Nở rộ dịch vụ cho thuê hàng hiệu
Nhìn nhiều thanh niên cưỡi trên những chiếc xe tay ga có giá cả trăm triệu, giắt bên mình những chiếc điện thoại khủng, vận trên người những bộ quần áo tính bằng tiền đô, nhiều người lầm tưởng đây là những cậu ấm cô chiêu con nhà đại gia lắm của nhiều tiền. Tuy nhiên, ít ai biết được, rất nhiều trong số đó lại là… đồ đi thuê.
Cho thuê từ A đến Z
Dường như việc đi xe gì, sử dụng điện thoại nào, mặc quần áo hiệu gì đã trở thành một quy ước để đo mức độ đẳng cấp của người sử dụng. Nắm được tâm lý này, nhiều cửa hàng ở Hà Nội mở dịch vụ chuyên cho thuê đồ hiệu.
Tôi may mắn được cậu bạn học cùng hồi cấp III cho đi cùng đến một shop cho thuê đồ hiệu tại một con ngõ nhỏ trên đường Láng (Đống Đa – Hà Nội). Tuy nằm khá kín đáo ở nơi thuộc dạng “hang cùng ngõ hẻm”, không treo biển quảng cáo nhưng shop này được khá nhiều “dân chơi” biết đến. Vừa bước vào, ông chủ quán nhìn tôi một lượt từ dầu đến chân có vẻ rất nghi hoặc. Đến khi cậu bạn thân kéo tôi đến giới thiệu thì ông chủ mới mỉm cười và ra hiệu cho tôi được thoải mái đi lại chọn đồ.
Lúc này trong shop có khoảng 4 – 5 thanh niên đang đứng chọn quần áo, giày dép và một số phụ kiện thời trang khác. Những đồ hiệu ở đây được xếp rất ngay ngắn trong tủ và trên các giá treo theo nhãn hiệu. Quần áo ở đây nhiều vô kể, với đầy đủ các size cho các thượng đế lựa chọn. Được biết, những đồ mà ông chủ này cho thuê đều là hàng hiệu “xịn” 100%.
Cậu bạn tôi thì thầm: “Quán này trước kia là một hiệu cầm đồ. Bây giờ thỉnh thoảng vẫn cho khách cầm đồ nhưng chủ yếu là cho thuê đồ hiệu. Chỉ cho những mối quen thuê thôi vì sợ khách lạ đến họ “chôm”, hoặc “luộc” mất đồ. Những khách hàng đến thuê đồ ở đây ông chủ cũng đã nhẵn mặt hết rồi”.
Được biết, shop này có đủ các mặt hàng cho thuê từ xe máy SH, LX, Dylan… có giá trăm triệu đồng đến những chiếc điện thoại đẳng cấp cao hay chỉ đơn giản là đôi giày, chiếc quần bò. Tuỳ vào nhãn hiệu mà có những mức giá khác nhau. Được biết, các mặt hàng như xe máy, laptop, điện thoại, máy chụp ảnh được tính theo ngày còn quần áo, trang sức, giày dép được thuê theo tuần, tháng. Được biết, tại shop trên đường Láng ông chủ đang cho thuê gần một chục “con” SH, LX, Dylan, 20-30 chiếc laptop xịn, điện thoại, đồng hồ, quần áo thì nhiều vô kể. Các loại xe đắt tiền lúc nào cũng trong tình trạng cháy hàng.
Mánh gây “nghiện”, giữ hàng
Được biết, phần lớn khách hàng của những shop có dịch vụ độc này là những “con nghiện” đồ hiệu. Nhiều hiệu cầm đồ cũng kiêm luôn dịch vụ này. Tuy nhiên, chỉ có những khách hàng ruột mới được các chủ cửa hàng tin tưởng cho thuê những vật dụng bạc triệu này.
Tại một hiệu cầm đồ kiêm cho thuê đồ hiệu ở khu vực quận Thanh Xuân (Hà Nội), chủ cửa hàng là một người còn khá trẻ tên K.V. Cậu bạn tôi giới thiệu, cửa hàng này nhận cầm đồ từ xe máy, laptop, máy ảnh, điện thoại đến dây lưng, ví da, quần áo… nhưng phải toàn hàng “xịn”. Nhiều khách cầm mà không có tiền chuộc đành chấp nhận để lại đồ cho chủ bán thanh lý. Lâu ngày tích luỹ hàng nhiều, chủ cửa hàng nảy ra sáng kiến cho khách có nhu cầu thuê kiếm tiền. Cậu bạn tôi bấm tay nhẩm tính như đã quá quen thuộc: “ở Hà Nội bây giờ có khá nhiều quán, tuy nhiên người ta không treo biển quảng cáo thôi. Trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai) có 4 shop, 2 shop trên phố Đặng Dung (Ba Đình)… Tuy nhiên, nếu muốn vào phải có người quen “làm mối”.
Video đang HOT
Được biết, để hút khách, các ông chủ cửa hàng cho thuê đồ hiệu có một đội quân “cò mồi” rất chuyên nghiệp. Đội quân này sẽ phải đi tuyên truyền, giới thiệu và hết lời ngợi khen về dịch vụ này. “Cò” nào giới thiệu được một khách hàng đến đều được “ghi danh lĩnh thưởng”. Và dần dần, đám “chân rết” này ngày một đông lên. Chính vì thế, không cần quảng cáo, các cửa hiệu này vẫn nườm nượp khách ra vào.
Để gây “nghiện” cho “dân chơi”, các chủ không những phải thường xuyên “cập nhật” đồ mới mà còn thường xuyên đưa ra các bài khuyến mại đối với những người lần đầu đến như thuê 2 tính tiền 1 hoặc tăng ngày thuê mà không tăng tiền… Thậm chí, nhiều cửa hàng còn sẵn sàng cho khách mới mượn về dùng thử một vài lần. Dần dần, đến khi “thượng đế” đã “nghiện” thì lúc ấy họ tăng giá thuê thì khách hàng cũng phải chấp nhận.
Khi tôi hỏi, cho thuê toàn đồ xịn có giá hàng chục triệu mà không sợ khách đổi đồ hoặc “luộc” đồ, chủ cửa hàng K.V cười: “Tất cả các mặt hàng này anh nắm quá rõ, hơn nữa mình cũng có bài đánh dấu chứ. Đồ nào chỉ cần mất hoặc thay một con ốc vít cũng đã phát hiện ra rồi. Khi khách trả hàng, anh kiểm tra kỹ lưỡng, hỏng chỗ nào đền chỗ ấy. Tất cả đều được quy ra tiền”.
Đến hẹn, các dân chơi lại phải mang hàng đến “trình diện” với ông chủ, nếu muốn thuê tiếp, chủ – khách phải làm lại bản giao kèo. Thông thường xe SH được cho thuê với giá 300 – 400 nghìn đồng /ngày, xe LX và Dylan có giá rẻ hơn khoảng 250 – 350 nghìn đồng /ngày. Trong khi đó, quần áo, giầy dép thuê khoảng 30 – 100 nghìn đồng /ngày. Tuy là khách hàng quen biết, nhưng các “thượng đế” cũng phải đặt cọc chứng minh thư và số tiền tuỳ theo sản phẩm.
Được biết, cũng có trường hợp các “thượng đế” “gan cóc tía” đã tráo đồ của các chủ cửa hàng đến khi bị phát hiện lập tức bị ăn đòn dằn mặt và bị phạt tiền theo giá “cắt cổ”.
Theo Nguoiduatin
Sinh viên "gửi đồ" tại... hiệu cầm đồ
Dịch vụ gửi đồ dịp Tết "nóng" trên các diễn đàn mạng
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp gần Tết, những sinh viên từ các tỉnh xa lại canh cánh nỗi lo gửi đồ trước khi về quê. Nhiều dịch vụ mở ra để "đón đầu" nhu cầu của SV.
Chào mời "nóng" diễn đàn mạng
Thường sau khi kết thúc kỳ thi học kỳ, nhiều trường đã tổ chức cho các sinh viên về quê đón Tết cùng gia đình. Cùng với đó là nỗi lo gửi đồ cũng khiến các sinh viên phải "đau đầu". Phương Nhung (Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, ĐH Phương Đông) chia sẻ: "Vừa vào năm đầu, bố mẹ mình đã sắm đầy đủ ti vi, máy giặt, tủ lạnh... nhưng tình hình an ninh ở khu vực Phùng Khoang cũng không được tốt khiến mình không yên tâm".
Trên diễn đàn của sinh viên sư phạm Đà Nẵng, từ cách đây khoảng 1 tháng, các sinh viên đã lập hẳn một topic với chủ đề "Sinh viên về Tết gửi đồ ở đâu". Rất nhiều ý kiến chia sẻ lo lắng mất trộm đồ đạc trong những ngày sinh viên về quê ăn Tết.
Nắm bắt được tâm lý của nhiều sinh viên, trên các diễn đàn, các trang rao vặt ngay lập tức xuất hiện những lời chào mời hấp dẫn. Trên một trang web, một thành viên có tên Nguyễn K.A đã đon đả chào mời: "Gần tết rồi mình biết các bạn sinh viên, công nhân đang đau đầu về việc cất giữ, gửi gắm tài sản cá nhân của mình đâu cho an toàn mà không lo mất trộm. Vâng nhà tôi ở Văn Trì, Minh khai, Từ liêm... Với giá gửi rất rẻ nhằm tạo điều kiện cho các bạn về quê được an lòng".
Người này cũng không quên nhấn mạnh: "Tôi cũng người ngoại tỉnh cũng có thời thuê trọ như các bạn nên tôi biết và thông cảm. Nếu bạn nào có nhu cầu xin liên hệ với tôi qua số điện thoại: 090487..."
Khi liên lạc để hỏi về giá cả gửi các loại đồ, người này cho biết tùy vào chất lượng đồ đem gửi thuộc loại nào và còn mới hay cũ mới đưa ra được một mức giá cụ thể. Người này cũng không quên khẳng định: "Đem ra hàng thì còn sợ bị thay đồ, thay linh kiện còn ở đây là nhà mình nên các bạn cứ yên tâm. Giá cả đảm bảo rẻ hơn so với các hiệu cầm đồ."
Nhiều sinh viên vẫn chọn giải pháp đem gửi nhờ nhà người thân cho dù có những bất tiện
Trên mục hỏi đáp của Yahoo Việt Nam, nick dammekinhdoanh cũng đưa lên các nội dung tương tự "Nhà 2 căn khá rộng nhận giữ đồ đạc, xe máy cho ai có nhu cầu về quê hoặc đi xa. Liên hệ:0937697767-ms thảo-nhà vĩnh lộc A - Bình chánh".
Người này cũng không quên chú thích thêm "giá rẻ thôi, chủ yếu giúp đỡ các bạn sinh viên, công nhân yên tâm về quê đón tết mà không phải lo lắng về việc cất giữ đồ đạc".
Hiệu cầm đồ lên ngôi
Những năm trước, sinh viên thường gửi đồ tại nhà người thân hoặc đem đến gửi nhờ bạn bè tại những khu vực có an ninh tốt nhưng trong 2 năm trở lại đây, xu hướng đem đồ gửi hiệu cầm đồ lên ngôi.
Vào dịp Tết, hiệu cầm đồ lên ngôi
Mạnh Hùng (Khoa Cầu đường bộ, ĐH GTVT) phân trần: "Gửi đồ ở hiệu cầm đồ cũng là bất đắc dĩ vì không thể năm nào cũng làm phiền gia đình bạn của bố mẹ được. Nhà các bác cũng nhỏ, nay lại thêm đồ đạc lỉnh kỉnh của mình. Vì vậy từ năm trước mình đã đem ra hiệu để họ "giữ" hộ. Cũng không có vấn đề gì".
Cũng cùng lý do đó, Tuấn Anh (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho rằng: "Việc này cũng đã có từ vài năm nay rồi. Năm nay quá nửa lớp mình đem đồ gửi các hàng ở trong Phùng Khoang. Cầm tạm 500 nghìn về quê tiêu Tết. Ra Tết lại tính tiếp". Theo nhiều sinh viên đánh giá, cách gửi đồ trước khi nghỉ hè, nghỉ Tết tại tiệm cầm đồ là cách khá hay và yên tâm, mặc dù phải chịu lãi suất.
Thực tế, nhiều hàng cầm đồ trong dịp tết năm nay đã từ chối nhận đồ sinh viên gửi cho dù còn gần chục ngày mới đến Tết.
Theo khảo sát của phóng viên, hầu hết các cửa hàng cầm đồ trên khu vực đường Láng hiện nay chỉ chấp nhận cầm các đồ vật có giá trị như laptop, xe máy, điện thoại di động... chứ không nhận các đồ lặt vặt của sinh viên.
Anh Dũng, chủ một hiệu cầm đồ trên đường Láng cho biết: "Mấy ngày đầu tháng còn hào hứng cho các cậu sinh viên gửi đồ chứ bây giờ thì kho cũng chật rồi. Bây giờ cậu nào đem gửi mấy thứ lặt vặt là tôi không nhận. Các hàng khu vực xung quanh cũng vậy".
Rủi ro trăm đường
Sinh viên về quê đón Tết cùng bao nỗi lo
Đối với nhiều sinh viên sống tại các khu ký túc xá hay thuê được căn hộ riêng thì có thể yên tâm về quê ăn Tết nhưng với những người đem đồ đi gửi thì sẽ phải lo tới tận khi nhận đồ.
Hoàng Anh Dũng, (ĐH KHXH&NV) cũng đã từng là nạn nhân khi đem gửi đồ tại hiệu cầm đồ. "Năm trước em cùng vài người bạn mang bộ máy tính mới mua gần 10 triệu đồng ra hiệu cầm đồ gửi nhưng sau khi lấy lại dùng được 1 tuần đã phải đem đi sửa. Ra hàng mới biết mình bị thay đồ".
Thu Ngân, sinh viên khoa Văn (ĐH KHXH&NV) thì cẩn trọng: Cách đây mấy ngày, mình có mang đồ tới gửi theo chỉ dẫn của một người đăng thông tin trên mạng nhưng sau đó phải mang về. Nhìn dáng vẻ người này không đứng đắn, căn phòng thì chỉ như một cái nhà kho rộng. Hỏi ra thì chỉ có giấy tờ viết tay. Biết đâu đấy là bọn trộm thuê nhà rồi gom đồ của mọi người đến gửi rồi cuỗm mất thì chết.
Theo VTC News
Nữ sinh "bán thân" nuôi... "dế" Nhiều teen sẵn sàng "bán thân" nuôi "dế"... (Ảnh minh họa) Để có tiền "nuôi dế" hoặc đổi điện thoại sành điệu để bằng bạn bằng bè, có nhiều teen nữ đã chấp nhận "bán thân". "Bán thân" để nuôi "dế" Những cô cậu bé đang ở tuổi đến trường, số tiền có được là gom góp từ tiền tiêu vặt hàng tháng...