Nỗ lực triển khai bệnh án điện tử
Thông tư 46/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 28-12-2018 quy định về hồ sơ bệnh án điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 1-3-2019.
Cụ thể, thông tư quy định lộ trình, từ năm 2019 – 2023, các bệnh viện hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị và triển khai phù hợp. Từ năm 2024 – 2028, tất cả các cơ sở KCB trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin, lập hồ sơ bệnh án điện tử, bước đầu đã mang lại thay đổi tích cực.
Tại Thanh Hóa, các bệnh viện đã bắt đầu triển khai thực hiện lộ trình ứng dụng CNTT, lập hồ sơ bệnh án điện tử, bước đầu đã mang lại thay đổi tích cực.
Bệnh viện Nhi – là 1 trong 6 bệnh viện trên cả nước được Bộ Y tế lựa chọn thí điểm dự án bệnh án điện tử và quản lý hệ thống KCB với trọng tâm là nâng cấp phần mềm quản lý KCB tại bệnh viện. Việc ứng dụng hệ thống phần mềm từ tháng 7-2017 đã giúp bệnh viện kết nối thông tin của bệnh nhân tới tất cả các khoa phòng, giúp các bác sĩ dễ dàng trao đổi, hội chẩn, điều chỉnh thuốc, quản lý các xét nghiệm, lưu trữ bệnh án; đáp ứng nhu cầu KCB mỗi ngày của khoảng 1.600 lượt bệnh nhân nội ngoại trú. Bệnh viện cũng là đơn vị y tế duy nhất có phòng CNTT với 8 cán bộ quản lý 5 máy chủ và 250 máy trạm.
Bác sĩ CKII Lê Văn Tráng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi cho biết: Thực hiện Thông tư 46 của Bộ Y tế, bệnh viện đã quán triệt, triển khai và tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, nhân viên trong toàn bệnh viện. Đồng thời thành lập ban chỉ đạo cũng như hội đồng chuyên môn để đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện. Phối hợp với các chuyên gia hàng đầu về CNTT để tư vấn và nâng cấp trang thiết bị CNTT trong bệnh viện.
Chị Lê Thị Hà, đang chờ kết quả xét nghiệm cho con chia sẻ: Thông qua mã vạch trên thẻ bảo hiểm y tế, tôi đăng ký làm thủ tục KCB cho con tại Bệnh viện Nhi rất nhanh chóng. Thông tin về bệnh của con tôi được chuyển đến phòng khám qua phần mềm điện tử, sau đó được chẩn đoán cận lâm sàng và chuyển đến các khoa, phòng chuyên môn để khám bệnh, không phải chờ đợi lâu.
Video đang HOT
Tại Bệnh viện Nội tiết, ngay sau khi triển khai thực hiện lộ trình bệnh án điện tử, đã thực hiện nâng cấp hệ thống CNTT, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, máy móc sẵn sàng cho việc áp dụng bệnh án điện tử và là một trong những bệnh viện thực hiện khá nhanh các bước để áp dụng kịp thời đưa bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy ngay từ 1-3-2019. Đến nay, toàn bộ bệnh án của bệnh nhân nội trú đã được thực hiện trên hệ thống phần mềm điện tử, giảm được phần lớn về thời gian chờ đợi cho bệnh nhân cũng như tiết kiệm được thời gian cho y, bác sĩ trong quá trình làm bệnh án.
Theo bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết, lộ trình thực hiện bệnh án điện tử được triển khai từ nay đến khoảng năm 2023 mới có thể hoàn thiện, bước đầu chúng tôi đưa vào áp dụng bệnh án điện tử đối với bệnh nhân ngoại trú và đã thấy những tiện ích rõ rệt. Nếu như trước đây mọi thông tin khám, chẩn đoán, chữa trị của bệnh nhân trong 1 đợt điều trị được ghi chép bằng tay rất mất thời gian, tình trạng sai lệch thông tin vẫn còn xảy ra. Thì đến nay, phần mềm bệnh án điện tử sẽ khắc phục được những bất cập đó, thông tin về tất cả các lần KCB của bệnh nhân đều được số hóa, lưu trữ một cách khoa học, những thông tin này có thể sử dụng làm dữ liệu liên thông cho các bệnh viện, thuận tiện để theo dõi lịch sử bệnh của bệnh nhân để điều trị và chẩn đoán chính xác các loại bệnh.
Theo lộ trình được Bộ Y tế đề ra, bắt đầu từ 1-3-2019 đến năm 2023, các bệnh viện hạng I trở lên phải chủ động nâng cấp hệ thống CNTT để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy… Triển khai thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử đòi hỏi phải số hóa tất cả các quy trình chuyên môn, thay thế hoàn toàn bệnh án bằng giấy trong KCB. Mục tiêu của việc chuyển đổi bệnh án điện tử thay thế cho bệnh án giấy sẽ giúp cho bệnh nhân không còn phải vất vả làm các thủ tục KCB; y tá không mất thời gian lưu giữ hồ sơ bệnh án, công tác chẩn đoán, điều trị của các bác sĩ cũng hiệu quả hơn trước đây. Cụ thể, mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở KCB. Hồ sơ này phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy; phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử. Hồ sơ bệnh án điện tử phải tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân. Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế cho bệnh án giấy nhằm tạo thuận lợi, phục vụ người bệnh được tốt hơn. Tuy nhiên, để thực hiện được, các bệnh viện cần có sự đồng bộ về cơ sở vật chất, các thiết bị, máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu lưu trữ và bảo mật thông tin của người bệnh. Để triển khai đồng bộ và có hiệu quả, đòi hỏi giữa các bệnh viện và đối tác công nghệ phải lên phương án và thực hiện đúng lộ trình.
Bài Và Ảnh: Tô Hà
Theo Baothanhhoa
Cơ quan nhà nước vẫn chuộng sử dụng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào thị trường
Đây là một trong những vấn đề quan trọng được VCCI nhấn mạnh trong báo cáo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2019".
Nhìn nhận vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc sử dụng các biện pháp thị trường nên tập trung vào việc trao quyền tự quyết cho các chủ thể trên thị trường, Nhà nước chỉ giám sát ở một số khâu đầu ra then chốt để bảo đảm khắc phục được các khuyết tật của thị trường.
Nhà nước chỉ giám sát ở một số khâu đầu ra then chốt để bảo đảm khắc phục được các khuyết tật của thị trường.
Ví dụ cụ thể ông Tuấn lấy dẫn chứng về các quy định trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa. Ông Tuấn cho biết trước đây, các quy định về quản lý vận tải thuỷ nội địa mang nặng tính hành chính. Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa có các quy định như: Doanh nghiệp chỉ được sử dụng vé giấy mà không được sử dụng vé điện tử, chỉ được áp dụng giá vé mới sau 15 ngày kể từ khi công bố kể cả khi giảm giá, phải đóng cửa bán vé tối thiểu 15 phút trước khi phương tiện xuất bến, không được bán vé vượt số lượng hành khách...
"Những quy định này là các biện pháp hành chính can thiệp tương đối sâu vào quyền tự do thoả thuận giữa doanh nghiệp vận tải và hành khách. Cách quản lý này sẽ khiến các doanh nghiệp rất khó có thể cung cấp dịch vụ đa dạng cho khách hàng như đặt vé trực tuyến, giảm giá vé cho người đặt vé sớm hoặc người mua vé không đổi không huỷ, hoặc tăng giá khi khách mua vé giờ chót", ông Tuấn nhấn mạnh.
Đồng thời, với quy định này, theo đánh giá của ông Tuấn doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khi muốn bán vé tháng, vé quý cho hành khách vì khi đó sẽ không xác định được số lượng vé đã bán ra cho mỗi chuyến.
Không chỉ trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa, tại lĩnh vực khám chữa bệnh việc nhà nước dùng các công cụ hành chính cứng nhắc can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp cũng được ông Tuấn chỉ ra.
Theo đó, hiện nay, dự thảo Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) đang được xây dựng và lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động. Rất nhiều quy định về đăng ký hành nghề khám chữa bệnh trong dự thảo được lấy từ Nghị định 109/2016/NĐ-CP về quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện vẫn đang có hiệu lực áp dụng. Nhiều quy định trong số đó dường như được thiết kế để quản lý trường hợp các bác sĩ bệnh viện công ra ngoài mở phòng khám hoặc làm việc cho các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khác.
"Tuy nhiên, các quy định này lại không thực sự phù hợp với những người làm việc trong cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là về quản lý thời gian làm việc. Các quy định mang tính hành chính quản lý thời gian làm việc như phân biệt trong giờ và ngoài giờ; phải đăng ký hành nghề với cơ quan nhà nước chi tiết đến từng giờ trong ngày, ngày trong tuần, thậm chí phải bảo đảm thời gian đi lại", ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo ông Tuấn đây là vấn đề quan hệ giữa cơ sở khám chữa bệnh công lập với người lao động, không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Còn nếu coi các quy định này là nhằm bảo đảm thời gian làm việc của bác sỹ không bị quá mức thì cũng không có biện pháp nào để bảo đảm thi hành trên thực tế.
Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, việc cơ quan nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào thị trường vẫn xảy ra.
Năm 2019, Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu.
Theo đánh giá của ông Tuấn, dự thảo đưa ra một số biện pháp hành chính để xử lý những hành vi mang tính dân sự một cách không cần thiết.
"Ví dụ đơn cử như dự thảo xử phạt hành vi của đơn vị phân phối mua bán xăng dầu với các đối tượng ngoài hệ thống phân phối trừ trường hợp bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng; hành vi không thông báo bằng văn bản về sự thay đổi giá bán khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tới các đơn vị trong hệ thống.
Các hành vi trên chủ yếu là vấn đề quan hệ giữa các chủ thể trong chuỗi phân phối xăng dầu, khí hoá lỏng, hầu như không ảnh hưởng đến các lợi ích công cộng. Nếu các bên trong quan hệ đó vi phạm nghĩa vụ thì tự họ sẽ có các chế tài xử lý lẫn nhau trong một quan hệ dân sự, Nhà nước không cần thiết phải sử dụng biện pháp hành chính ở đây", ông Tuấn nhấn mạnh.
Huyền Trang
Theo DĐDN
Năm 2020, bắt đầu tăng giá dịch vụ y tế với người không có bảo hiểm y tế Từ 1/1/2020, hàng loạt tỉnh, thành sẽ áp dụng mức giá các dịch vụ y tế tối đa với người không dùng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Năm 2020, bắt đầu tăng giá dịch vụ y tế với người không có bảo hiểm y tế. (Ảnh minh họa) Việc điều chỉnh này được áp dụng theo Thông tư số 14/2019...