chức khác hiện đang là cổ đông lớn của ACB liên quan đến ông Dominic Scriven là Dragon Financial Holdings Limited. Quỹ này hiện đang nắm giữ hơn 110 triệu cổ phiếu ACB, tương đương tỷ lệ sở hữu là 6,92%.
Lợi nhuận quý 3 của Vietcombank đi lùi 21%, nợ xấu có dấu hiệu tăng
Vietcombank phải trích tới 2.024 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 3 khiến lợi nhuận sau thuế giảm 21% về mức 3.991 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với thu nhập lãi thuần đạt 8.723 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng giảm 2% về 1.257 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 14%, trong khi lãi thuần từ hoạt động khác giảm 39% xuống 540 tỷ đồng.
Sau khi trừ 4.579 tỷ đồng chi phí, Vietcombank lãi thuần 7.008 tỷ đồng, giảm 10% so cùng kỳ.
Kỳ này, Vietcombank phải trích tới 2.024 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng gần 35% so cùng kỳ.
Do đó, sau cùng Vietcombank lãi ròng 3.991 tỷ đồng, giảm 21% so cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận thuần của Vietcombank giảm gần 2% về mức 21.998 tỷ đồng. Thêm vào đó, với hơn 6.033 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 25%) khiến lợi nhuận sau thuế của nhà băng này chỉ còn 12.779 tỷ đồng, giảm hơn 9% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản của Vietcombank ở mức gần 1,2 triệu tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 6,6% lên 783.757 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, nợ xấu của Vietcombank tăng mạnh gần 36% lên 7.884 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,79% của đầu kỳ lên 1,01%.
Trong đó, nợ nhóm 3 tăng hơn 3 lần lên 2.922 tỷ đồng, nợ nhóm 4 tăng 1,7 lần, trong khi nợ nhóm 5 giảm 16%, xuống 3.362 tỷ đồng. Mặt khác, nợ cần chú ý tăng 60% lên 4.156 tỷ đồng.
Tiền gửi của khách hàng tăng gần 6% lên 981.492 tỷ đồng. Ngân hàng đang có lợi nhuận chưa phân phối 38.840 tỷ đồng, bên cạnh quỹ tổ chức tín dụng 12.181 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần 4.995 tỷ đồng.
Kiểm toán lưu ý khả năng hoạt động liên tục công ty con của Agribank Nợ phải trả tại ngày 30/6 của công ty này bao gồm khoản nợ lãi phải trả đã quá hạn thanh toán là 451 tỷ đồng, trong đó có 430 tỷ là nợ lãi phải trả Agribank. Đến cuối tháng 6, Agribank đang có tổng cộng 24.463 tỷ đồng nợ xấu, tăng tới 39,5% so với đầu năm. Ngân hàng Nông nghiệp và...