Nợ nước ngoài của Việt Nam tiếp tục giảm
Báo cáo mới nhất của Chính phủ cho thấy, dự kiến đến cuối năm 2019, các chỉ tiêu nợ so với GDP duy trì trong các ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép và tiếp tuc xu hướng giảm của năm 2018.
Theo đó, nợ công của Việt Nam ở mức 56,1% GDP, tiếp tục giảm so với năm 2018 ( nợ công của năm 2018 ở mức 58,4% GDP năm 2018), nợ Chính phủ ở mức 49,2% GDP (năm 2018 là 50% GDP); nghĩa vu trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN ước khoảng 19,5-20,5%.
Hình minh họa – Ảnh Vi Phong
Một chỉ tiêu quan trọng khác là nợ nước ngoài của Việt Nam so với GDP dự kiến cũng sẽ giảm xuống còn khoảng 45,8%, trong khi đó năm 2018 là 46,0%.
Cũng theo báo cáo này, Chính phủ khẳng định, trương hợp vay nợ nước ngoài tự vay, tự trả thực hiện trong phạm vi hạn mức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho năm 2019, chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia đến cuối năm 2019 so với GDP về cơ bản vẫn được kiểm soát dưới mức trần được Quốc hội cho phép (không quá 50% GDP).
Từ này cho đến cuối năm 2019 dự kiến các chỉ tiêu nợ so với GDP duy trì trong các ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép và tiếp tuc xu hướng giảm của năm 2018.
Video đang HOT
Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy những thông tin lạc quan của nền kinh tế khi thị trường tài chính, tiền tệ và tỷ giá được duy trì ổn định phù hợp. Hiện nay, dự trữ ngoại hối của chúng ta đang đạt khoảng 73 tỷ USD, trước đó ở đầu nhiệm kỳ là khoảng 31 tỷ.
Cùng với đó, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu cũng đạt kết quả tích cực; bảo đảm an toàn hệ thống. Tính đến cuối tháng 6 năm nay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 1,91%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu là 5,39%, giảm mạnh so với cuối năm 2016 (10,08%), năm 2017 (7,36%) và cuối năm 2018 (5,85%)./.
Thành Trung (t/h)
Theo toquoc.vn
Techcombank báo lãi 9 tháng tăng 14% lên 8.860 tỷ đồng, mảng tín dụng áp đảo phi tín dụng
Mặc dù lợi nhuận thuần 9 tháng năm nay thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng do giảm lượng trích lập dự phòng nên lợi nhuận trước thuế của Techcombank vẫn tăng 14% lên 8.860 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tổng nguồn thu từ các mảng phi tín dụng của ngân hàng này suy giảm, trong khi nguồn thu từ mảng tín dụng tăng mạnh theo đà tăng "khủng" của dư nợ cho vay.
Techcombank báo lãi 9 tháng tăng 14% lên 8.860 tỷ đồng, mảng tín dụng áp đảo phi tín dụng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 vừa được Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố, quý vừa qua, ngân hàng này ghi nhận 3.198 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 24% so với quý III/2018.
Lũy kế 9 tháng năm nay, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 8.860 tỷ đông, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kỳ này, động lực tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank chủ yếu đến từ mảng tín dụng, trong khi đa phần các mảng phi tín dụng tỏ ra khá "chậm chạp", thậm chí thụt lùi.
Cụ thể, 9 tháng, mảng tín dụng đem về cho Techcombank 10.105 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở các mảng phi tín dụng, mảng dịch vụ đem về 2.137 tỷ đồng lãi thuần, tăng nhẹ 1,1%. Mảng kinh doanh ngoại hối đem về 138 tỷ đồng lãi thuần, giảm 44%. Mảng mua bán chứng khoán đầu tư đem về 596 tỷ đồng lãi thuần, giảm 15%.
Trong khi đó, mảng mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận 265 tỷ đồng lãi thuần, tăng gấp 2,3 lần. Các hoạt động khác ghi nhận 1.193 tỷ đồng lãi thuần, tăng 13%.
Tựu chung, các mảng phi tín dụng đem về cho Techcombank tổng cộng 4.335 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cộng gộp tất cả, tổng thu nhập hoạt động 9 tháng của Techcombank đạt 14.440 tỷ đồng, tăng 8,6%.
Song song với đó, tổng chi phí hoạt động ở mức 4.975 tỷ đồng, tăng tới 33% chủ yếu do tăng chi cho nhân viên.
Như vậy, lợi nhuận thuần 9 tháng của Techcombank đạt mức 9.465 tỷ đồng. Con số này thấp hơn mức cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giảm lượng trích lập dự phòng nên lợi nhuận trước thuế 9 tháng của ngân hàng này vẫn tăng 14% lên 8.860 tỷ đồng.
Một điểm đáng chú ý cũng cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của mảng tín dụng đối với Techcombank là việc dư nợ cho vay tăng tới 28,4% - thuộc hàng cao nhất hệ thống ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu tính đến hết ngày 30/9/2019 ở mức 1,8%, tăng so con số 1,75% hồi đầu năm.
Tổng tài sản cùng thời điểm đạt 367.538 tỷ đồng, hình thành từ 58.940 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và 308.597 tỷ đồng nợ phải trả.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Hơn 900 ngàn tỉ đồng nợ xấu đã được giải quyết Từ 2012 đến hết tháng 8-2019, đã có 968,89 ngàn tỉ đồng nợ xấu được giải quyết. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng tín đến hết tháng 8-2019 giảm xuống còn 4,84% từ mức 5,85% của năm 2018, 7,36% của năm 2017 và 10,08%...