Nỗ lực thông tuyến đường 319 kết nối 2 đường cao tốc
Đường 319 khi được thông tuyến toàn bộ sẽ đóng vai trò kết nối 2 tuyến đường cao tốc quan trọng trên địa bàn tỉnh là TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Bến Lức – Long Thành.
Cầu vượt đường cao tốc tại hạng mục nút giao đường 319 và đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây hiện đang được gấp rút thi công. Ảnh: P.Tùng
Ngoài ra, trong tương lai, đây cũng là tuyến đường kết nối các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn H.Nhơn Trạch với cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu).
* Hoàn thành xây dựng trong năm 2020
Dự án Đường 319 được chia làm 4 đoạn đầu tư. Hiện nay, 3 đoạn gồm: đoạn qua KCN Nhơn Trạch 1; đoạn 1,2km từ ngã ba Bến Cam, xã Phước Thiền đến giao với đường nối vào cảng Phước An và đoạn cuối tuyến xuống cảng Phước An (đường nối cảng Phước An) đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động.
Video đang HOT
Riêng đoạn đường 319 nối dài từ ngã ba Bến Cam nối với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đang được thi công. Đoạn đường 319 nối dài được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – khai thác – chuyển giao) do Công ty CP BOT 319 Cường Thuận CTI làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch ban đầu, đoạn đường 319 nối dài cùng với toàn bộ dự án đường 319 sẽ hoàn thành xây dựng trong năm 2017. Tuy nhiên, do gặp những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và phương án kết nối với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây nên đến nay, đoạn đường 319 nối dài vẫn chưa thể hoàn thành xây dựng.
Trong sơ đồ quy hoạch giao thông trên địa bàn H.Nhơn Trạch, các tuyến đường Hùng Vương, 25A, 25B và 25C được coi là trục xuyên tâm của đô thị mới Nhơn Trạch thì đường 319 đóng vai trò kết nối 3 tuyến này vào 2 tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Bến Lức – Long Thành.
Ông Đới Hùng Cường, Tổng giám đốc Công ty CP BOT 319 Cường Thuận CTI cho biết, hiện nay, nha thâu đang bô tri nhiêu mui thi công để có thể hoàn thành dự án trong năm 2020, qua đó thông tuyến toàn bộ đường 319.
Đối với phần đường chính, các nhà thầu thi công đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng xây lắp. Đối với hạng mục nút giao giữa đường 319 với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, các nhà thầu cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công.
Nút giao đường 319 với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là một trong những hạng mục quan trọng nhất. Tại nút giao này sẽ xây dựng cầu vượt đường cao tốc và các nhánh rẽ từ hướng TP.HCM về H.Nhơn Trạch và chiều ngược lại; hướng từ H.Nhơn Trạch đi ngã tư Dầu Giây và chiều ngược lại. Hiện nay, các nhà thầu đang tập trung thi công công trình cầu vượt đường cao tốc nhằm đảm bảo hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2020. “Thời gian qua, thời tiết mưa nhiều cũng gây khó khăn cho việc thi công. Tuy nhiên, hiện các nhà thầu đang tập trung thi công để cố gắng hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2020″ – ông Đới Hùng Cường cho hay.
* Trục kết nối tam giác kinh tế
Đường 319 là trục giao thông chạy xuyên qua các KCN của H.Nhơn Trạch, do đó khi hoàn thành xây dựng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đến TP.HCM. Đồng thời, đường 319 sẽ góp phần chia sẻ lưu lượng phương tiện giao thông cho đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và quốc lộ 51 vốn đang bị quá tải. Bởi, các phương tiện giao thông có thể lưu thông thẳng từ TP.HCM về H.Nhơn Trạch và ngược lại theo đường 319 mà không cần phải di chuyển về quốc lộ 51. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, đây là một trong những tuyến giao thông quan trọng tạo ra sự đột phá về phát triển công nghiệp và đô thị cho tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là H.Nhơn Trạch.
Hiện nay, ngoài đoạn đường 319 nối dài đang được thi công gấp rút để hoàn thành thì tuyến đường nối vào cảng Phước An (đoạn từ nút giao với đường cao tốc đến cảng Phước An) cũng đang được triển khai thực hiện.
Giám đốc Sở GT-VT Từ Nam Thành cho hay, khi tuyến đường nối cảng Phước An hoàn thành xây dựng, đường 319 sẽ đóng vai trò là tuyến đường nối 2 đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Bến Lức – Long Thành. Cùng với đó, khi cầu Phước An hoàn thành xây dựng, đây cũng là trục giao thông kết nối các KCN H.Nhơn Trạch với các cảng Phước An và Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu). Như vậy, khi xây dựng hoàn thành, đường 319 sẽ tạo nên một trục giao thông kết nối mới giữa 3 địa phương trong tam giác kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể, các phương tiện giao thông từ đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đi Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ đi theo tuyến đường này để xuống đường cao tốc Bến Lức – Long Thành rồi ra quốc lộ 51 đoạn xã Phước Thái, H.Long Thành. Như vậy, lượng xe qua các điểm kẹt trên quốc lộ 51 hiện nay sẽ giảm. Đây cũng là tuyến đường ngắn nhất để hàng hóa tại các KCN trên địa bàn H.Nhơn Trạch có thể lưu thông ra cảng Phước An, hoặc qua cầu Phước An để đến cảng Cái Mép – Thị Vải mà không cần vòng ra quốc lộ 51.
Bộ tài chính: Mỗi km cao tốc cần chi phí bảo trì 830 triệu đồng/năm
Theo thống kê Bộ Tài chính vừa công bố, kinh phí bảo trì bình quân đối với các tuyến đường cao tốc do Tổng cục Đường bộ quản lý là 830 triệu đồng một km mỗi năm.
Con số này gần gấp đôi phí bảo trì dành cho đường quốc lộ thông thường là 450 triệu đồng.
Hình minh họa
Tuy nhiên, vốn ngân sách nhà nước bố trí cho quản lý và bảo trì hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 35-40% nhu cầu tối thiểu. Điều này khiến chất lượng đường xuống cấp nhanh do không được bảo dưỡng, sửa chữa đầy đủ.
Việt Nam hiện có 16 tuyến cao tốc với chiều dài 968,7 km, mới đạt khoảng 15% so với quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc 21 tuyến dài 6.411 km. Xây dựng đường cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn, cụ thể suất đầu tư mỗi km cao tốc 4 làn khoảng 130 tỷ đồng và 6 làn khoảng 190 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho rằng, thực trạng này là một trong những nguyên nhân cần thiết cho sự ra đời của Nghị quyết về phí sử dụng đường cao tốc do nhà nước đầu tư.
Bộ này đang nghiêng về phương án bổ sung dịch vụ sử dụng đường cao tốc vào danh mục giá dịch vụ do Nhà nước định giá, thay vì phương án bổ sung khoản thu này vào phí sử dụng đường bộ. Quy định mới có thể giúp huy động kịp thời nguồn lực từ người sử dụng để đầu tư xây mới và bảo trì các tuyến đường.
"Trường hợp không tổ chức thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sẽ có xu hướng tập trung di chuyển trên đường cao tốc", tờ trình của Bộ Tài chính gửi Chính phủ nêu. Điều này dẫn đến lưu lượng phương tiện trên đường cao tốc tăng cao, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, giảm vận tốc lưu thông, hiệu quả khai thác đường cao tốc...
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng lo ngại việc thu phí dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân cho rằng phí chồng phí. Bởi nhà nước đang thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện để bảo trì hệ thống đường bộ, còn doanh nghiệp đầu tư xây dựng đường bộ cũng thu phí theo cơ chế giá để hoàn vốn đầu tư.
Cao tốc chuyển mình Nhiều tuyến đường cao tốc ở khu vực phía Nam đã bắt đầu hình thành, tạo thành một mạng lưới hạ tầng giao thông quan trọng. So với khoảng 1 năm trước, những tuyến cao tốc đã, đang và chuẩn bị xây dựng đã rõ ràng hơn rất nhiều. Hầu hết các dự án này đều là dự án trọng điểm. Một tuyến...