Nợ nần chồng chất, HĐTV của Vinachem hiện tại gồm những ai?
Vinachem có một loạt khoản nợ tiềm tàng do tranh chấp với các đối tác và bị TAND TP Hà Nội và TAND TP.HCM phong tỏa nhiều tài sản.
Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch HĐTV Vinachem (đứng), từng là Vụ trưởng Vụ KH&CN, Bộ Công Thương.
Những tên tuổi vang bóng một thời
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) được thành lập theo Quyết định số 2180-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.
Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từ tháng 6/2010, do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Ngành nghề chính của tập đoàn gồm: Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng; công nghiệp hóa chất, hóa dược, hóa dầu; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp khai thác mỏ.
Ngoài Công ty mẹ, Vinachem hiện có 03 công ty con do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, 21 công ty con do tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 13 công ty do tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, 01 Viện nghiên cứu, 01 Trường cao đẳng.
Vinachem hiện nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 3 công ty con là: Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam; Công ty TNHH Hóa chất và Muối mỏ Việt Lào; và Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình.
Tập đoàn còn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại hàng loạt công ty con khác như: CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Phân bón Bình Điền; Phân bón miền Nam; Phân lân Nung chảy Văn Điển; Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao; Bột giặt NET; Bột giặt LIX; Pin – Acquy miền Nam; Phân lân Ninh Bình; Ắcquy Tia Sáng; Xà phòng Hà Nội; Phân bón và Hóa chất Cần Thơ; Hóa chất Việt Trì; Cao su miền Nam; Cao su Đà Nẵng; Thuốc Sát trùng Việt Nam; Cao su Sao Vàng; DAP số 2 – VINACHEM; DAP – VINACHEM.
Video đang HOT
Tập đoàn hiện nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại các công ty như: CTCP Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất; Sơn tổng hợp Hà Nội; Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng; Pin – Ắcquy Vĩnh Phú; Pin Hà Nội; Bột giặt và Hóa chất Đức Giang; Cảng đạm Ninh Bình;…
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (bên trái) trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Vinachem cho ông Nguyễn Phú Cường, tháng 2/2018.
Hội đồng thành viên (HĐTV) Vinachem hiện tại gồm 6 thành viên do ông Nguyễn Phú Cường làm Chủ tịch HĐTV. Ông Cường được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV Vinachem từ tháng 2/2018, trước đó ông là Vụ trưởng Vụ KH&CN, Bộ Công Thương.
Ông Nguyễn Phú Cường đảm nhận chức Chủ tịch Vinachem trong bối cảnh Tập đoàn này có nhiều khó khăn với 5 dự án nằm trong nhóm thua lỗ nghìn tỷ. Đó là Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Đạm Hà Bắc, Dự án DAP 1 Lào Cai, Dự án DAP 2 Hải Phòng và Dự án mỏ muối Kali ở Lào.
Ngoài ông Cường, các thành viên HĐTV gồm: Ông Nguyễn Gia Tường, ông Lưu Mạnh Hùng, bà Nguyễn Thị Thanh Minh, ông Nguyễn Hữu Tú, ông Võ Thanh Hà.
Vinachem hiện vẫn chưa chính thức có Tổng Giám đốc, Ban Tổng Giám đốc có 4 Phó TGĐ gồm các ông: Phùng Quang Hiệp (phụ trách nhiệm vụ, chức trách TGĐ Tập đoàn kể từ 18/06/2019), ông Bùi Thế Chuyên, ông Ngô Đại Quang, ông Lê Ngọc Quang.
Nợ như Vinachem
Theo BCTC bán niên vừa mới công bố, Vinachem có một loạt khoản nợ tiềm tàng do tranh chấp với các đối tác và bị TAND TP Hà Nội và TAND TP.HCM phong tỏa nhiều tài sản.
Ngày 9/1/2019, TAND TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thanh toán bảo lãnh tạm ứng số tiền hơn 8,4 triệu USD của BIDV cho Vinachem chờ phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ( VIAC).
Ngày 20/2/2019, TAND TP.HCM ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phong tỏa tài khoản và tài sản của Vinachem gồm trên 12,17 triệu cổ phần Công ty phân bón Bình Điền (BFC) thuộc sở hữu Vinachem và tài khoản USD của Vinachem tại BIDV với số dư trên 13 triệu USD.
Ngày 4/4, TAND TP.HCM ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thực hiện phong tỏa tài khoản và tài sản Vinachem gồm 24 triệu cổ phiếu phân bón Bình Điền (BFC), 10 triệu cổ phiếu Bột giặt Lix (mã chứng khoán LIX) và 7,5 triệu cổ phiếu Hóa chất Việt Trì (HVT) thuộc quyền sở hữu của Vinachem.
Vinachem có một số khoản vay ngân hàng thương mại cổ phần của Vinachem đã quá hạn thanh toán. Trong đó, số dư nợ gốc quán hạn là 668,9 tỷ đồng và lãi quá hạn, lãi phạt chậm nộp tương ứng là 336 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên là “nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1.760 tấn ure/ngày (560.000 tấn ure/năm)” đã tạm bàn giao cho Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình quản lý, vận hành từ năm 2012 nhưng chưa được phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành.
Hiền Anh
Theo Infornet.vn
Vinachem bị phong tỏa hàng nghìn tỉ đồng tài sản
Các khoản nợ tiềm tàng và các tài sản liên quan do tranh chấp với các đối tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) bị Tòa án nhân dân Hà Nội và TP.HCM phong tỏa.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bị toà áp dụng biện pháp khẩn cấp, phong toả hàng loạt tài sản - Ảnh: Internet
Cụ thể, báo cáo tài chính bán niên 2019 của Vinachem đã được soát xét bởi đơn vị kiểm toán AASC cho thấy Công ty cổ phần Thiết kế công nghiệp hóa chất đã kiện đòi Vinachem thanh toán số tiền 12,48 triệu USD lên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
Ngày 9.1, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã ra quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "Dừng thanh toán bảo lãnh thư tạm ứng đối với số tiền hơn 8,4 triệu USD theo Thư bảo lãnh tiền tạm ứng tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình cho Vinachem để chờ phán quyết của VIAC".
Ngày 20.2, Tòa án nhân dân TP.HCM đã ra quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thực hiện phong tỏa tài khoản và tài sản của Tập đoàn. Cụ thể, phong tỏa hơn 12 triệu cổ phần thuộc quyền sở hữu của Vinachem tại Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (BFC); phong tỏa tài khoản của Vinachem tại Chi nhánh Ba Đình của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Số dư bị phong tỏa là hơn 13 triệu USD.
Ngoài ra, VIAC chi nhánh TP.HCM còn nhận được đơn tranh chấp của Công ty TNHH Đại chúng TTCL và Công ty TNHH TTCL Việt Nam. Theo đó, hai nguyên đơn đã yêu cầu Vinachem thực hiện giá trị tranh chấp bao gồm: Công ty TNHH Đại chúng TTCL yêu cầu hơn 110,4 triệu USD, Công ty TNHH TTCL Việt Nam yêu cầu hơn 18,3 triệu USD.
Ngày 4.4, Tòa án nhân dân TP. HCM ra quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thực hiện phong tỏa tài khoản và tài sản của Vinachem. Theo đó, phong tỏa hàng loạt cổ phần thuộc quyền sở hữu của Vinachem: 24 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (BFC), 10 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần Bột giặt Lix (LIX) và 7,5 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì (HVT). Tổng giá trị tính theo thị giá tại ngày 4.4 của số cổ phiếu bị phong tỏa kể trên vào khoảng 1,425 tỉ đồng.
6 tháng đầu năm vừa qua, Vinachem đạt doanh thu khoảng 21.336 tỉ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 8% lên mức 1.342 và chi phí bán hàng cũng đồng thời tăng 4,5% lên mức 1.253 tỉ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của Vinachem giảm mạnh 40,4%, còn 218,7 tỉ đồng.
Tính đến ngày 30.6 vừa qua, tổng nguồn vốn của Vinachem đạt 55.737 tỉ đồng. Riêng nợ vay là hơn 26.600 tỉ đồng. Trong đó, vay ngắn hạn là 14.050 tỉ đồng, vay dài hạn là 12.697 tỉ đồng. Đáng chú ý, số nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn hơn 2.697 tỉ đồng.
Kiểm toán cũng đưa ra kết luận ngoại trừ và nhấn mạnh một số khoản vay của Vinachem đã quá hạn thanh toán có dư nợ gốc 668,9 tỉ đồng, lãi quá hạn, lãi phạt chậm tương ứng 336 tỉ đồng.
Tài sản đảm bảo cho khoản vay là nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1.760 tấn ure/ngày đã tạm bàn giao cho Công ty Đạm Ninh Bình quản lý vận hành từ năm 2012 nhưng chưa được phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành và không có khả năng thanh toán các khoản nợ, lãi vay.
Tuyết Nhung
Theo Motthegioi.vn
Hàng loạt tài khoản, tài sản của "ông lớn" Vinachem bị phong tỏa Theo báo cáo tài chính bán niên 2019 vừa được Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) công bố, tập đoàn này có một loạt khoản nợ tiềm tàng do tranh chấp với các đối tác và bị TAND TP Hà Nội và TAND TP.HCM phong tỏa nhiều tài sản. Cụ thể, theo đơn khởi kiện bổ sung của Công ty cổ phần...