Nợ nông thôn mới chỉ còn 377 tỷ đồng
Tại Hội nghị toàn quốc Văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới (NTM) các cấp năm 2019 tại Đồng Nai (ngày 8.3) cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho Chương trình NTM của cả nước đang tăng khá mạnh và nợ đọng cũng gần giải quyết xong.
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương đánh giá, kết quả huy động nguồn lực và sử dụng vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương đang tăng khá mạnh.
Tăng mạnh vốn để nâng chất
Theo đó, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình năm 2018 của cả nước tăng khoảng 401.779 tỷ đồng (tăng khoảng 50% so với năm 2017) và bằng tổng nguồn lực huy động của cả giai đoạn 2011-2015).
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là 52.490 tỷ đồng (13,0%), bao gồm: vốn ngân sách Trung ương (NSTW) là 8.719 tỷ đồng (2,2%).
Tại hội nghị, Cục trưởng – Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến báo cáo, tính đến 31.12.2018, tổng giá trị khối lượng hoàn thành đạt khoảng 80-85%. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển thuộc vốn NSTW đạt trên 70% so với kế hoạch vốn được giao.
Vốn Ngân sách địa phương là 43.771 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2017. Chủ yếu được các địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn này để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, tính đến hết 31.12.2018, tổng số nợ đọng của cả nước còn hơn 377 tỷ đồng, giảm khoảng 4.326 tỷ đồng so với tháng 1.2018.
Tổng nguồn vốn tín dụng trực tiếp hỗ trợ các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2018 khoảng 267.634 tỷ đồng (66,6%). Nguồn vốn này chủ yếu do người dân vay vốn phát triển và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Tính đến hết tháng 12.2018, tổng nguồn vốn dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn đạt 1,7 triệu tỷ.
Trong khi đó, vốn huy động từ doanh nghiệp là 16.696 tỷ đồng (4,2%). Người dân đóng góp là 25.933 tỷ đồng (6,5%).
Theo ông Thái Quốc Dân – Phó Chánh văn phòng NTM TP.HCM, trong giai đoạn nâng chất NTM (2016 – 2018), TP đã huy động nguồn lực thực hiện Chương trình NTM hơn 34.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao để nâng chất tiêu chí thu nhập là mục tiêu của huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trong thời gian tới.
Theo đó, tổng vốn huy động, sử dụng các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong 10 năm thực hiện là 106.600 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách là 24.449 tỷ đồng; Vốn tín dụng là 72.687 tỷ đồng; Vốn dân – cộng đồng là 9.429 tỷ đồng.
“Vốn ngân sách nhà nước chỉ tăng nhà, nhưng vốn huy động từ doanh nghiệp, người dân tăng mạnh”, ông Dân cho biết.
Trong khi đó, Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM Đồng Nai Lê Văn Gọi cũng thông tin, mỗi năm nguồn vốn nhà nước dành cho phát triển nông thôn của tỉnh đều tăng 10%. Riêng những năm gần đây vốn huy động từ doang nghiệp, nhân dân tăng hơn 10%.
Quản lý chặt nguồn vốn
Tại hội nghị, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cũng cho biết, rút kinh nghiệm của giai đoạn trước, từ năm 2016 đến nay, công tác kiểm tra, chỉ đạo và giám sát tình hình thực hiện Chương trình ở các cấp đã được chú trọng.
Các địa phương coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực huy động thực hiện ở cơ sở, giảm tình trạng đầu tư dàn trải, huy động quá sức dân… và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
Trong giờ thể dục tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo (Nhà Bè, TP.HCM)
Theo ông Thái Quốc Dân – Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM TP.HCM, TP.HCM không có nợ đọng xây dựng cơ bản Chương trình NTM. Lý do xây dựng NTM là Chương trình trọng điểm của TP nên ưu tiên đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn thực hiện.
Mặt khác, chủ trương của TP là thực hiện cơ chế phân bổ kế hoạch vốn đầu tư NTM theo tiến độ thực hiện dự án, công trình trên hệ thống TABMIS đối với từng xã trên địa bàn 5 huyện, nên việc quản lý nguồn vốn đầu tư NTM luôn được đảm bảo bám sát theo tiến độ thực hiện của từng dự án, công trình.
Văn phòng Điều phối NTM TP.HCM cũng cho biết, thời gian tới việc quản lý nguồn vốn từ ngân sách rất chặt chẽ. Việc sử dụng vốn phải đúng quy định. Cơ quan kiểm toán và thanh tra sẽ vào cuộc để giám sát.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vấn đề gì chưa biết cách xử lý thì cần hỏi ý kiến cấp trên hay sở ngành để được hỗ trợ, giải thích trước khi làm.
Việc quản lý nguồn vốn từ huy động người dân hiến đất, tiền mặt, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động thời gian tới sẽ khác biệt, chặt chẽ hơn.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ Trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong giai đoạn xây dựng NTM 2011-2015, vì chạy theo thành tích mà một số tỉnh xây dựng nông thôn có số nợ đọng lên tới 16.000 tỷ đồng.
“Sau thời gian chấn chỉnh nợ đọng nông thôn mới gần như đã giải quyết xong. Từ bây giờ, nếu để xảy ra nợ đọng thì địa phương không được công nhận hoàn thành NTM”, ông Cường khẳng định.
Một con đường tự quản tại xã Xuân Bắc (Xuân Lộc, Đồng Nai)
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xân Cường, Hội nghị hôm nay chúng ta chuyển trọng tâm, cố gắng làm sao cuối năm nay sẽ tổng kết giai đoạn 2016 – 2020 sớm hơn 1 năm so với mục tiêu ban đầu quy định.
“Để làm được điều này hội nghị này tôi đề nghị các huyện, các tỉnh rà soát lại toàn bộ các chỉ tiêu của mình, chỉ tiêu nào chưa hoàn thành thì phải dồn lực vào. Tất cả mục tiêu đến năm 2020 ở cấp huyện, cấp tỉnh rà soát lại hết để hoàn thành kể cả chỉ tiêu về số lượng, chất lượng trên tinh thần cao nhất”, ông Cường nói.
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, hiện cả nước có 4.144 xã (46,48%) đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến, hết Quý II/2019, cả nước sẽ hoàn thành mục tiêu 5 năm của Chương trình đã được Quốc hội và Chính phủ giao là có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. 3 tỉnh, thành sẽ hoàn thành Chương trình nông thôn mới trong năm 2019 là: Đồng Nai, Đà Nẵng và Nam Định.
Theo Danviet
Du lịch nông nghiệp ĐBSCL: Bắt cá, trồng lúa, đi cày "hút" khách nước ngoài
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) T.Ư tại hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Tổng cục Du lịch phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, UBND tỉnh An Giang và Báo NTNN/Dân Việt tổ chức vào sáng nay (1.10).
Tăng thu nhập người dân
Theo Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, trong tổng thu nhập của người dân nông thôn hiện nay, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%.
Do vậy, để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân nông thôn, ngoài việc tiếp tục thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, cần phải đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt và nổi bật của nông nghiệp, nông thôn.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Tiến nhận định: "Hoạt động du lịch vừa tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn; vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của người dân nông thôn. Phát triển du lịch sẽ lan toả ra các ngành kinh tế khác, đặc biệt là các ngành thương mại, dịch vụ; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương; từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn".
Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM T.Ư phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Chúc Ly
Ngoài ra, ông Tiến cũng cho rằng, việc khai thác lợi thế về cảnh quan, địa hình để tổ chức du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống ở nông thôn cũng là một mắt xích quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch ở nông thôn. Có thể nói, du lịch nông thôn đang là xu hướng phát triển của thế giới hiện nay. Tại Việt Nam cũng đã có những mô hình thành công, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội.
Ông Tiến chia sẻ, nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp vùng, miền độc đáo, chất lượng, đã được khai thác một cách bài bản, có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách theo các nhóm mục tiêu khác nhau. Các loại hình du lịch như: Trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông, sinh thái... đã phát triển, chiếm tỷ lệ ngày càng cao bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống.
Ông Tiến cho rằng, các hoạt động nông nghiệp như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài. Ảnh: Chúc Ly
"Thông qua đó, các yếu tố văn hóa truyền thống, sinh thái gắn với nông nghiệp đã được khai thác một cách sáng tạo để phục vụ du khách, như: Khuyến khích xây dựng nhà có phòng cho thuê mang phong cách truyền thống địa phương; sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường; người dân sử dụng món ăn, mặc trang phục truyền thống phục vụ khách... Những hoạt động nông nghiệp như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài", ông Tiến thông tin.
Trong khi đó, theo đại diện Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, với các sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch ĐBSCL chủ yếu thu hút du khách quốc tế, đặc biệt là khách từ thị trường Âu - Mỹ, những người muốn khám phá vẻ đẹp dân dã của vùng miệt vườn sông nước bằng cách hòa nhập vào đời sống thực tế của người dân địa phương.
Gắn du lịch nông nghiệp với xây dựng NTM
Tuy nhiên, tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, mới phát triển theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu và chưa thực sự bền vững; các sản phẩm du lịch còn chưa rõ nét và hiệu quả trong việc thu hút khách du lịch về cả số lượng cũng như chất lượng như mức chi tiêu bình quân hàng ngày, số ngày lưu trú chưa cao.
Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do tính định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với nông thôn, nông nghiệp của Nhà nước còn chưa rõ. Các địa phương bắt nhập với xu thế phát triển chưa nhanh, chưa quyết liệt.
Du lịch nông nghiệp ĐBSCL cần nhiều giải pháp quyết liệt để khai thác tốt tiềm năng. Ảnh: Huỳnh Xây
Nói về giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, ông Tiến kiến nghị, muốn gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp nói riêng, gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn nói chung nhằm đảm bảo xây dựng NTM bền vững, phải thực hiện song song 2 trục giá trị trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là giá trị thu được từ bán sản phẩm nông sản và giá trị thu được từ hoạt động du lịch thông qua các dịch vụ tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, trải nghiệm sản xuất, hưởng thụ môi trường sinh thái, trải nghiệm văn hóa nông thôn...
"Ngay trong quá trình chỉ đạo xây dựng NTM, chúng ta phải đặc biệt coi trọng vấn đề này; gắn phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn với việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM, phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và khai thác các giá trị của nông nghiệp truyền thống", ông Tiến đề nghị.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, tại Việt Nam, nhiều nơi đã và đang đẩy mạnh chú trọng khai thác loại hình du lịch nông nghiệp. Các tỉnh, thành ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng cũng đang dần khẳng định vị thế và tích cực nâng cấp chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp của địa phương, đặc biệt xây dựng loại hình du lịch nông nghiệp tại các vùng NTM.
Theo Danviet
Lạng Sơn: Phấn đấu thêm 12 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số lên 60 xã Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 vừa diễn ra, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra đích phấn đấu đồng thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng NTM trên...