Nợ ngàn tỷ treo lơ lửng, đại gia cần gấp 50 triệu USD
Doanh nghiệp của ông Lê Viết Hải chịu khá nhiều áp lực cho dù đối thủ cạnh tranh số 1 trong ngành xây dựng Coteccons cũng suy yếu. Tập đoàn Hòa Bình cân bằng lại tình hình tài chính cho một chặng đường mới phía trước.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) của ông Lê Viết Hải vừa công bố thông tin HĐQT thống nhất thông qua chủ trương thực hiện phương án huy động 50 triệu USD (gần 1,2 ngàn tỷ đồng) từ trái phiếu chuyển đổi cho mục đích thanh toán nợ ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động cuối năm và đầu tư vào các dự án nước ngoài.
HĐQT giao ông Trần Quang Đại (Micki Trần), Giám đốc tài chính, thương lượng với các điều kiện tốt hơn và thực hiện các thủ tục liên quan để trình ĐHCĐ lần tới.
Đây là một động thái mới của Hòa Bình trong bối cảnh nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Tổng nợ lên tới gần 12,4 ngàn tỷ đồng tính tới giữa năm, trong đó nợ ngắn hạn lên tới hơn 11,6 ngàn tỷ đồng (người mua trả tiền trước là hơn 2 ngàn tỷ)
Riêng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn là hơn 4,2 ngàn tỷ đồng, với phần lớn là khoản vay từ ngân hàng.
HBC của ông Lê Viết Hải huy động vốn từ trái phiếu.
Quyết định huy động gần 1,2 ngàn tỷ đồng cũng diễn ra trong bối cảnh Xây dựng Hòa Bình (HBC) của ông Lê Viết Hải hợp tác chiến lược với Tập đoàn Infinity Block Chain Group (IBG) lập Quỹ Đầu tư Hòa Bình Infinity.
Theo đó, Xây dựng Hòa Bình sẽ lập quỹ đầu tư bất động sản, chứng khoán. Hòa Bình sẽ sử dụng dịch vụ công nghệ blockchain (chuỗi khối) do IBG cung cấp để hỗ trợ công tác chuyên môn ngành xây dựng và quản lý các nguồn vốn.
Video đang HOT
Đồng thời, Hòa Bình Infinity sẽ còn tham gia hỗ trợ các đối tác về huy động vốn, cấu trúc nợ, sử dụng các nguồn vốn một cách tối ưu và hiệu quả. Quỹ hướng đến các cơ hội bất động sản tại Việt Nam và nước ngoài như Mỹ, Canada, Australia, Myanmar,…
Gần đây, làn sóng doanh nghiệp huy động vốn từ trái phiếu diễn ra rất mạnh trên thị trường tài chính Việt Nam, trong bối cảnh tín dụng bị giới hạn. Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm vừa quyết tiếp tục huy động 200 tỷ đồng qua trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động của công ty và/hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án.
Nhiều tỷ phú USD Việt Nam vay tiền bằng trái phiếu như ông Phạm Nhật Vượng với trái phiếu 5 ngàn tỷ đồng đầu tư cho VinFast, hay tría phiếu quốc tế trị giá 750 triệu USD. HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo trong 2019 cũng đã huy động thành công 7,5 ngàn tỷ đồng trái phiếu.
Masan của ông Nguyễn Đăng Quang phát hành thành công 1,5 ngàn tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi. Techcombank của ông Hồ Hùng Anh huy động 10 ngàn tỷ từ trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn, đảm bảo tỉ lệ an toàn…
Ông Lê Viết Hải.
Hầu hết các doanh nghiệp và ngân hàng phát hành trái phiếu không chuyển đổi, thay vì phát phát hành cổ phiếu vì thị trường chứng khoán gần đây giao dịch khá èo uột và chịu áp lực giảm nhiều. Hơn thế, phát hành trái phiếu không chuyển đổi thì sẽ không pha loãng giá trị và quyền sở hữu.
Số lượng phát hành cổ phiếu chuyển đổi như HBC hay gần đây là Bamboo Capital (900 tỷ đồng) là không nhiều.
Thị trường chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 10/10, VN-Index giảm nhẹ. Dòng tiền suy yếu, giao dịch ảm đạm. Nhiều cổ phiếu chủ chốt giảm điểm như: BIDV, Petrolimex, Hòa Phát, Vietinbank,…
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu blue-chips tăng giá giúp cân bằng thị trường như: Vietcombank, GAS, VietJet.
Các CTCK tiếp tục đưa ra những dự báo thận trọng.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có biến động giằng co đi ngang với các nhịp tăng giảm đan xen trong vùng 982-993 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Về xu hướng chung của chỉ số trong giai đoạn này, BVSC vẫn duy trì quan điểm cho rằng thị trường sẽ cần thêm thời gian tích lũy. Thông tin kết quả kinh doanh quý 3 được các doanh nghiệp công bố trong nửa cuối tháng 10 sẽ tạo ra sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Các ngành dự kiến có kết quả lợi nhuận khả quan gồm ngân hàng, bán lẻ, bất động sản, điện, cao su tự nhiên, cao su săm lốp,… Cổ phiếu của các nhóm ngành này điều chỉnh vẫn được xem là cơ hội để mua vào cho các nhà đầu tư.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/10, VN-Index giảm 0,45 điểm xuống 987,38 điểm; HNX-Index tăng 0,53 điểm lên 105,16 điểm và Upcom-Index giảm 0,01 điểm xuống 56,60 điểm. Thanh khoản đạt 210 triệu đơn vị, trị giá 4,6 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo Vietnamnet.vn
Bất động sản ảm đạm, hai "ông lớn" ngành xây dựng lao đao
Thời gian qua, cùng với những khó khăn chung của thị trường bất động sản (BĐS), kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng cũng dần trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Kể cả 2 doanh nghiệp đầu ngành là Công ty CP Xây dựng Coteccons và Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng đều báo lãi sụt giảm mạnh.
Lợi nhuận nửa đầu năm 2019 của Coteccons về mức thấp nhất 4 năm trở lại đây. Ảnh: Song Lê
Rủ nhau đi xuống
Với Hòa Bình, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đạt 9.032 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy vậy lợi nhuận sau thuế của Công ty lại giảm tới 42% so với nửa đầu năm 2018, đạt 172 tỷ đồng. Chi phí giá vốn tăng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Hòa Bình sụt giảm mạnh. Trong 6 tháng, chi phí giá vốn của Công ty tăng tới 15%, nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu.
Tương tự như Hòa Bình, "ông lớn" Coteccons khép lại 6 tháng đầu năm 2019 với tình hình doanh thu và lợi nhuận đều lao dốc mạnh. Cụ thể, doanh thu giảm 20% so với nửa đầu năm 2018 (từ 12.613 tỷ đồng về 10.037 tỷ đồng), lợi nhuận về mức thấp nhất 4 năm trở lại đây, đạt 312 tỷ đồng (giảm 57%).
Kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm gần nhất của Coteccons cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm hơn 39%, con số doanh thu tuyệt đối tăng mạnh từ 7.634 tỷ đồng năm 2014 lên mức 28.561 tỷ đồng năm 2018. Thậm chí, Công ty từng đạt mức tăng trưởng doanh thu cao nhất 50 - 80% trong giai đoạn 2014 - 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng ấn tượng hơn, từ mức 357 tỷ lên 1.510 tỷ đồng (giai đoạn 2014 - 2018); trong đó Coteccons chạm tốc độ phát triển 100% giai đoạn 2014 - 2016 và tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân đạt 43%/năm.
Kết quả kinh doanh không mấy ấn tượng cũng khiến giá cổ phiếu CTD của Coteccons và HBC của Hòa Bình đều lao dốc. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, cổ phiếu CTD đã giảm tới 30%, từ mức 160.000 đồng/cổ phiếu về quanh 113.000 đồng/cổ phiếu. Còn cổ phiếu HBC hiện cũng chỉ được giao dịch quanh mức giá 14.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 39.200 đồng thiết lập vào tháng 10/2017.
Gặp khó từ thị trường bất động sản
Kết quả kinh doanh không mấy tích cực của Hòa Bình, Coteccons và nhiều nhà thầu xây dựng khác đã sớm được dự báo từ đầu năm.
Ngay tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Coteccons diễn ra vào đầu năm 2019, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Thành viên HĐQT Coteccons - chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty. Đó là thị trường BĐS có nhiều khó khăn, ngân hàng giảm vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn còn 40% thay vì 45% dẫn đến vốn ngắn hạn cho BĐS giảm đáng kể. Ngoài ra, không chỉ ở TP.HCM, Hà Nội có 2.532 dự án đang bị rà soát mục đích sử dụng đất, Đà Nẵng cũng chung tình hình, dẫn đến tình hình triển khai dự án rất chậm.
Tại TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Hiệp thừa nhận, 4 tháng đầu năm 2019, Coteccons chưa ký thầu được dự án nào. "Thị trường BĐS trầm lắng, căng thẳng "đánh" trực tiếp vào đơn vị thi công", ông Hiệp nói.
Báo cáo tổng quan thị trường BĐS quý II/2019 của JLL cho biết, nguồn cung căn hộ mới ở thị trường Hà Nội và TP.HCM đang ở mức thấp. JLL cũng nhận định, lượng chào hàng từ các dự án trên thị trường trong 6 tháng qua đạt mức thấp nhất kể từ khi thị trường phục hồi vào năm 2014.
Trong khi đó tại TP.HCM, báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, thị trường này đang phải đối mặt với tình trạng ảm đạm về nguồn cung lẫn thanh khoản trong nửa đầu năm 2019. 6 tháng đầu năm 2019 chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại mới được Sở Xây dựng đề xuất UBND Thành phố công nhận chủ đầu tư, và chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, với tổng số 7.313 căn hộ, giảm 10 dự án (giảm 29,4%) và giảm 2.336 căn (giảm 24,2%) so với cùng kỳ năm 2018.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
Cổ phiếu ngành chăn nuôi có hưởng lợi khi giá lợn phục hồi? Theo Agromonitor, giá lợn hơi tại Việt Nam đã bắt đầu hồi phục từ tháng 5/2019 sau khi giảm mạnh do dịch tả lợn châu Phi. Điều này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu ngành chăn nuôi. Giá lợn đang có xu hướng phục hồi trở lại Thời gian gần đây giá lợn hơi đang có những...