Nở rộ dịch vụ bán đồ ăn đêm qua mạng
Nhân viên văn phòng làm đêm, sinh viên thức khuya ôn bài ngày càng chuộng kiểu nạp năng lượng cho bản thân qua hình thức đặt hàng online.
Giá mỗi món ăn giao động từ 35.000-55.000 đồng. Ảnh minh họa
Nắm bắt tâm lý ngại ra đường của dân văn phòng khi trời mưa gió, sinh viên thức khuya làm việc hoặc ôn bài muốn ăn lót dạ, Linh, sinh năm 1991 đang là sinh viên năm thứ 4 của Trường Kinh doanh Công nghệ Hà Nội cùng người bạn nảy ý tưởng bán đồ ăn đêm qua mạng.
Trước khi chính thức giới thiệu các món ăn tới thực khách, Linh nấu một số món cho các bạn thân trong nhóm dùng thử, nhận xét để rút kinh nghiệm dần. Tháng đầu, lượng khách đặt hàng chưa nhiều nhưng cả tháng nay đã khởi sắc hơn. Ngoài việc quảng bá bằng tờ rơi, Linh tạo Page trên Facebook để mọi người biết đến mình nhiều hơn. Trên trang cá nhân, Linh giới thiệu kỹ món ăn, ghi rõ số điện thoại, địa chỉ liên lạc để mọi người có thể đặt hàng nhanh và hiệu quả hơn. Nhờ vậy, số lượng khách đặt hàng qua Facebook tăng lên rõ rệt.
Chỉ mới nhận giao đồ ăn đêm được hai tháng nhưng số lượng đơn đặt hàng của Linh tăng đáng kể, từ 2-3 đơn đặt hàng ban đầu giờ đã tăng lên hàng trăm. Mỗi đêm, nếu trừ hết chi phí, cô còn lời khoảng 400.000 đồng. Linh bắt đầu giao hàng từ 21h-3h sáng. Thực đơn là mỳ xào, cơm, đồ ăn vặt, gà rán, nem, khoai… Giá dao động 35.000-55.000 đồng một món.
“Đa số khách đặt hàng đều cảm thấy hợp khẩu vị nên không chỉ đặt một lần mà những lần sau họ tiếp tục đặt hàng của mình. Nhiều khách quen cũng thường đóng góp ý về gia vị nên cũng giúp mình tiến bộ hơn”, Linh chia sẻ.
Thời gian tới, nếu khách đặt hàng nhiều, Linh sẽ chú trọng đầu tư, mở rộng kinh doanh hơn nữa. Còn hiện tại, mọi việc đều do Linh và bạn thực hiện nên cả hai khá bận rộn.
Video đang HOT
Hạnh, sinh viên một trường kinh tế cũng hưởng ứng trào lưu kinh doanh này. Hạnh kể, thấy một số bạn phát tờ rơi “Ship đồ ăn đêm”, mà bản thân cũng rất thích nấu ăn nên mang ý tưởng này về rủ bạn bè cùng tham gia. Mới mở 2 tháng nhưng lượng khách đặt hàng đồ ăn đêm cũng lên tới 200 người một tối.
Hạnh kể, có khi giao hàng vào lúc trời mưa to, ướt từ đầu đến chân, ướt luôn cả điện thoại nhưng lúc nào cũng phải giữ cho đồ ăn không bị ảnh hưởng, khi mang tới cho khách vẫn còn nóng sốt. “Đôi lúc cảm thấy mệt nhưng vì yêu thích công việc nên cả nhóm khi nào cũng cổ vũ nhau cùng quyết tâm”, cô nói.
Nhiều nhân viên văn phòng ở TP HCM cũng nắm bắt xu thế kinh doanh online. Xuất phát từ chính nhu cầu của ông xã, chị Điệp, nhân viên thiết kế ở quận Gò Vấp, TP HCM cũng muốn thử sức kinh doanh. Tối nào cũng thấy chồng cặm cụi làm việc nên chị nấu đồ ăn đêm để bồi dưỡng cho chồng. Cũng từ công việc nấu nướng đêm này, chị nghĩ ở Sài Gòn này rất nhiều người thức khuya. Các bạn sinh viên xa gia đình rất ít khi chuẩn bị đồ ăn sẵn, mặt khác vì là sinh viên nên cũng ít ai có điều kiện sắm tủ lạnh để bảo quản thức ăn nên tiện làm cho chồng vào mỗi tối, chị làm thêm nhiều đồ ăn để phục vụ những người có nhu cầu ăn đêm. Chị thấy, cách nhanh nhất để mọi người biết đến mình nhiều hơn là qua mạng xã hội nên chị cũng đã lập một trang Facebook để mọi người biết đến chị và đặt hàng chị nhiều hơn.
“Sau một thời gian kinh doanh mình cũng không ngờ được hưởng ứng ngoài mong đợi của mọi người, giờ đây tôi có thêm chồng và em gái phụ để việc giao hàng và đặt hàng diễn ra nhanh và suôn sẻ hơn”, chị Điệp chia sẻ.
Chị Điệp cho biết, ban đầu mọi người chưa biết đến chị nhiều nên chỉ có vài đơn hàng đặt vào 11-12h đêm nhưng nay đơn hàng đã tăng qua các tuần và chỉ mới 17h nhưng cũng đã có nhiều người đặt hàng. Mọi người không chỉ đặt hàng quan điện thoại, Facebook mà đặt hàng qua cả skype. Nguyên liệu chị lấy chủ yếu ở các siêu thị nên đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm.
Chị Điệp còn tiết lộ, do chị hơi béo mà chồng thì hơi gầy nên chị thường nấu theo 2 dạng, vừa có thức ăn cho người ăn kiêng vừa có thức ăn cho người bình thường. Giá thức ăn dao dộng trong khoảng 35.000- 60.000 đồng một món. Đối với những địa bàn ở xa, ngoài giá đã cố định của món ăn, khách hàng phải trả thêm tiền giao hàng từ 10.000-15.000 đồng. Chị tư vấn, nếu ở xa, khách nên chọn 2 món trở lên để bớt chi phí.
Chị cho biết thêm, một combo khuyến mãi gồm cơm, món chính tùy loại, salad và khoai tây giá chỉ 45.000 đồng, rẻ hơn hẳn so với các cửa tiệm thức ăn nhanh. Ngoài ra chị còn bán các món ăn vặt như maki sushi, maki chiên, cá viên, bánh gà, khoai tây, khoai môn chiên…
“Vì lấy thức ăn trong siêu thị nên phần lời không nhiều, tuy nhiên do bán được với số lượng nhiều mà lại là công việc ưa thích nên tôi rất thích thú”, chị Điệp nói.
Mặc dù giao đồ ăn đêm tuy có vất vả nhưng hầu hết các chủ giao hàng này đều cho biết trong tương lai nếu mô hình này phát triển mạnh, được khách hàng hưởng ứng nhiệt tình sẽ mở rộng mạng lưới và chế biến nhiều món đa dạng hơn.
Theo xahoi
Ôm hận vì những trò lừa qua mạng
Bằng thủ đoạn thông tin bán các sản phẩm giá rẻ trên các trang mạng, sau khi nhận tiền cọc của người mua gửi qua tài khoản, kẻ gian đã lặn mất tăm...
Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an TPHCM cho biết đã bắt tạm giam Trần Văn Tuấn (SN 1982), Lê Công Đạt (SN 1993), Nguyễn Minh Tùng (SN 1995), Võ Sĩ Hậu (SN 1991), Trần Văn Hoàng (SN 1991, cùng quê tỉnh Quảng Ngãi) để điều tra hành vi sử dụng mạng internet lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tổng số tiền mà nhóm này lừa của nhiều người lên đến 430 triệu đồng.
Nhận tiền cọc rồi hủy số điện thoại
Nhặt được một CMND mang tên Đỗ Hoàng Quốc B., tháng 6/2011, Tuấn ra ngân hàng mở 2 tài khoản. Sau đó, Tuấn bàn bạc với đồng bọn lên mạng rao bán iPhone, iPad, máy ảnh...(có kèm theo hình ảnh giả) với giá rẻ hơn giá thị trường, kèm số điện thoại liên lạc trên các trang web mua bán trực tuyến như muaban, rongbay, raovat, vatgia, 5giay...
Sau khi khách hàng gọi điện trao đổi, thỏa thuận giá cả và đồng ý mua, chúng yêu cầu chuyển khoản tiền đặt cọc. Nhận tiền xong, chúng hủy số điện thoại rồi rút tiền chia nhau theo tỉ lệ Tuấn hưởng 30%, 4 đồng phạm 70%. Tuấn khai nhận đã chiếm đoạt tổng cộng 430 triệu đồng của nhiều khách hàng, tuy nhiên, do số tiền bị mất không lớn nên nhiều nạn nhân không trình báo công an. Trong vụ án này, công an xác định được 7 nạn nhân bị nhóm này lừa tiền, các nạn nhân cũng đã chứng minh được việc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của nhóm này.
Trần Văn Tuấn (bìa phải) và đồng bọn tại cơ quan công an
Ngoài vụ án này, Trần Văn Hoàng và Lê Công Đạt còn đang bị CQĐT Bộ Công an làm rõ hành vi dùng internet lừa đảo trong một vụ án khác.
Cho xem hàng nhưng không giao hàng
Công an quận 12 - TPHCM cho biết hiện đang tiếp nhận hàng chục đơn tố cáo bị lừa đảo qua mạng xảy ra trên địa bàn quận. Mới đây nhất, sau khi bị chiếm đoạt 20 triệu đồng tiền đặt cọc mua thép qua mạng, "của đau, con xót", ông Bùi Ngọc Châu (ngụ quận Bình Thạnh) đã lên kế hoạch bắt Nguyễn Sỹ Kiên (SN 1978, quê Nghệ An) giao cho cơ quan công an. Riêng đồng phạm của Kiên đã nhanh chân trốn thoát.
Trước đó, cuối tháng 3/2013, anh Đoàn Hồng Nhật (SN 1978, ngụ huyện Bình Chánh - TPHCM) đã đến Công an phường Tân Thới Hiệp (quận 12) trình báo việc bị một nhóm người lừa đảo qua mạng. Theo đó, anh Nhật truy cập vào trang vatgia.com và đọc được thông tin đại lý sắt thép Khang Phát (quận 12) bán thép rẻ hơn giá thị trường khoảng 10.000 đồng/kg. Sau khi thỏa thuận giá cả, thời gian và địa điểm giao nhận hàng, anh Nhật đã giao 38,5 triệu đồng tiền mua thép cho một thanh niên tên Sơn. Do bận công việc, anh Nhật nhờ người em họ tên Phong đi nhận hàng giùm.
Sơn nói đường vào công ty cấm xe tải, yêu cầu anh Phong nhận hàng cách công ty 200 m. Sau khi cân thép theo hợp đồng, Sơn cho người bốc thép lên xe tải rồi nói anh Phong cho địa chỉ nhà, Sơn sẽ giao hàng tận nơi. Về nhà đợi hoài không thấy Sơn chở thép đến, anh Phong đến địa chỉ công ty để xác minh thì đây là một "công ty ma".
Hiện trên mạng cũng đang xuất hiện một số kẻ giả danh nhân viên hải quan, sân bay có một số hàng điện tử như iPhone, iPad được cho tặng, muốn bán lại bằng một nửa giá thị trường. Các đối tượng này đăng thông tin rồi kèm theo nick chat để khách xem hàng trực tiếp qua webcam. Khi "giao lưu trực tuyến", nhóm này thường để khách thấy đồng phục hải quan, thẻ ngành,... cùng sản phẩm muốn bán rồi yêu cầu khách chuyển tiền cọc từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Để người mua hàng tin tưởng, những kẻ lừa đảo cam kết sẽ gửi hàng trước theo địa chỉ mà khách cung cấp. Sau đó, chúng lập một hóa đơn đường bưu điện giả với những thông tin địa chỉ, số điện thoại khách cung cấp, đưa lên webcam cho người mua hàng xem. Đinh ninh là sản phẩm đã được chuyển đi, người mua nộp tiền vào tài khoản để rồi hàng không có, điện thoại ngoài vùng phủ sóng, còn người thì cũng biến mất.
"Ảo thuật" tráo iPhone thật thành giả Đọc được thông tin "chuẩn bị mua iPhone 5, cần bán iPhone 4 giá bèo", anh N.H (ngụ quận 8) gọi điện cho người bán. Sau khi thỏa thuận giá cả, anh H. đến địa điểm nhận hàng, một thanh niên đi xe SH móc điện thoại ra chào hàng. Thấy điện thoại còn mới, người bán nhìn cũng sang trọng, anh H. mời vào quán cà phê để giao dịch. Tuy nhiên, viện lý do bận đi công chuyện, người bán hối thúc mua bán nhanh gọn lẹ. Trong lúc anh H. mở cốp xe lấy tiền, không ngờ kẻ gian mở hộp đổi iPhone thật thành điện thoại Trung Quốc, đến khi anh H. kịp phát hiện thì gã thanh niên đã mất dạng.
Theo 24h
Bán hàng qua mạng, lừa hàng trăm triệu đồng Bị cáo Đức Để có tiền ăn chơi, Đoàn Anh Đức đã dùng công nghệ cao lừa bán hàng thời trang của các hãng nổi tiếng thế giới như Louis, Vuitton, Chanel.., để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của nhiều người. Ngày 5/2, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Đoàn Anh Đức (SN 1986) ở...