Nợ ngàn tỉ, Vietnam Airlines cố gắng chi 42 tỉ đồng khen thưởng nhân viên
Số tiền 42 tỉ đồng vừa được Vietnam Airlines quyết định sẽ khen thưởng cho nhân viên nhằm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo tới tập thể người lao động trong bối cảnh hãng vẫn còn bủa vây khó khăn nợ nần.
Khai thác vượt kế hoạch 10,3% trong 7 tháng đầu năm 2022, Vietnam Airlines quyết định chi 42 tỉ đồng thưởng động viên cán bộ nhân viên – Ảnh: CÔNG TRUNG
Ban lãnh đạo Vietnam Airlines vừa quyết định chi hơn 42 tỉ đồng từ quỹ khen thưởng để nhằm ghi nhận những đóng góp, nỗ lực và khích lệ tinh thần của toàn bộ người lao động tiếp tục cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn các tháng cuối năm.
Hãng này cho hay 7 tháng đầu năm 2022, Vietnam Airlines đã khai thác vượt kế hoạch 10,3%, mảng vận tải hành khách đạt 26.000 tỉ đồng, tăng 5.000 tỉ đồng so với kế hoạch. Đặc biệt, giai đoạn cao điểm hè, số lượt khách vận chuyển/ngày tăng 26,3% so với cùng kỳ 2019 và tăng 9,7% so với kế hoạch.
Vietnam Airlines cho rằng trong bối cảnh, tình hình tài chính của tổng công ty vẫn còn hạn hẹp, thì quyết định chi khen thưởng kịp thời, “ngay lập tức” cho việc hoàn thành nhiệm vụ cao điểm hè của người lao động, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo tới tập thể người lao động đúng với phương châm người lao động luôn là tài sản quý giá nhất.
Video đang HOT
Dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về việc chi hàng chục tỉ đồng khen thưởng của Vietnam Airlines trong khi tình hình kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Vietnam Airlines tiếp tục bị Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục khi nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn 36.400 tỉ, vốn chủ sở hữu âm gần 4.900 tỉ.
“Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê” – phía Deloitte cho biết.
Theo đơn vị kiểm toán, những điều kiện này cùng với khoản nợ trên 36.425 tỉ đồng vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn, có thể ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động liên tục của hãng.
Trong khi đó, hãng bay tư nhân Vietjet của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã có báo cáo ghi nhận doanh thu đạt 15.934,6 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 145 tỉ đồng, lần lượt tăng 111% và 19% so với cùng kỳ 2021.
Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỗ luỹ kế tới 160 tỉ đồng?
Covid-19 được cho là một trong những lý do khiến tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội Cát Linh - Hà Đông lỗ sâu sau hơn nửa năm vận hành chính thức.
Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021 của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, doanh thu năm 2021 chỉ đạt hơn 5 tỉ đồng, lỗ gộp 54 tỉ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân công chiếm phần lớn cơ cấu chi phí khi vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông hiện xấp xỉ 20.000 - 30.000 lượt/ngày. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp, Hanoi Metro lỗ ròng 64 tỉ đồng trong năm ngoái. Trước đó, năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỉ đồng khi chưa vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Lỗ luỹ kế tới hết năm 2021, Hanoi Metro lỗ 160 tỉ đồng.
Theo lãnh đạo Hanoi Metro, năm 2021 đại dịch Covid-19 lây lan trên diện rộng đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cả nước cũng như hoạt động của doanh nghiệp này. Trong đó, các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt trên diện rộng khiến mọi hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của công ty, song không thể ước tính chính xác ảnh hưởng.
Mặt khác, năm tài chính 2021 chưa ghi nhận nhiều doanh thu từ vé bán do dự án Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành từ 6.11.2021, song có 15 ngày miễn phí đầu tiên cho người dân trải nghiệm.
Trên thực tế, lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông đã tăng rất nhanh so với 1 - 2 tháng đầu tiên vận hành. Báo cáo sau 6 tháng hoạt động (từ tháng 11.2021 - tháng 5.2022) của Metro Hanoi cho biết, toàn tuyến vận chuyển được 3,16 triệu hành khách. Lượng khách đi tàu đang tăng gấp 2,5 lần so với thời gian đầu và trong thời gian giãn cách xã hội.
Hàng ngày có từ 21.000 đến 22.000 hành khách đi tàu; thứ bảy, chủ nhật từ 25.000 đến 30.000 hành khách/ngày. Đặc biệt, trong các ngày nghỉ lễ, người đi tàu trải nghiệm tăng đến trên 40.000 hành khách. Ngày 1.5, tàu đã lập kỷ lục mới khi vận chuyển trên 50.000 khách.
Hiện, mức giá vé của Cát Linh - Hà Đông đang được nhà nước trợ giá khoảng 60 - 70%.
Năm 2022, Hanoi Metro đặt mục tiêu vận hành thêm đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Tính chung 2 tuyến, mục tiêu dự kiến chạy tổng cộng hơn 89.000 lượt tàu, phục vụ hơn 7,9 triệu hành khách.
Tổng doanh thu theo kế hoạch là 476 tỉ đồng, tuy nhiên, doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị theo kế hoạch chỉ là 76 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 13,6 tỉ đồng.
Kết thúc năm 2021, Hanoi Metro có 676 nhân viên làm việc, đầu năm 2022 chỉ còn 577 nhân viên. Trong cơ cấu quỹ lương năm 2021, tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Hanoi Metro nhận lương bình quân 22 triệu đồng và 19 triệu đồng/tháng.
10 năm 'ẩn mình' trên M'Drắk, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn có 'công thức đặc biệt' để vận hành Trung Nguyên Ở ẩn nhiều năm, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn đưa Trung Nguyên lên tầm cao mới nhờ 'công thức đặc biệt'. Được tung hô là "vua cà phê", nắm trong tay "đế chế" cà phê Trung Nguyên lớn nhất Việt Nam nhưng ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại có lối sống độc đáo khác hẳn những ông chủ tập đoàn lớn khác. Nếu...