Nổ tàu ngầm Ấn Độ, 18 thủy thủ mất tích
Một vụ nổ lớn đã gây hỏa hoạn nghiêm trọng trên một tàu ngầm của hải quân Ấn Độ neo đậu tại cảng Mumbai vào sáng nay 14/8, làm ít nhất 18 thủy thủ mất tích.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak của hải quân Ấn Độ.
Vụ tai nạn đối với tàu ngầm hải quân INS Sindhurakshak xảy ra ngay sau lúc nửa đêm tại cảng Mumbai, vốn được đảm bảo an ninh cao độ. Lực lượng cứu hỏa phải mất vài giờ mới kiểm soát được đám cháy. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ nổ.
Tờ Times of India dẫn các nguồn tin hải quân cho biết trong số những người mất tích có 3 sĩ quan.
Theo các bản tin truyền hình, tàu ngầm INS Sindhurakshak đã bị thiệt hại nặng nề trong vụ hỏa hoạn, vốn được khống chế vào khoảng 3 giờ sáng giờ địa phương.
Các nguồn tin cho biết nhiều thủy thủ trên tàu phải nhảy ra ngoài để được an toàn và một số người bị thương đã được chuyển tới bệnh viện hải quân INHS Ashvini tại Colaba. Lực lượng cứu hỏa và cứu hộ đang có mặt tại hiện trường.
Vụ nổ tàu ngầm Sindhurakshak được ghi hình.
Video đang HOT
Trước đó, một tuyên bố của Bộ quốc phòng Ấn Độ đưa ra lúc 3h15 cho biết: “Có khả năng một số người bị mắc kẹt bên trong. Các thông tin đang được xác minh”.
“Vẫn còn một số người bị mắc kẹt trên tàu, chúng tôi đang trong quá trình cố gắng giải cứu họ. Chúng tôi cho rằng số người bị mắc kẹt là 18 người”, phát ngôn viên hải quân Ấn Độ PVS Satish nói.
“Chúng tôi sẽ không từ bỏ các nỗ lực cho tới khi chúng tôi tiếp cận được họ”, ông PVS Satish nhấn mạnh.
Ít nhất 16 xe cứu hỏa đã tham gia dập tắt đám cháy. Khói từ đám cháy có thể được nhìn thấy tại nhiều khu vực của thành phố Mumbai.
Hải quân Ấn Độ đã thành lập một ủy ban điều tra vụ việc.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak 16 năm tuổi gần đây đã trở về Ấn Độ sau khi trải qua quá trình nâng cấp ở Nga. Các cuộc chạy thử trên biển bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái.
INS Sindhurakshak được cho là một trong 10 tàu ngầm lớp Kilo mà Ấn Độ mua của Nga trong giai đoạn từ 1986-2000. Tàu được trang bị hệ thống tên lửa hành trình Club-S do Nga chế tạo.
Vào tháng 2/2010, một thủy thủ trên tàu ngầm INS Sindhurakshak đã thiệt mạng do một vụ hỏa hoạn, vốn bùng phát tại ngăn ắc-quy của tàu trong khi nó đang neo đậu tại căn cứ hải quân Vishakhapatnam. Sau đó, tàu được đưa tới Nga để tân trang.
Vụ nổ hôm nay xảy ra chỉ ít ngày sau khi hải quân Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự chế, được các quan chức nước này ca ngợi là “thành công vang dội”.
Hồi năm ngoái, Ấn Độ đã thuê tàu ngầm hạt nhân Nerpa của Nga cho hải quân nước này trong thời gian 10 năm với chi phí gần 1 tỷ USD, đưa Ấn Độ vào câu lạc bộ các quốc gia vận hành các tàu ngầm hạt nhân.
Ấn Độ và Nga là các đồng minh lâu đời và Nga cung cấp khoảng 70% vũ khí quân sự của Ấn Độ.
Theo Dantri
Hôm nay, Ấn Độ ra mắt tàu sân bay nội địa 5 tỷ "đô"
Ấn Độ hôm nay sẽ ra mắt tàu sân bay đầu tiên do nước này tự thiết kế và chế tạo với chi phí ước tính lên tới 5 tỷ USD, chậm 2 năm so với kế hoạch.
Tàu sân bay tự chế của Ấn Độ.
Lễ hạ thủy tàu sân bay nội địa tên gọi INS Arihant, với sự tham dự của giới chức quốc phòng cấp cao và các nhà ngoại giao, sẽ đánh dấu việc Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ các nước có thể tự thiết kế và chế tạo tàu sân bay của riêng mình, sau Anh, Pháp, Nga và Mỹ.
Tàu sân mới trọng tải 40.000 tấn sẽ được hạ thủy tại thành phố cảng Kochi ở phía nam Ấn Độ và con tàu sẽ thiết lập một chuẩn toàn cầu mới xét về kích thước và độ phức tạp, Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay.
"Chúng tôi mất 7-8 năm để thiết kế nó", Giám đốc văn phòng thiết kế của hải quân Ấn Độ, ông A K Saxena, cho hay.
Ông A K Saxena nhắc tới dự án chế tạo tàu sân bay được khởi động vào năm 2009 là "phức tạp và đầy thách thức".
Lễ hạ hủy diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ thông báo rằng tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của mình đã sẵn sàng để thử nghiệm trên biển - một bước đi trước khi nó có thể hoạt động đầy đủ - và gọi đó là một "thành tựu lớn" của đất nước.
Chính phủ Ấn Độ đang đầu tư hàng chục tỷ USD để nâng cấp các vũ khí quân sự chủ yếu từ thời Liên Xô trong bối cảnh New Delhi tăng cường sự phòng thủ tại một khu vực bất ổn.
Ấn Độ đã hạ thủy tàu ngầm INS Arihant trọng tải 6.000 tấn vào năm 2009 trong khuôn khổ một dự án nhằm chế tạo 5 tàu như vậy. Các tàu này sẽ được trang bị ngư lôi và tên lửa hạt nhân.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hôm 10/8 cho hay ông "rất vui khi biết rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu INS Arihant, tàu ngầm hạt nhân bản địa đầu tiên của Ấn Độ, giờ đây đã đạt được tính giới hạn", một dấu mốc mà trong đó một lò phản ứng có khả năng tự hoạt động.
Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt các trang thiết bị và tiến hành các cuộc chạy thử trên biển, tàu sân bay tự chế dự kiến sẽ gia nhập hải quân Ấn Độ vào năm 2018.
Con tàu mới sẽ hoạt động cùng một tàu sân bay khác mua của Nga, INS Vikramaditya. Nga dự kiến sẽ được bàn giao tàu sân bay này cho Ấn Độ vào cuối năm nay, chậm 4 năm so với kế hoạch.
Hồi năm 2011, Nga đã bàn giao tàu ngầm tấn công hạt nhân Nerpa trọng tải 8.140 tấn cho Ấn Độ sau 2 năm trì hoãn.
Ấn Độ hiện có một tàu sân bay - một tàu 60 năm tuổi của Anh mà Ấn Độ mua năm 1987 và đặt tên là INS Viraat.
Theo công ty tư vấn KPMG, Ấn Độ sẽ chi 112 tỷ USD cho việc mua sắm quốc phòng trong giai đoạn 201-2016.
Theo Dantri
Trung Quốc trước thế gọng kìm của Mỹ, Nhật Chẳng cần chờ đến khi thế gọng kìm của Mỹ và Nhật Bản siết chặt, từ lâu Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động vũ trang cho các lực lượng hải quân và không quân nhằm từng bước thực hiện mục tiêu bá quyền trong tương lai. Trung Quốc đang nuôi tham vọng nâng cấp tiềm lực quân sự lên mức hàng...