Nỗ lực tìm người kế nhiệm Thủ tướng Pháp thất bại?
Một số ứng cử viên tiềm năng cho cương vị Thủ tướng Pháp đã từ chối trong bối cảnh ngày càng ít người có “hứng thú với công việc này”.
Tổng thống Emmanuel Macron (phải) và Thủ tướng Elisabeth Borne. Ảnh: EPA-EFE
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 29/6, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde được cho là đã từ chối chức vụ thủ tướng Pháp, có nghĩa là Thủ tướng đương nhiệm Élisabeth Borne, người đang nổi tiếng ở Pháp, đặc biệt là sau khi thực thi cải cách hưu trí không được công chúng ủng hộ, có khả năng sẽ tiếp tục tại vị.
Chủ tịch hiện tại của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được cho là đã “gián tiếp lên tiếng” với tuần báo Pháp Marianne, từ chối về vị trí mới tại Điện Élysée. Hiện chưa có xác nhận hoặc từ chối trực tiếp từ Văn phòng của bà Lagarde.
Tuy nhiên, khả năng cải tổ Chính phủ Pháp đã liên tục được thông tin trên trên báo chí từ những nguồn tin là trợ lý của Tổng thống Emmanuel Macron và giới chức chính phủ. Thời gian biểu cải tổ được nêu ra bởi nhiều nguồn khác nhau là khoảng giữa mùa hè (trước ngày 14/7, ngày Quốc khánh của Pháp) và tháng 9.
Một số ứng cử viên tiềm năng có thể thay thế bà Borne, trong đó có ứng cử viên nặng ký là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy. Các ứng cử viên tiềm năng khác bao gồm Gérald Darmanin và Bruno Le Maire, lần lượt là Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Kinh tế. Nhưng cho đến nay, việc tìm kiếm người thay thế bà Borne không hề đơn giản.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin trong Quốc hội Pháp, việc chọn một người kế nhiệm thuộc cánh hữu sẽ gây nguy hiểm cho sự cân bằng của đa số (giữa cánh hữu và cánh tả). Điều này cũng sẽ bị MoDem (Phong trào Dân chủ), đối tác lớn thứ hai trong liên minh cầm quyền của Tổng thống Macron, với 51 nghị sĩ, phản đối.
Một cái tên khác là Julien Denormandie, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp (2020-2022), người đã chuyển sang hành nghề tư nhân và được sự ủng hộ của phe trung tả, cũng đang được bàn luận sôi nổi và đã nhiều lần được đề xuất với Tổng thống Macron. Theo đó, ông Macron “có thiện cảm với ông ấy” nhưng rõ ràng vẫn chưa quyết định – hoặc nhận được phản hồi tích cực từ ông Denormandie.
Ngoài ra, mặc dù mối quan hệ giữa ông Macron và bà Borne không phải tốt nhất, nhưng Thủ tướng Borne nhận được sự ủng hộ đáng kể từ đa số trong quốc hội, những người đánh giá cao khả năng đảm bảo sự đoàn kết và nghi ngờ liệu điều này có thể tiếp tục với một người quá cánh hữu hay không.
Khi được hỏi về hình ảnh của bà Borne, bị sứt mẻ bởi cải cách hưu trí và việc sử dụng Điều 49.3 của Hiến pháp – cho phép ngân sách nhà nước, ngân sách an sinh xã hội và cải cách lương hưu được thông qua mà không cần bỏ phiếu – các nguồn tin tương tự lưu ý rằng chính phủ của bà Borne đã làm tốt nhất có thể.
Quốc hội Pháp đã thông qua gần ba mươi văn bản luật mặc dù không có đa số tuyệt đối kể từ cuộc bầu cử năm 2022. Trong những trường hợp này, một bộ trưởng gần đây nói rằng bà Borne là “sự tổng hợp tốt của các quan điểm khác nhau” của đa số.
Do đó, khi mọi thứ ổn định, bà Borne sẽ là “không thể thay thế”, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng ít người có “hứng thú với công việc này”, bằng chứng là sự từ chối của Christine Lagarde và Véronique Bédague – Giám đốc điều hành của tập đoàn bất động sản Nexity – và nghị sĩ Valérie Rabault.
Các nguồn tin lưu ý, mặc dù Thủ tướng Borne dường như sẽ tiếp tục tại vị, một cuộc cải tổ nội các vẫn có thể diễn ra. Một số bộ trưởng và quan chức có thể bị thay thế, ví dụ như Pap Ndiaye, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, người được coi là quá thận trọng đối với một số vấn đề về giáo dục, và Marlène Schiappa, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề Kinh tế xã hội và Đoàn kết, người đã dính líu đến những nghi ngờ về việc phân bổ công quỹ sai mục đích.
Thế khó của chính phủ Pháp liên quan dự luật cải cách hưu trí gây tranh cãi
Pháp bước vào thời kỳ bất ổn chính trị mới khi chính phủ đưa ra một cải cách hưu trí gây tranh cãi thông qua quốc hội mà không cần bỏ phiếu và viện dẫn một biện pháp hành pháp đặc biệt.
Các nghị sĩ Pháp giơ cao biểu ngữ phản đối nâng tuổi nghỉ hưu trong phiên họp của quốc hội nước này ngày 16/3. Ảnh: Reuters
Theo mạng tin Euractiv.fr (Pháp), Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã sử dụng một thủ tục pháp lý đặc biệt để thông qua dự luật cải cách tuổi nghỉ hưu gây tranh cãi mà không cần bỏ phiếu tại Quốc hội vào ngày 16/3, nhưng lại dẫn đến một mối nguy hiểm khác trước sự bất đồng ngày càng tăng của các nghị sĩ.
Dự luật hưu trí nhằm nâng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 vốn đã gây ra biểu tình ở Pháp nhiều tuần qua.
Theo kế hoạch ban đầu, sau một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện vào 16/3, Quốc hội Pháp dự kiến sẽ bỏ phiếu về nội dung này.
Tuy nhiên, lo sợ không đạt được đa số, bà Borne đã tuyên bố thông qua dự luật sau khi tham khảo ý kiến của Tổng thống Emmanuel Macron. Bà viện dẫn Điều 49.3 của Hiến pháp, theo đó một đạo luật được coi là thông qua mà không cần bỏ phiếu nếu không có kiến nghị nào từ các đại biểu Quốc hội.
Động thái trên được cho là sẽ kích hoạt một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong chính phủ. Một số nhóm đối lập, từ cánh tả (NUPES) và cực hữu (Rassemblement National), đã thông báo rằng họ sẽ đưa ra kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Để được thông qua, kiến nghị này phải được tán thành bởi đa số tuyệt đối, nghĩa là 289 phiếu "ủng hộ".
Các nghị sĩ Pháp đã nhiều lần cố gắng đưa ra một kiến nghị như vậy vào cuối năm 2022 nhưng không bao giờ thu thập đủ số phiếu để lật đổ chính phủ.
Nhưng sự khác biệt lần này là một số nghị sĩ cánh hữu phản đối cải cách lương hưu, những người không tán thành cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trước đây, cho biết rằng họ muốn ủng hộ điều này ngay lập tức.
Tổng thống Macron đã nhiều lần đề cập đến khả năng giải tán Quốc hội trong trường hợp chính phủ bị lật đổ sau một kiến nghị bất tín nhiệm.
Lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen cho biết sau tuyên bố của bà Borne rằng thủ tướng "phải ra đi". "Chúng tôi sẽ buộc Thủ tướng Borne phải từ chức", bà Le Pen tuyên bố. Về phần mình, nghị sĩ Pháp Fabien Roussel đã chỉ trích thủ tướng "không dân chủ" và không lắng nghe những người phản đối cải cách, cả trên đường phố và trong quốc hội.
Với việc phe đối lập chuẩn bị cho một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và các công đoàn đe dọa sẽ tổ chức thêm các cuộc đình công, nước Pháp đã trải qua một ngày đầy kịch tính trên chính trường.
Đến tối 16/3, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại Place de la Concorde, bên kia sông Seine, gần tòa nhà quốc hội. Cảnh sát bắn hơi cay khi những người biểu tình tức giận ném đá vào các nhân viên an ninh. Ở một số thành phố khác của Pháp, bao gồm cả Marseille, cũng có những cuộc biểu tình tự phát phản đối cải cách hưu trí. Các công đoàn Pháp kêu gọi thêm một ngày đình công phản đối cải cách tuổi nghỉ hưu vào ngày 23/3.
Chân dung nữ Thủ tướng Pháp đầu tiên sau 30 năm Bà Elisabeth Borne được đặt biệt danh là "bộ trưởng biến những cải cách bất khả thi thành điều có thể". Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne. Ảnh: Getty Images Tổng thống Emmanuel Macron ngày 17/5 đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne vào cương vị thủ tướng, đánh dấu lần đầu tiên trong 30 năm một người phụ nữ nắm...