Nô nức xuống đồng đầu xuân
Tháng Giêng là tháng khởi đầu cho một năm, cũng là tháng bắt đầu mọi công việc, bởi thế mà người nông dân luôn coi ngày ra đồng đầu tiên trong năm như một sự kiện trọng đại, giúp họ có những mùa vàng bội thu.
Nông dân xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) gieo cấy lúa đông xuân.
Vì vậy, dù không khí xuân còn ngập tràn trong các gia đình, thôn xóm, nhưng bà con nông dân trong tỉnh đã tranh thủ thời tiết ấm áp, nô nức xuống đồng sản xuất, bảo đảm khung lịch thời vụ. Khí thế lao động hối hả ở khắp mọi vùng quê hứa hẹn một vụ đông xuân thắng lợi.
Sáng mùng 4 tết (tức ngày 15-2), chúng tôi có mặt tại cánh đồng Bờ Đa, thôn Xuân Hội, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc). Lúc này trên khắp các cánh đồng đã có khá đông bà con nông dân ra đồng nhổ mạ, cấy lúa, thăm đồng và chăm sóc lúa đông xuân. Trên những thửa ruộng đã đủ nước, những đôi tay thoăn thoắt cấy lúa, tiếng cười nói rôm rả khiến không khí xuân càng thêm rộn rã.
Video đang HOT
Vừa nhanh tay nhổ mạ, chị Hoàng Thị Phượng, thôn Xuân Hội, vừa chia sẻ: Vụ đông xuân này, gia đình chị làm 5 sào ruộng, toàn bộ đều cấy lúa chất lượng cao. Để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện xuống đồng gieo cấy khi thời tiết thuận lợi, nên thời gian qua chị đã tập trung làm đất, gieo và chăm sóc mạ, có hơn nửa diện tích đã được chị gieo cấy từ trước tết. Để khẩn trương hoàn thành việc gieo cấy theo đúng khung lịch thời vụ, từ ngày mùng 4 tết, chị đã ra đồng cấy nốt diện tích còn lại.
Bà Nguyễn Thị Liên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: Vụ đông xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy 4.450 ha lúa. Để hoàn thành mục tiêu về diện tích gieo cấy, ngay từ trước tết, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã bảo đảm thực hiện gieo cấy đúng khung lịch thời vụ của tỉnh. Mở rộng tối đa diện tích trà xuân muộn, đẩy mạnh thâm canh lúa SRI, bón phân NPK theo quy trình khép kín, đưa các giống lúa chất lượng cao, ổn định vào sản xuất. Từ ngày mùng 4 tết, bà con nông dân tại nhiều địa phương trong huyện đã khẩn trương, chủ động xuống đồng tiếp tục gieo cấy nốt diện tích lúa còn lại; đồng thời, chăm sóc diện tích lúa đã cấy. Tính đến ngày mùng 5 tết, huyện đã hoàn thành khoảng hơn 80% diện tích gieo cấy, diện tích lúa đã cấy đang bén rễ hồi xanh, sinh trưởng, phát triển tốt.
Tại huyện Thọ Xuân, nửa tháng cận tết, do nguồn nước và thời tiết thuận lợi, mạ đủ điều kiện để gieo cấy, nên huyện đã chỉ đạo bà con nông dân tập trung gieo cấy lúa đông xuân cho kịp khung lịch thời vụ. Thời điểm trước Tết Nguyên đán, toàn huyện đã gieo cấy được khoảng 7.600/8.000 ha diện tích lúa đông xuân, chiếm 95% diện tích. Vì vậy, ngay sau những ngày vui xuân, đón tết, bà con nông dân đang xuống đồng tỉa dặm, chăm sóc lúa. Trên cánh đồng liền vùng, liền thửa của thôn Vinh Quang, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, chiều mùng 4 tết, đã có nhiều gia đình tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi để xuống đồng chăm sóc lúa. Vừa nhanh tay bón phân cho thửa ruộng 8 sào lúa, chị Trần Thị Loan, thôn Vinh Quang, cho biết: Toàn bộ diện tích lúa vụ đông xuân của gia đình chị đã được gieo cấy từ trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nên tết năm nay gia đình đón tết có phần thảnh thơi hơn. Tuy nhiên, những ngày này, thời tiết đang nắng ấm, lúa lại đang thời kỳ bén rễ hồi xanh, cần sự theo dõi và chăm sóc, nên ngay từ mùng 4 tết, chị và nhiều gia đình khác trong thôn đã ra đồng thăm lúa; đồng thời bón phân để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho vụ bội thu. Người nông dân quan niệm, ra xuân là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu của một năm “Đầu xuôi đuôi lọt”, nên ngoài việc tập trung sản xuất, nhiều người dân cẩn thận chọn giờ tốt, ngày tốt ra đồng sản xuất để “lấy vía”, với mong muốn trong năm gặt hái được những mùa vụ bội thu.
Không chỉ người dân, cũng từ ngày mùng 4 tết, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân đã cử cán bộ xuống từng địa phương để kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc tình hình nguồn nước tưới cho lúa; hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh trên lúa và cây trồng, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích.
Ngoài việc tất bật với cây lúa thì nhiều hộ dân trong tỉnh cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các loại cây ngắn ngày như ngô, lạc…, người xới đất trồng ngô, người chăm sóc rau màu. Trên cánh đồng trồng rau tại xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa), một trong những “vựa rau” của huyện, từ ngày mùng 3 tết đã thấy người nông dân trên các thửa ruộng. Người dân nơi đây cho biết: Ra xuân, nhu cầu tiêu thụ các loại rau an toàn, tươi, mới của người dân tăng cao, nên từ ngày mùng 3 tết, một số hộ dân đã ra đồng thu hái một số loại rau, như: xà lách, rau diếp, mùng tơi, hành, rau mùi, cà chua, rau má… để phục vụ người tiêu dùng. Khác với lúa, các loại cây rau màu cần được chăm tưới hàng ngày, nên người trồng rau gần như đã quen với việc vừa đón xuân, vừa sản xuất. Với họ, niềm vui lớn nhất là có được vụ rau màu tốt tươi, được người tiêu dùng yên tâm đón nhận.
Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày mùng 5 tết (tức ngày 16-2), toàn tỉnh đã phủ xanh 114.500/115.000 ha lúa đông xuân, đạt hơn 95% diện tích. Thời điểm này, đi dọc các tuyến quốc lộ, đường tỉnh chạy qua các địa phương trong tỉnh, chúng ta đều dễ nhận thấy không khí tấp nập của bà con nông dân xuống đồng để sản xuất. Nơi bà con nông dân đang khẩn trương gieo cấy nốt diện tích, nơi lại đang chăm sóc lúa, nơi thì đang thu hoạch kết hợp với trồng mới các loại cây rau màu. Dù ở trên cánh đồng nào, thì khí thế lao động sôi nổi, cùng với niềm vui đón chào một năm mới đều hứa hẹn những mùa vàng bội thu sẽ đến với bà con nông dân.
Huyện Hậu Lộc: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
Năm 2021, huyện Hậu Lộc phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu chủ yếu như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 14% trở lên; thu nhập bình quân đầu người 51 triệu đồng trở lên; sản lượng lương thực có hạt 62 ngàn tấn, tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 3.300 tỷ đồng trở lên, trong năm thành lập mới 65 doanh nghiệp trở lên; có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 2 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu, bình quân toàn huyện đạt 19 tiêu chí/xã; tỷ lệ đô thị hóa đạt 7%; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 100%; tỷ lệ che phủ rừng 9,1% trở lên; 82% xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự...
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại xã Hòa Lộc cho giá trị kinh tế cao.
UBND huyện Hậu Lộc đã ban hành và triển khai kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, nghị quyết của HĐND huyện về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2021. Ngay từ những ngày đầu năm, các cấp, các ngành, các đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu tập trung cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, phân công cho từng cá nhân, tập thể liên quan, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đúng tiến độ. Tập trung xây dựng các đề án, chương trình hành động của UBND huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 kịp thời. Cụ thể như Đề án quy hoạch vùng huyện Hậu Lộc đến năm 2040 tầm nhìn đến 2070; Quy hoạch điều chỉnh đô thị Triệu Lộc đến năm 2040; Đề án phát triển nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển du lịch Hậu Lộc đến năm 2025; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử...
Thực hiện quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Thường xuyên đối thoại, tiếp xúc để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tập trung giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn; phấn đấu hoàn thành giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị các ngành dịch vụ; giá trị sản xuất nông nghiệp.
Củng cố hệ thống thông tin, báo cáo; nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo phục vụ quản lý, điều hành. Xây dựng hệ thống thông tin điều hành thông suốt từ huyện đến xã, từng bước xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; tăng cường đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, triển khai chế độ báo cáo, xử lý công việc trên môi trường mạng. Tập trung triển khai ngay kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được HĐND huyện phê duyệt. Quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công ngay từ đầu năm. Điển hình như các dự án lớn, dự án trọng điểm như giải phóng mặt bằng đường ven biển; đường tránh thị trấn; đường từ thị trấn đi Hòa Lộc; các mặt bằng, dự án khai thác quỹ đất... Đồng thời, tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường, đất đai, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.
Tăng cường kỷ cương trong việc thu chi ngân sách, nâng cao hiệu quả các biện pháp chống thất thu thuế, thực hành tiết kiệm. Tập trung chỉ đạo để tăng thu ngân sách vì đây là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế; quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021 do HĐND huyện giao. Quản lý chi ngân sách Nhà nước bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.
Quan tâm phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Nâng cao ý thức phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh. Chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến thực tiễn địa phương. Huy động mọi nguồn lực Nhà nước và xã hội để thực hiện đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đảm bảo hiệu quả. Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát động phong trào thi đua yêu nước rộng khắp trong các tầng lớp Nhân dân với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tinh giản biên chế; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đơn thư, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn. Củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt lưu ý đến vấn đề tín dụng đen, cờ bạc, ma túy, công dân xuất cảnh trái phép trên địa bàn. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ của huyện. Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị huyện Hậu Lộc tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn. Trước mắt, tập trung thực hiện tốt công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, phục vụ Nhân dân vui tết đón xuân mới, bảo đảm an toàn, vui tươi, lành mạnh. Thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu. Chăm lo, đảm bảo cho mọi nhà, mọi người đều có tết, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người dân trong dịp tết.
Nghệ An: Rét căm căm, nông dân làm đồng xuyên trưa để kịp vụ Những ngày này, nông dân các địa phương ở Nghệ An vẫn đang miệt mài dầm mình trong cái rét "cắt da, cắt thịt" để làm đất, gieo cấy lúa cho kịp vụ Đông Xuân 2021. Vụ Đông Xuân 2021, toàn tỉnh Nghệ An dự kiến gieo cấy khoảng 90.000ha lúa, trong đó có 40.000ha lúa lai và 50.000ha lúa thuần. Những ngày...