Nổ súng ở biểu tình Mỹ, một người chết
Tay súng bắn vào đoàn biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại một công viên ở bang Kentucky, khiến một người chết và một người bị thương.
Vụ nổ súng xảy ra tại công viên quảng trường Jefferson, trung tâm thành phố Louisville, vào lúc 21h ngày 27/6 giờ địa phương (8h sáng 28/6 giờ Hà Nội). Một người chết tại chỗ và một người qua đường bị bắn, sở cảnh sát thành phố Louisville cho biết.
Nhóm người biểu tình “Mạng sống người da màu cũng quan trọng” bị nhắm bắn khi đang tập trung ở công viên. Họ đã tiến hành các cuộc biểu tình ở đây nhiều tuần qua để phản đối vụ sát hại Breonna Taylor, một phụ nữ da màu, hồi tháng 3.
Cái chết của Taylor góp phần thổi bùng lên các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và hành động bạo lực của cảnh sát tại thành phố.
Video do người ở hiện trường quay cho thấy một người đàn ông da trắng dùng khẩu súng ngắn bắn nhiều phát vào khu trại do người biểu tình dựng lên ở công viên Jefferson. Cảnh sát được triển khai đến hiện trường và thực hiện các động tác sơ cứu cho một người đàn ông, nhưng nạn nhân đã thiệt mạng.
Video đang HOT
Ngay sau đó, một người nữa bị bắn ở tuyến phố gần đó, cảnh sát cho hay. Cảnh sát thành phố Louisville chưa xác định được bao nhiêu nghi phạm tham gia vụ nổ súng, giới chức địa phương cũng chưa công bố chi tiết về các nạn nhân. Thị trưởng Louisville Greg Fischer cho biết ông “vô cùng đau buồn vì hành động bạo lực”.
Trước vụ nổ súng, Fischer kêu gọi người biểu tình rời công viên quảng trường Jefferson sau khi truyền thông địa phương đưa tin các “nhóm vũ trang yêu nước” tự xưng lên kế hoạch đối đầu với người biểu tình.
Biểu tình “Mạng người da màu quan trọng” nổ ra tại thành phố Louisville sau khi cảnh sát bắn chết Taylor, nữ kỹ thuật viên phòng cấp cứu 26 tuổi, khi khám xét căn hộ của cô vì nghi những kẻ buôn ma túy dùng nó làm điểm trung chuyển hàng.
Phong trào này sau đó tăng nhiệt và lan rộng đáng kể sau vụ cảnh sát ghì chết George Floyd, người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, hôm 25/5.
Công nương Meghan lên tiếng về cái chết của Floyd
Công nương Anh Meghan mô tả những gì xảy ra ở Mỹ sau cái chết của George Floyd là "vô cùng đau đớn" và cô cảm thấy phải lên tiếng.
Trong video về lễ tốt nghiệp trực tuyến ở trường cấp hai cũ ở Los Angeles hôm 4/6, Meghan cho hay cô cảm thấy căng thẳng khi nói về vấn đề này và đã suy nghĩ suốt tuần qua. Cuối cùng, cô quyết định rằng "sai lầm duy nhất là không nói gì", vì nhớ lại lời khuyên của một giáo viên năm 15 tuổi rằng "hãy luôn nhớ đặt nhu cầu của người khác lên trên nỗi sợ hãi của bạn".
"Vì George Floyd đáng được sống, Breonna Taylor đáng được sống và Philando Castile cũng đáng được sống, còn rất nhiều những người khác như thế mà chúng ta biết tên hay không biết", cô nói, đề cập đến những người da màu chết dưới tay cảnh sát Mỹ.
Meghan Markle nói về một bộ phim tài liệu trên kênh Disney hồi tháng 4. Ảnh: Disney
Nhớ lại các cuộc bạo loạn sắc tộc ở Los Angeles năm 1992, Meghan cho hay khi đó cô mới 11-12 tuổi.
"Tôi nhớ lệnh giới nghiêm, nhớ lúc vội vã trở về nhà và khi đi trên đường thấy tro bụi rơi từ trên trời xuống và ngửi thấy mùi khói, tôi nhìn thấy cột khói bốc lên khỏi các tòa nhà, mọi người tháo chạy và cướp bóc", Meghan kể. "Tôi nhớ mình nhìn thấy những người đàn ông sau xe bán tải cầm súng ngắn và súng trường. Tôi nhớ mình trốn vào nhà và cái cây ở đó bị đốt cháy. Những ký ức ấy vẫn chưa thể quên".
Meghan nói cô cảm thấy tiếc khi thanh thiếu niên Mỹ phải lớn lên trong một thế giới nơi tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại. Cô kêu gọi họ đóng góp vào quá trình "tái thiết" đất nước và khi họ bước sang tuổi 18, được đi bỏ phiếu, họ "có thể dùng tiếng nói của mình theo cách mạnh mẽ hơn".
"Tôi biết rằng các bạn hiểu người da màu cũng đáng được sống, vì thế tôi rất háo hức về những gì các bạn sẽ làm trên thế giới", cô nói.
Meghan, 38 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Los Angeles, có bố là người da trắng, còn mẹ là người da màu. Cô từng là diễn viên ở Mỹ trước khi kết hôn với Hoàng tử Anh Harry. Tuy nhiên, hai vợ chồng đã rút khỏi hoàng gia Anh, chuyển đến California "làm việc để độc lập về tài chính" từ ngày 31/3.
George Floyd tử vong sau khi bị một cảnh sát ghì gáy trong gần 9 phút hôm 25/5 ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Cái chết của anh đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ để đòi công lý và bình đẳng sắc tộc.
Bác sĩ pháp y hạt Hennepin hôm 1/6 tuyên bố Floyd chết vì "ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy", khẳng định cái chết là "một vụ giết người". Cùng ngày, luật sư của gia đình Floyd cho biết kết quả khám nghiệm tử thi độc lập do gia đình ủy nhiệm xác định nguyên nhân tử vong là "ngạt thở do sức đè liên tục".
Derek Chauvin, cảnh sát ghì chân lên cổ Floyd, bị nâng cáo buộc lên tội giết người cấp độ hai, trong khi ba đồng nghiệp tham gia khống chế Floyd cũng bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai, hỗ trợ và tiếp tay cho ngộ sát.
Nhiều trường học Mỹ tính giải tán cảnh sát Nhiều trường học Mỹ lên kế hoạch loại bỏ lực lượng cảnh sát trong trường do lo ngại họ đại diện cho mối đe doạ nhiều hơn là bảo vệ. Các học khu ở thành phố Minneapolis, Seattle và Portland hôm 10/6 đã cam kết sẽ giải tán các sĩ quan trường học vì cho rằng sự hiện diện của những cảnh sát...