Nổ súng gần tư dinh của Phó tổng thống Mỹ
Một vụ nổ súng đã xảy ra vào tối hôm 17/1 gần tư dinh của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ở bang Delaware. Ông Biden và vợ đã không có mặt ở nhà vào thời điểm xảy ra vụ việc.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân. (Ảnh: AP)
Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên Cơ quan mật vụ Mỹ Robert Hoback hôm qua cho biết, vụ xả súng xảy ra vào 20h25 tối 17/1 (giờ địa phương) trên một tuyến đường công cộng, bên ngoài vành đai an ninh bảo vệ nhà riêng của Phó tổng thống Biden ở thành phố Greenville, bang Delaware.
Ông Hoback cho hay một chiếc xe đã lao qua nhà ông Biden với tốc độ cao và xả súng về phía nhà riêng của Phó tổng thống. Nhân viên Cơ quan mật vụ chốt tại vành đai an ninh đã nghe thấy nhiều tiếng súng nổ.
Khoảng 30 phút sau đó, một chiếc xe đã cố vượt qua sỹ quan cảnh sát bảo vệ phía ngoài vành đai an ninh. Người lái chiếc xe này đã bị bắt và sẽ được thẩm vấn để xác định liệu có bất kỳ mối liên hệ nào với vụ xả súng. Hiện Cơ quan mật vụ đã cùng cảnh sát tìm kiếm phía ngoài nhà của ông Biden và các ngôi nhà lân cận xem có đầu đạn nào găm vào hay không.
Theo AFP, nhà riêng của Phó tổng thống nằm cách con đường trên vài trăm mét. Ông cũng thường cùng vợ tới nghỉ tại đây vào dịp cuối tuần. Tuy nhiên, ông Biden và phu nhân đã không có mặt tại vào thời điểm xảy ra vụ xả súng. Họ đã được thông báo vắn tắt về vụ việc này ngay trong đêm thứ Bảy.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Kiev dồn quân ra tiền tuyến, ly khai đánh du kích
Nhiều động thái cho thấy cuộc nội chiến của Ukraine sắp bước vào một giai đoạn mới khi Kiev chuẩn bị chiến tranh tổng lực, còn ly khai đánh du kích
Video đang HOT
Kiev có đủ sức chiến tranh?
Ngày 26/11/2014, truyền thông Ukraine đăng tải một số hình ảnh cho thấy các thành viên đơn vị đặc nhiệm Sarmatian làm lễ ra quân và tiến thẳng về miền Đông, nơi đang có giao tranh với các tay súng ly khai.
Người đứng đầu Trung tâm tác chiến Ukraine, ông Dmitry Tymchuck cho biết quân đội quốc gia này đang chuẩn bị ứng phó cho những tình huống leo thang và khó dự đoán. Đồng thời, truyền thông phương Tây đã ghi nhận nhiều động thái chuyển quân ra tiền tuyến của quân đội Ukraine.
Nhiều chuyên gia của Nga đã đánh giá đây thực chất là một động thái dồn quân của Ukraine để chuẩn bị cho những chiến dịch quân sự quy mô lớn, tương tự như những gì họ đã làm từ tháng 5 đến tháng 9 vừa qua.
Trong khi đó, ông Dmitry Tymchuck cũng cho biết thêm, lực lượng ly khai đã bắt đầu chuyển sang đánh du kích ở một số cứ điểm. "Bây giờ, thay vì huy động một loạt các xe bọc thép để đánh vào các vị trí mục tiêu, lực lượng ly khai đã chuyển qua chiến thuật mới. Theo đó, họ chia thành từng nhóm nhỏ để tấn công vào các vị trí quân chúng ta."
Lính đặc nhiệm Ukraine chuẩn bị ra tiền tuyến
Sau khi nhận được sự ủng hộ của NATO trong phiên họp lần thứ 60 hôm 24/11, và đặc biệt sau cuộc gặp mặt giữa Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Kiev đã quyết định triển khai lực lượng để chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công mới.
Điều này tương tự với việc khi Kiev quyết định thực hiện các hành động quân sự với miền Đông hồi tháng 3/2014, giới truyền thông đã ghi nhận sự có mặt của giám đốc CIA và đàm phán với Thủ tướng lâm thời là Arseny Yatsenyuk.
Và khi Ukraine nâng cuộc chiến thành chiến tranh tổng lực, chiến tranh quy mô lớn hồi tháng 6/2014, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng có mặt ở Kiev trước đó vài ngày.
Tuy nhiên, dù nhận được sự ủng hộ ra mặt của NATO và Mỹ, liệu Ukraine có khả năng theo đuổi một cuộc chiến dài hơi hay không? Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, ngân khố cạn kiệt, kho vũ khí trống rỗng, để vận hành được cỗ máy chiến tranh ấy, Kiev cần nhiều sự ủng hộ hơn là những lời nói xuông.
Trong khi đó, tại tiền tuyến, binh lính Ukraine bắt đầu tỏ ra bất mãn với chính phủ và nghĩ rằng họ đang bị bỏ rơi. Các quân nhân thuộc biên chế Lữ đoàn số 57 đang đóng chốt ở các trạm kiểm soát xung quanh Dzerzhinsk, thành phố nhỏ gần thành trì ly khai Korlivka ở tỉnh Donetsk, cho hay một cuộc tổng tấn công của phe ly khai sắp xảy ra.
Tuy nhiên, họ dường như không thể chịu đựng thêm được nữa khi sống trong tình cảnh hiện tại. Một số người lính thẳng thắn chia sẻ, họ cảm thấy bị chính phủ bỏ rơi. "Chúng tôi như bị bỏ lại giữa một không gian rộng lớn vô định. Chúng tôi còn không được cấp bất cứ thứ gì để sống qua ngày cả", một người lính bộc bạch.
Quân sĩ Ukraine cảm thấy bị bỏ rơi trên chiến trường
"Các bạn hãy cứ nhìn xem các thành viên của Lực lượng Cảnh vệ Quốc gia xem. Họ được trang bị hết sức đầy đủ. So với họ, bọn tôi chỉ nhưng một đứa con riêng bị ghẻ lạnh hay một chú vịt con xấu xí", anh này nhận xét.
Khá nhiều binh sĩ cho biết, họ không thấy hài lòng với giới lãnh đạo chính quyền và cả các cấp tướng lĩnh trong quân đội. Tuy nhiên, họ không muốn nêu danh tính bởi vấn đề này có phần nhạy cảm.
"Toàn bộ thành viên Tổng tham mưu trưởng nên bị sa thải. Và Tổng thống Petro Poroshenko có lẽ là người đem đến cho họ sự thất vọng nhất giai đoạn hậu phong trào Maidan", một người lính nói.
Những người lính ở cứ điểm này cũng cho biết họ đang phải đối đầu với những đội quân tinh nhuệ, và để có khả năng đó chỉ có thể là binh sĩ đến từ nước ngoài và cụ thể là Nga.
Ukraine tiếp tục phụ thuộc năng lượng Nga
Chỉ vài ngày sau khi Nga ngừng cung cấp than cho Ukraine, quốc gia này đã lâm vào cảnh cạn kiệt nhiên liệu để vận hành cho nền công nghiệp năng lượng điện của mình và để phục vụ các biện pháp sưởi ấm vào mùa đông.
Và để giải quyết khó khăn này, không có cách nào khác, Ukraine đã phải nhập điện trực tiếp từ Nga.
Ukraine đang cạn kiệt nguồn than
"Trong hoàn cảnh thời tiết ngày một lạnh đi và việc cung cấp than đá cho các nhà máy điện ngưng trệ, chắc chắn tình trạng thiếu điện là khó tránh khỏi. Bộ công nghiệp than đá và năng lượng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhập khẩu điện từ Nga", báo Apostrof đã dẫn lại văn kiện do Phó Thủ tướng Ukraine Vadim Ulida ký.
Theo đó, quyết định trên được đưa ra vào ngày 14/11 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày tiếp theo. Tính cho tới ngày 26/11, hãng thông tấn TASS chưa nhận được thông tin nào về việc nhập khẩu điện từ Nga đã bắt đầu hay chưa.
Trước đó, Bộ trưởng bộ này, ông Yuri Prodan cho hãng TASS biết, Ukraine đang tìm kiếm cơ hội nhập khẩu điện từ phía Nga mặc dù quyết định cuối cùng vẫn chưa được ban ra. Ông Prodan còn nói thêm, Tổng công ty Ukrinterenergo đang thương thảo với phía Nga.
Về khả năng tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế than đá của Nga, Ukraine đã nhận được lời mời chào mua than từ Mỹ, tuy nhiên họ quyết định từ chối vì giá thành cao. Thay vào đó, khả năng Ukraine sẽ mua than của Australia hoặc Việt Nam.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ sắp giao lô xe Humvee đầu tiên cho Ukraine Mỹ sẽ tăng cường hoạt động viện trợ vũ khí phi sát thương cho Ukraine, trong đó có cả việc chuyển giao lô xe quân sự đầu tiên Humvee. Mỹ sẽ tăng cường hoạt động viện trợ vũ khí phi sát thương cho Ukraine, trong đó có cả việc chuyển giao lô xe quân sự đầu tiên Humvee. Theo đó, việc tăng cường...