Nô nức đi dự lễ khai hạ suối cá thần
Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày mùng 8 Tết Nguyên đán, hàng ngàn du khách thập phương lại kéo nhau về suối cá thần ở xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa dự lễ khai hạ – lễ hội thờ cá thần, rắn thần chỉ có duy nhất ở Thanh Hóa.
Lễ hội khai hạ, là một lễ hội độc đáo mới được huyện Cẩm Thủy phục dựng trong vài năm trở lại đây. Trong 2 ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng, người dân làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ hội truyền thống rước cá thần, còn gọi là Lễ hội Khai Hạ, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Lễ hội truyền thống rước cá thần là nét đẹp tín ngưỡng tâm linh của người dân xã Cẩm Lương. Lễ được mở đầu với phần rước cá từ suối Ngọc, nằm dưới chân núi Trường Sinh, đưa về sân vận động của bản để báo công với thành hoàng làng về một năm lao động sản xuất của người dân địa phương và những ước nguyện của năm mới. Sau đó, thần cá được đưa về đền thờ ngay chân núi Trường Sinh để cúng tế.
Theo truyền thuyết, thần Tứ Phủ Long Vương bảo vệ đàn cá tiên này sinh sôi nảy nở để bảo vệ dân làng, núi rừng, mùa màng. Bắt đầu buổi sáng sớm mùng 8 Tết người dân đánh trống, khua chiêng với quan niệm để xua đi những điều không hay của người dân năm qua và đón mừng những điều may mắn năm tới. Sau đó tiến hành làm lễ, rồi tổ chức các phần hội với trò chơi truyền thống của dân tộc như tung còn, bắn nỏ, chọi gà, đánh đu, rồi hát đối cả ngày và đêm.
Những ngày sau Tết nguyên đán, đến đây ngoài thưởng thức cảnh đẹp mê hồn của núi rừng, ngắm những con cá nặng 3 – 4kg, thậm, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon dân dã nổi tiếng ở vùng đất này như cơm lam, chim mía, rau cải rừng…
Bắt đầu lễ hội là rước kiệu vào đền thần cá
Video đang HOT
Những phụ nữ mặc áo truyền thống mang lễ vật dâng thần cá
Việc làm lễ được các cụ cao niên trong làng thực hiện
Du khách thỏa thích ngắm đàn “cá thần”.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Nam sinh dũng cảm cứu hai em nhỏ rơi xuống hố nước
Trên đường đi học về, thấy hai em nhỏ đang chới với dưới hố nước công trình, Phạm Thanh Sơn (lớp 11A7, trường THPT Cẩm Thủy 1, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đã dũng cảm nhảy xuống hố sâu cứu sống hai em.
Sự việc xảy ra vào khoảng 17h ngày 29/11, nạn nhân được Sơn cứu sống là hai em Trương Vũ Phong (lớp 4) và Lê Đức Anh (lớp 3). Cả hai đều là học sinh của trường tiểu học Cẩm Phong (huyện Cẩm Thủy)
Vào thời gian trên, hai em nhỏ rủ nhau ra hố công trình thuộc xã Cẩm Phong (Cẩm Thủy) chơi, không may rơi xuống hố công trình sâu khoảng gần 3m. Cùng lúc đó, Sơn đi học về qua, nhìn thấy cánh tay đang chới với của một em nhỏ, không ngần ngại, Sơn đã quăng cả xe đạp cùng cặp sách rồi lao ngay xuống hố nước.
Nam sinh dũng cảm Phạm Thanh Sơn
Sơn tiếp cận và kéo được Phong vào bờ. Trong lúc kéo Phong, Sơn tiếp tục phát hiện bé Đức Anh đang bám chặt vào chân Phong. Vật lộn một lúc lâu sau đó Sơn mới đưa được cả hai nạn nhân lên bờ cũng là lúc nạn nhân tím tái. Sau khi hai em được đưa lên bờ, rất may được người dân ở đó sơ cứu nên đã thoát khỏi tử thần.
Chia sẻ về điều này, Sơn cho biết: "Lúc đó em không nghĩ được gì ngoài việc phải cứu các em nên cũng không biết sợ hay cảm giác nước lạnh. Vì nếu chỉ chậm một chút thôi có thể đã không thể cứu được các em".
Ngày 4/12, thầy Trần Đức Toàn, Hiệu trưởng trường THPT Cẩm Thủy 1 cho biết, vừa kí quyết định khen thưởng và tuyên dương toàn trường đối với em Phạm Thanh Sơn vì đã có hành động dũng cảm cứu người gặp nạn.
Hố công trình, nơi hai nạn nhân rơi xuống được Sơn cứu sống
"Nhà trường rất ấn tượng và xúc động trước tấm gương của Sơn nên ngoài hình thức khen thưởng toàn trường, BGH đang làm hồ sơ đề nghị Sở Giáo dục và Đoàn cấp trên sớm có hình thức động viên kịp thời ghi nhận thành tích này của em" - thầy Toàn cho biết thêm.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Thực hư về suối cá thần Không phải tự nhiên mà trong chuyến đi dọc đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tôi đã dừng ghé lại suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, thuộc huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Cũng bởi nghe nói từ lâu về một dòng suối kỳ lạ...