“Nổ” người nhà Chủ tịch tỉnh, lừa chạy việc chiếm đoạt hàng tỷ đồng
Hồ Đình Hoàn “nổ” là người nhà của Chủ tịch tỉnh, có thể “ chạy việc” cho người có nhu cầu. Hoàn câu kết với Võ Thị Hằng nhận hơn 6 tỷ của 36 người dân nhưng không xin được việc như thỏa thuận.
Võ Thị Hằng và Hồ Đình Hoàn trước vành móng ngựa
Hồ Đình Hoàn (SN 1980, trú tại xã An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã từng có thời gian dài công tác trong quân đội. Sau hơn 11 năm tại ngũ, Hoàn xin ra quân để ôm mộng làm giàu.
Trong một lần tham gia tổ chức thi hộ lấy chứng chỉ tiếng Anh, Hồ Đình Hoàn quen biết Võ Thị Hằng (SN 1980, tự xưng là giáo viên, trú thị trấn Quỳ Hợp, Nghệ An). Hoàn “nổ” mình là người nhà của Chủ tịch tỉnh Nghệ An và cán bộ Sở Nội vụ, có khả năng “chạy việc” và rủ Hằng tham gia.
Theo phân công, Hằng sẽ là người nhận hồ sơ, thu tiền trước của những người có nhu cầu xin vào biên chế nhà nước. Toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, “phí” chạy việc sẽ được chuyển cho Hoàn để người này làm thủ tục tuyển dụng.
Mức giá mà Hoài và Hằng thống nhất là 120 triệu đồng/1 suất vào giáo viên; vào viên chức có giá 170-180 triệu đồng. Người có nhu cầu xin việc nhưng bằng cấp không “đẹp” sẽ thu thêm 20 triệu đồng. Tuy nhiên, Võ Thị Hằng thường thu thêm mỗi trường hợp 10 triệu đồng để bỏ túi riêng.
Có hai cô con gái tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm nên khi nghe Võ Thị Hằng giới thiệu là giáo viên, có nhiều mối quan hệ ở tỉnh, có thể xin việc, ông Lê Đình K. (xã Nghĩa Xuân, Quỳ Hợp, Nghệ An) nhờ giúp đỡ.
Video đang HOT
Hằng hứa sẽ “chạy” cho 2 con gái ông K. vào thanh tra huyện và phòng tài chính huyện Quỳ Hợp với giá 420 triệu đồng. Hằng cam đoan sau 2 tháng, con ông K. sẽ nhận được quyết định tuyển dụng. Tuy nhiên, sau nhiều lần được Hằng “gia hạn thời gian” vẫn không thấy con được đi làm, ông K. làm căng thì được Hằng giới thiệu gặp “cán bộ Sở Giáo dục” Hồ Đình Hoàn. Hoàn bảo ông K. vấn đề chạy việc là rất tế nhị nên cứ bình tĩnh ngồi chờ. Chỉ khi Hoàn và Hằng bị bắt giữ, ông K. mới biết mình bị lừa.
Tin tưởng vào khả năng của Hồ Đình Hoàn, ông Lê Tiếp V. (trú thị trấn Quỳ Hợp, Nghệ An) nhờ Hoàn chạy việc cho con dâu vào công chức tại một huyện miền núi với số tiền 120 triệu đồng. Ông này còn nhận hồ sơ của người có nhu cầu xin việc rồi chuyển cho Hoàn. Thậm chí, khi người có nhu cầu xin việc chưa chuyển đủ tiền, ông V. còn ứng tiền nhà để chuyển đủ theo yêu cầu của Hoàn.
Tổng số tiền mà ông V. đã chuyển cho Hoàn để xin việc cho con dâu và chạy việc cho những người khác lên tới gần 800 triệu đồng.
Ông Võ Văn H. (xa Châu Quang, Quỳ Hợp) đưa cho Hằng 150 triệu đồng làm chi phí chạy việc cho con gái vào 1 trường tiểu học trên địa bàn. Khi con gái không có trong danh sách trúng tuyển, ông H. hỏi thì Hằng cho số điện thoại anh T. (trưởng phòng Nội vụ huyện Quỳ Hợp) nhưng thực chất là số của Hồ Đình Hoàn. Trong vai trưởng phòng nội vụ huyện, Hoàn nói ông H, cứ yên tâm chờ đợi.
Tin tưởng mối quan hệ của “người nhà Chủ tịch tỉnh”, hàng chục nạn nhân đã đưa cho Hồ Đình Hoàn, Võ Thị Hằng hơn 6 tỷ để “chạy việc” và bị chiếm đoạt
Vợ chồng ông H. trực tiếp gặp và được ông T. xác nhận không quen biết ai là Võ Thị Hằng. Bị ông H. đòi lại tiền, Hằng cam đoan sẽ xin được việc cho con gái ông này, nếu không sẽ hoàn gấp đôi tiền nhưng sau đó không trả lại tiền.
Chị Hoàng Thị P. (trú thị trấn Quỳ Hợp) giao cho Hằng 1 sổ tiết kiệm 200 triệu đồng để làm tin khi Hằng hứa chạy việc cho con chị này vào lái xe cho một cơ quan ở tỉnh với số tiền 170 triệu. Cầm sổ tiết kiệm của chị P., Hằng nhờ người làm giả giấy trình báo mất chứng minh thư, trình cơ quan chức năng xác nhận và ung dung mang sổ tiết kiệm, xác nhận mất CMT mang tên chị Hoàng Thị P. đến ngân hàng rút tiền
Sau khi sự việc bị phát giác, chi nhánh ngân hàng này đã phải hoàn trả cho chị Hoàng Thị P. 200 triệu đồng nói trên.
Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2013 đến năm 2015, Hồ Đình Hoàn và Võ Thị Hằng đã nhận hồ sơ, tiền chạy việc cho 36 người với tổng số tiền hơn 6,3 tỷ đồng. Trong số các nạn nhân của Hoàn và Hằng có những người đã nộp hồ sơ và trúng tuyển vào công chức, viên chức. Mặc dù không có bất kỳ một tác động nào vào kết quả thi của những người này nhưng Hoàn và Hằng đều “tranh công”, cho rằng nhờ mình “chạy chọt” để chiếm đoạt số tiền trên.
Nhiều người không xin được việc, đòi lại tiền thì Hằng và Hoàn lấy tiền người sau trả cho người trước. Hiện đã có 17 người được cặp đôi này trả lại hơn 3,4 tỷ đồng. Số tiền còn lại Hoàn và Hằng dùng để chi tiêu cá nhân, không còn khả năng hoàn trả.
Trong phiên xử kéo dài 3 ngày vừa qua, TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Hồ Đình Hoàn 13 năm tù, Võ Thị Hằng 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, buộc phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Giúp người yêu mua hàng trăm triệu tiền giả để trả nợ
Để giúp người yêu kiếm tiền trả nợ, Nguyễn Tất Thắng giới thiệu Tuyết với Dương Thị Thủy. Chỉ trong vòng 2 tháng, bộ ba Thắng, Tuyết, Thủy đã mua bán gần 140 triệu đồng tiền giả. Số tiền giả này, Tuyết dùng để trả nợ và bán kiếm lời.
Nguyễn Tất Thắng tại phiên tòa sáng ngày 24/5
Sáng ngày 24/5, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Nguyễn Tất Thắng (SN 1970, trú xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Lưu, Nghệ An) về tội "Lưu hành tiền giả".
Theo cáo trạng, cuối năm 2012, Nguyễn Tất Thắng quen biết và nảy sinh tình cảm với Trần Thị Tuyết (SN 1972, trú xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An). Tuyết tâm sự do làm ăn thua lỗ nên nợ tiền nhiều người, đồng thời ngỏ ý Thắng giúp kiếm tiền trả nợ.
Thông qua một người bạn ở Quảng Bình, Thắng biết Dương Thị Thủy (SN 1966, trú tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) có mua bán tiền giả nên giới thiệu với Tuyết. Sau đó, Thắng, Tuyết ra Lạng Sơn gặp Thủy bàn chuyện làm ăn. Sau nhiều lần thương thuyết, Tuyết mua được 41,8 triệu đồng tiền giả mệnh giá 200 nghìn đồng với giá 8,5 triệu đồng. Số tiền giả này Tuyết dùng để trả nợ và đưa cho người khác tiêu thụ.
Đến tháng 1/2013, Thắng và Tuyết tiếp tục ra Bắc gặp Thủy, đặt cọc 26 triệu đồng để mua 100 triệu đồng tiền giả. Thủy giao cho Tuyết 1 bọc tiền giả 96 triệu đồng (mệnh giá 500 nghìn đồng). Sau khi nhận được tiền, Tuyết mang về Nghệ An vừa dùng để trả nợ, vừa phân phối cho "đại lý cấp 1" đi tiêu thụ.
Trưa ngày 23/1/2013, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Nghệ An phát hiện, bắt quả tang Phạm Ngọc Lâm (SN 1958, trú tại xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An, một trong những đại lý cấp 1 của Tuyết) đang lưu hành 177 tờ tiền giả mệnh giá 500 nghìn đồng. Từ lời khai của Lâm, Công an bắt giữ Trần Thị Tuyết, Dương Thị Thủy và những người có liên quan, riêng Nguyễn Tất Thắng bỏ trốn khỏi địa phương. Đến ngày 18/11/2016, Nguyễn Tất Thắng đến cơ quan điều tra đầu thú.
Kết luận của phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho thấy, 177 tờ tiền mệnh giá 500 nghìn đồng thu được của Phạm Ngọc Lâm và số tiền thu được từ các chủ nợ của Trần Thị Tuyết là tiền giả, không phải là tiền do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành.
Năm 2013, TAND tỉnh Nghệ An đã đưa vụ án "Tàng trữ, lưu hành tiền giả" ra xét xử và tuyên phạt Trần Thị Tuyết 11 năm tù, Dương Thị Thủy 10 năm tù, Phạm Ngọc Lâm 6 năm tù... Trong quá trình điều tra và xét xử, Dương Thị Thủy thừa nhận Nguyễn Tất Thắng như một "điều kiện đảm bảo" để Thủy giao dịch, mua bán tiền giả với Tuyết.
Căn cứ vào quá trình điều tra cũng như xét hỏi, tranh luận công khai tại phiên tòa, HĐXX nhận định, trong vụ án này, Nguyễn Tất Thắng phạm tội "Lưu hành tiền giả" với vai trò đồng phạm giúp sức. Cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Tất Thắng 8 năm tù.
Hoàng Lam
Giáo viên tiếng Anh và cán bộ dân số câu kết đưa lao động sang Mỹ trái phép Giới thiệu nhưng 2 người em không đồng ý, Trần Thị Lê bàn với Nguyễn Thị Thủy tìm người đưa sang Mỹ cho Trung để hưởng hoa hồng 500 USD/lao động. Đóng gần 400 triệu đồng nhưng khi sang Mỹ bị "bỏ rơi", hai lao động quay về Việt Nam tố cáo Lê và Thủy. Trần Thị Lê và Nguyễn Thị Thủy tại...