Nổ tại viện nghiên cứu quốc phòng hàng đầu Trung Quốc, 2 người chết
Ít nhất 2 người thiệt mạng, 9 người bị thương trong một vụ nổ lớn ở Đại học Hàng không vũ trụ Nam Kinh, Trung Quốc ngày 24/10.
Khói bốc lên sau vụ nổ tại phòng thí nghiệm ở Đại học Hàng không vũ trụ Nam Kinh, Trung Quốc ngày 24/10. (Ảnh: Weibo).
Theo báo South China Morning Post, vụ nổ xảy ra khoảng gần 16h ngày 24/10 theo giờ địa phương tại một phòng thí nghiệm của Đại học Hàng không và Du hành Vũ trụ Nam Kinh (NUAA), nơi được coi là cái nôi của công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc.
“Hai người chết, 9 người bị thương. Nguyên nhân vụ nổ vẫn đang được điều tra làm rõ, hiện công tác cứu hộ đã kết thúc”, Cơ quan phòng cháy chữa cháy Nam Kinh cho biết trên trang Weibo.
Các video chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những cột khói đen bốc lên từ khuôn viên NUAA. Trong số các bức ảnh chia sẻ có hình ảnh một người đàn ông bị bỏng nặng.
NUAA sau đó xác nhận, vụ nổ xảy ra tại trường Cao đẳng Công nghệ và Khoa học Vật liệu. Trường cao đẳng này có 5 phòng thí trọng điểm cấp tỉnh chuyên về vật liệu thiết bị năng lượng hạt nhân, chuyển đổi năng lượng, chuẩn bị và bảo vệ vật liệu khỏi môi trường khắc nghiệt và lưu trữ điện hóa. Hiện chưa rõ vụ nổ xảy ra ở khu vực phòng thí nghiệm nào trong 5 cơ sở đó.
NUAA được coi là viện nghiên cứu quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc và là nơi có 3 phòng thí nghiệm cấp quốc gia, trong đó có 2 cơ sở chuyên về công nghệ trực thăng.
Video đang HOT
Viện nghiên cứu Hoover của Đại học Stanford (Mỹ) mô tả NUAA là một trong 7 “con đẻ” của quốc phòng Trung Quốc, hỗ trợ nghiên cứu quốc phòng và cơ sở công nghiệp của Trung Quốc, thúc đẩy thực thi các chính sách kết hợp giữa quân sự và dân sự.
Toàn cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu
Giá khí đốt tăng vọt. Giá than cũng tăng mạnh. Giá dầu dự báo có thể phá ngưỡng 100 USD/thùng. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang ngày một tệ hơn nhưng không dễ giải quyết.
Khủng hoảng khắp nơi
Tháp làm mát tại một nhà máy điện chạy than ở Nam Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP
Theo kênh CNN, Trung Quốc đã bắt đầu cắt điện luân phiên. Tại Ấn Độ, các nhà máy sản xuất điện đang vất vả tìm kiếm nguồn than.
Tại châu Âu, khí đốt thiên nhiên đang được giao dịch ở mức 230 USD/thùng, tăng hơn 130% kể từ đầu tháng 9 và tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các tổ chức ủng hộ người tiêu dùng châu Âu đang kêu gọi cấm cắt nguồn năng lượng nếu khách hàng chưa thể ngay lập tức trả nợ hóa đơn.
Tại Đông Á, giá khí đốt thiên nhiên cũng tăng 85% kể từ đầu tháng 9, chạm mức 204 USD/thùng. Giá này vẫn thấp hơn nhiều ở Mỹ - quốc gia xuất khẩu ròng khí đốt thiên nhiên, nhưng vẫn tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm. Giá khí đốt thiên nhiên ở Mỹ đã tăng 47% từ đầu tháng 8.
Trong khi đó, giá dầu ở Mỹ tuần này cũng đạt mức cao nhất trong 7 năm. Ngân hàng Bank of America gần đây dự báo rằng mùa đông lạnh giá có thể đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Giá dầu chưa bao giờ ở mức cao này từ năm 2014.
Các nhà phân tích năng lượng tại ngân hàng Société Générale nhận định: "Giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu hiện nay là hiện tượng đặc biệt. Trước đó, chưa bao giờ giá năng lượng lại tăng cao và nhanh như thế".
Ông Nikos Tsafos, chuyên gia địa chính trị và năng lượng tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (Mỹ), nhận định nguyên nhân tăng giá năng lượng phần nhiều là so nỗi sợ về mùa đông sắp tới và tâm lý lo lắng đã khiến thị trường không tuân theo nguyên tắc cơ bản của cung và cầu.
Hoạt động tăng cường mua khí đốt ồ ạt cũng đang đẩy giá than và dầu lên cao. Ấn Độ, quốc gia rất phụ thuộc vào than, cho biết có tới 63 trong tổng số 135 nhà máy điện chạy bằng than chỉ còn nguồn cung than trong hai ngày hoặc ít hơn.
Tình hình này đang khiến các ngân hàng trung ương và nhà đầu tư lo lắng. Giá năng lượng tăng đang gây ra lạm phát - vốn đã ở mức gây quan ngại lớn khi nền kinh tế toàn cầu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch COVID-19. Nhu cầu năng lượng cao vào mùa đông có thể làm cho tình hình thêm tệ hơn.
Không có giải pháp đơn giản
Thiết bị dự trữ khí thiên nhiên hóa lỏng ở miền đông nam nước Anh. Ảnh: Getty Images
Cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ nhu cầu tăng vọt khi nền kinh tế phục hồi từ đại dịch COVID-19 và do hệ thống dễ bị gián đoạn bởi vấn đề kỹ thuật và thời tiết.
Đầu năm nay, mùa đông dài và lạnh bất thường đã khiến châu Âu dùng hết sạch kho khí đốt thiên nhiên. Quá trình bổ sung khí đốt trong giai đoạn mùa hè và xuân bị cản trở khi nhu cầu năng lượng tăng vọt.
Nhu cầu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng ngày càng tăng ở Trung Quốc khiến thị trường này không thể lấp đầy khoảng trống. Nga giảm xuất khẩu khí đốt cũng khiến tình hình tệ hơn.
Ông Jim Burkhard, trưởng nhóm nghiên cứu tại HIS Markit cho rằng tình hình này không thể giảm bớt trong tương lai gần và sẽ kéo dài trong mùa đông này ở Bắc Bán cầu.
Về mặt lý thuyết, Nga có thể can thiệp. Société Générale cho rằng căng thẳng năng lượng sẽ giảm bớt nếu giới chức Đức khẩn trương cấp phép cho đường ống Nord Stream 2. Ngày 6/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nước này có thể tăng sản lượng và tập đoàn Gazprom của Nga chưa bao giờ từ chối tăng nguồn cung cho các khách hàng nếu họ dự thầu phù hợp.
Theo ông Burkhard, kịch bản tốt nhất là mùa đông này sẽ có nhiệt độ trung bình, giúp đẩy bớt áp lực sang quý II/2022.
Tuy vậy, nếu thời tiết khắc nghiệt trong những tháng tới, nguồn cung năng lượng sẽ cực kỳ căng thẳng, đặc biệt là ở những nước phụ thuộc nhiều vào khí đốt thiên nhiên để sản xuất năng lượng như Italy và Anh. Anh đang gặp khó khăn lớn vì thiếu năng lực dự trữ và đang xử lý hậu quả khi đường cáp điện nối với Pháp bị hỏng. Nếu thiếu nguồn cung năng lượng trong mùa đông, Anh có thể sẽ phải yêu cầu các nhà máy giảm sản lượng và giảm tiêu thụ khí đốt để đảm bảo nguồn cung cho hộ gia đình.
Ngày 8/10, quan chức phụ trách năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), Kadri Simson xác nhận EU sẽ vạch chính sách dài hạn hơn vào tuần tới. Ông nói: "Cơn sốc giá cả này là cuộc khủng hoảng không ngờ tại thời điểm quan trọng. Ưu tiên tức thì cần là giảm nhẹ ảnh hưởng xã hội và bảo vệ các hộ gia đình dễ bị tổn thương".
Các bể chứa khí tự nhiên hoá lỏng tại cảng nhập khẩu LNG ở Grain, Đông Nam nước Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, giá năng lượng tăng vọt đang thổi bùng nỗ lo lạm phát, buộc các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc các động thái tiếp theo cẩn trọng.
Giá năng lượng ở các nước phát triển đã tăng 18% trong tháng 8, tốc độ nhanh nhất từ năm 2008. Trong những tuần gần đây, tình hình xấu đi nhanh chóng. Chi phí năng lượng cao hơn có thể khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu với các hoạt động như ăn nhà hàng, mua sắm quần áo, làm ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nếu các doanh nghiệp buộc phải giảm hoạt động để tiết kiệm điện thì nền kinh tế có thể sẽ bị tổn thương.
Các chuyên gia lo ngại rằng giá khí đốt tăng cao sẽ khiến quá trình phục hồi kinh tế ở châu Âu gặp rủi ro. Ngoài ra, cũng có lo ngại người tiêu dùng sẽ yêu cầu đầu tư hơn vào ngành dầu mỏ và khí đốt để hạn chế biến động giá cả trong tương lai. Yêu cầu này đi ngược với cam kết giảm khí thải của các chính phủ.
Chính phủ cấm dạy thêm, phụ huynh Trung Quốc tìm đến 'chợ đen' để cứu điểm cho con Bất chấp quy định cấm dạy thêm và học thêm của chính phủ, các ông bố, bà mẹ ở Trung Quốc vẫn lén thuê gia sư "chợ đen" nhằm giúp con đạt được điểm số cao hơn. Cuối tháng 9, Bộ Giáo dục Trung Quốc nhắc lại chủ trương cấm dạy thêm ở quy mô nhỏ, vốn được ngụy trang dưới nhiều tên...