Nợ quá hạn, An Trường An (ATG) bị SHB siết nợ tài sản tại trụ sở công ty
Theo thông báo từ SHB, mặc dù ngân hàng đã nhiều lần hỗ trợ, tạo điều kiện để ATG thanh toán và thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại khách hàng vẫn không thực hiện đúng cam kết trả nợ, vị phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.
Ngày 21/9, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa ra thông báo thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo đối với khách hàng là CTCP An Trường An (ATG).
Trước đó ngày 8/9/2020, SHB đã gửi thông báo yêu cầu ATG thanh toán nợ hoặc bàn giao tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ. Tuy nhiên ATG vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, ông Trường Đình Xuân (Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng giám đốc ATG) và bà Trần Thị Mai Xuân (Thành viên HĐQT ATG) cũng không thực việc bàn giao tài sản bảo đảm theo yêu cầu của SHB.
SHB thông báo sẽ tiến hành thu giữ toàn bộ tài sản bảo đảm cho khoản vay tại SHB, bao gồm các tài sản tại địa chỉ 347, 347A, 347 (sau) Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và tài sản tại địa chỉ Tổ 31A – khu vực 7, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Đáng chú ý, địa chỉ 347 Trần Hưng Đạo (Bình Định) cũng là trụ sở của ATG. SHB cho biết thời gian thu giữ sau 15 ngày kể từ ngày ngân hàng công khai thông tin thu giữ tài sản bảo đảm.
Theo báo cáo tài chính bán niên 2020, ATG có 10,2 tỷ đồng nợ quá hạn chưa thanh toán, trong đó có 9 tỷ đồng nợ quá hạn vay từ SHB chi nhánh Hà Đông với lãi suất dao động từ 9,7% đến 13,08%/năm. Ngoài ra, ATG còn đang có nợ quá hạn 1,2 tỷ đồng với một cá nhân và tài sản đảm bảo là 1 triệu cổ phiếu của công ty.
ATG niêm yết trên HoSE từ năm 2016 và từ đó đến nay cổ phiếu này liên tục trong xu hướng giảm, thị giá hiện chỉ còn quanh ngưỡng 600 đồng/cp, thuộc “top” thấp nhất toàn thị trường.
Trong nửa đầu năm 2020, công ty không phát sinh doanh thu hoạt động và lỗ ròng 1,18 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế đến cuối quý 2 lên 24 tỷ đồng.
Video đang HOT
Biến động cổ phiếu ATG từ khi niêm yết HoSE tới nay
ĐHĐCĐ SHB: Chia cổ tức 10%, chuyển sàn sang HoSE
Kế hoạch cổ tức và chuyển sàn niêm yết cổ phiếu là những nội dung đáng chú ý ở ĐHĐCĐ SHB đang diễn ra tại Hà Nội.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của SHB.
Chiều nay (15/6), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức ĐHĐCĐ năm 2020.
Báo cáo tại đại hội, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, năm 2019, ngân hàng đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch do ĐHĐCĐ giao như tài sản, dư nợ, huy động vốn, lợi nhuận,...
Cụ thể, kết thúc năm 2019, tổng tài sản hợp nhất SHB đạt 365,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 12,9% so với cuối năm 2018; vốn huy động thị trường 1 đạt 289,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,66%; tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đến cuối năm 2019 đạt 265,16 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2% so với cuối năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 3.026 tỷ đồng, hoàn thành 99% kế hoạch năm.
Cũng trong năm qua, SHB đã đạt tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II với CAR đến cuối năm đạt 9,07%, cao hơn so với quy định của NHNN.
Lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết, trong năm 2019, SHB đã trích lập 4.232 tỷ đồng dự phòng cho trái phiếu đặc biệt VAMC và thực hiện tất toán trước hạn toàn bộ 5.773 tỷ đồng trái phiếu VAMC được NHNN gia hạn đến 2024.
Nhờ đó, SHB đã đủ điều kiện được chia cổ tức và hoàn thành việc chia cổ tức năm 2017 và 2018 cho cổ đông.
Về chất lượng tín dụng, ngân hàng đã xử lý, thu hồi bằng tiền 2.708 tỷ đồng các khoản nợ xấu cho vay khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng trên tổng dư nợ giảm xuống còn 1,91%.
SHB cũng đã thực hiện tăng vốn điều lệ thành công, lên 17.558 tỷ đồng qua phát hành hơn 550 triệu cổ phiếu (bao gồm chi trả cổ tức và phát hành ra công chúng).
Đây là một trong những cơ sở để SHB tiếp tục duy trì tốc độ phát triển quy mô kinh doanh song song với việc cơ bản hoàn tất đầy đủ các trụ cột của Basel II.
Kế hoạch lợi nhuận 3.268 tỷ đồng, chia cổ tức 10%, chuyển sàn sang HoSE
Sang năm 2020, lãnh đạo SHB cho rằng, ngành ngân hàng nói chung và SHB nói riêng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn từ dịch Covid-19, do đó, nguy cơ gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi.
Các tỷ lệ an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như của SHB sẽ có xu hướng thắt chặt theo lộ trình để đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn, nên tăng trưởng tín dụng hiện nay phụ thuộc vào chất lượng tài sản và mức độ đáp ứng các yêu cầu về an toàn hoạt động.
Theo đó, trong năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 408.448 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2019; huy động vốn tăng 16% đạt 334.636 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 15% đạt 306.122 tỷ; lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 3.268 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ kiểm soát ở mức dưới 3%.
Dự kiến trong năm nay, ngân hàng sẽ thu hồi 6.081 tỷ đồng nợ xấu, mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC. Tỷ lệ thu dịch vụ/tổng thu nhập thuần dự kiến đạt từ 10%-12%.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, HĐQT SHB trình cổ đông phương án chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu. Vốn điều lệ của ngân hàng theo đó dự kiến sẽ tăng lên 19.313 tỷ đồng.
SHB dự kiến sẽ thoái vốn tại Công ty Tài chính SHB FC cho đối tác chiến lược nước ngoài. Việc thoái vốn dự kiến sẽ đem lại cho ngân hàng nguồn thặng dư vốn đáng kể.
Cũng tại đại hội lần này, HĐQT SHB trình cổ đông thông qua việc chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu của SHB sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE), ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm chuyển đăng ký niêm yết, lựa chọn đơn vị tư vấn,...
Điều chỉnh cơ cấu nhân sự
Tại đại hội, HĐQT SHB trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Đỗ Quang Huy vì lý do cá nhân của ông Huy; miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát (BKS) đối với bà Nguyễn Thị Hoạt và ông Nguyễn Hữu Đức và điều chỉnh cơ cấu của BKS. 3 thành viên của BKS mới sẽ là ông Phạm Hòa Bình, bà Lê Thanh Cẩm, bà Phạm Thị Bích Hồng.
Để đảm bảo cơ cấu thành viên HĐQT, SHB cũng tiến hành bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022, thay thế cho ông Đỗ Quang Huy. Theo đó, bà Nguyễn Thị Hoạt được HĐQT SHB giới thiệu vào vị trí này.
Coma 18 báo lỗ nặng tới 136 tỷ đồng trong quý 2 do kinh doanh dưới giá vốn CIG ghi nhận lỗ ròng hơn 136 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 2.6 tỷ đồng. CTCP COMA 18 (HOSE: CIG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu thuần 38 tỷ đồng, gấp 111 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn khi chiếm tới 174 tỷ đồng khiến CIG lỗ...