Nỗ lực xóa đói, giảm nghèo ở Pa Vệ Sử
Pa Vệ Sử là xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, có 15 bản và 2 cụm dân cư với hơn 600 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mảng và La Hủ (người La Hủ chiếm trên 90%).
Đây là 2 trong 4 dân tộc có nguy cơ giảm về dân số, đời sống của bà con nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trên 90%. Vì vậy, công tác xóa đói, giảm nghèo, giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết đối với đảng bộ và chính quyền địa phương.
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau cơn lũ quét. Ảnh: Quang Long
Pa Vệ Sử là nơi có địa hình phức tạp, phần lớn là núi rừng, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, lũ quét, sạt lở đất xảy ra liên miên, giao thông cách trở, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Để giúp nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế, chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn luôn đồng hành với người dân xây dựng nhiều mô hình có hiệu quả. Trong đó, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo bám sát các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên về các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh tại địa phương; tuyên truyền, hướng dẫn bà con về kỹ thuật chăm sóc lúa, ngô, làm đất chuẩn bị gieo cấy các vụ lúa mùa muộn…
Video đang HOT
Trong thời gian qua, xác định việc phát triển đàn gia súc là mũi nhọn về kinh tế, cùng với việc chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Pa Vệ Sử đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc đạt 4.293 con và gần 3.000 con gia cầm, tốc độ tăng trưởng đạt 6,6%/ năm. Ngoài ra, địa phương còn tập trung hướng dẫn bà con phòng chống dịch bệnh, phát quang làm sạch cỏ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt; đồng thời, chỉ đạo tập trung rà soát và mở rộng diện tích trồng cây sa nhân tím và cây riềng với trên 70ha tại các bản Pá Hạ, Seo Thèn, Phí Chi A, Phí Chi B…, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Theo ông Vàng A So, Bí thư Đảng ủy xã Pa Vệ Sử, để giúp nhân dân trên địa bàn có những bước phát triển về kinh tế, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các chi bộ triển khai cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên vận động nhân dân tập trung, đưa giống cây, con mới vào sản xuất, chú trọng chăm sóc để nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế. Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội trên địa bàn cũng phát động các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tăng cường giữ vững an ninh – quốc phòng. Cùng với việc giúp đỡ bà con đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, chính quyền xã Pa Vệ Sử thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở để bám nắm địa bàn, chủ động nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để có biện pháp kịp thời xử lý; vận động nhân dân thực hiện trồng cỏ, làm chuồng trại chăn nuôi để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, hạn chế gia súc bị chết do thiếu thức ăn trong những mùa mưa rét…
Trao đổi với chúng tôi, ông Phản Phí Chóng, Phó Chủ tịch UBND xã Pa Vệ Sử cho biết, ngoài việc giúp đỡ bà con trên địa bàn triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế, chính quyền xã còn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện nhiều nội dung xây dựng nông thôn mới, giúp các hộ dân nắm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, tích cực tuyên truyền nhân dân hăng hái tham gia lao động sản xuất để từng bước ổn định đời sống, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng tăng cường phối hợp với các đơn vị đứng chân trên địa bàn, đặc biệt là Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử, BĐBP Lai Châu tổ chức tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc, bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Tiến Ngọc, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử cho biết: “Xã Pa Vệ Sử là địa bàn vô cùng khó khăn, hằng năm thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân trên địa bàn.
Trong những năm qua, phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới luôn được đơn vị ưu tiên hàng đầu, với nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời, tổ chức ký quy chế phối hợp giữa đồn với cấp ủy, chính quyền xã để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, mốc giới”.
Quang Long
Theo Bienphong
Gần 2,8 triệu người dân tộc thiểu số chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt
Đây là thông tin được đề cập tới trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi vừa được Uỷ ban Dân tộc gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
Giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều thách thức
Theo đánh giá của Uỷ ban Dân tộc, các chương trình, chính sách, dự án về giáo dục và đào tạo của Nhà nước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, mở rộng. Tuy nhiên, chất lượng phòng học còn kém. Đến nay, vẫn còn 72.634 phòng học bán kiên cố và phòng học tạm. Đây là nguyên nhân khiến số lượng trường đạt chuẩn ở vùng DTTS và miền núi chỉ bằng khu vực đồng bằng phát triển.
Giai đoạn 2016 - 2018, Chình phủ đã xây dựng và ban hành 2 chính sách giàu tính nhân văn và thiết thực, đó là Quyết định số 2086/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025" và Nghị định số 57/2017/NĐ-CP quy định Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người. Các chính sách đã phát huy tác dụng hiệu quả tích cực.
Mặc dù vậy, thống kê của Uỷ ban Dân tộc cho thấy, tỷ lệ người DTTS đi học đúng độ tuổi còn thấp; hiện vẫn còn khoảng 30% học sinh chưa đi học đúng độ tuổi. Đáng chú ý, tỷ lệ người DTTS chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt còn cao. Hiện, vẫn còn 20,8% người DTTS và miền núi (tương đương khoảng 2,8 triệu người) chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt. Một số nhóm DTTS như: Hà Nhì, Cơ Lao, Brâu, Mông, Mảng, Lự, La Hủ vẫn còn trên 50% dân số không biết chữ.
Theo kinhtedothi
Sát cánh giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ Sau nhiều ngày phải chịu ảnh hưởng của trận lũ quét xảy ra tại xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, quân và dân trên địa bàn đang khẩn trương khắc phục hậu quả, đồng thời nỗ lực tìm kiếm những người còn mất tích. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử giúp dân khắc phục hậu...