Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

Theo dõi VGT trên

TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Tổng số mũi tiêm trong chiến dịch của tuần 37 (từ ngày 9/9 – 15/9 tiêm được 30.770 mũi) đã tăng 1,8 lần so với tuần 36 (từ ngày 2/9 – 8/9 tiêm được 16.887 mũi).

Tổng cộng, đến ngày 17/9, đã có 31.075 trẻ từ 1-5 tuổi tại TP được tiêm 1 mũi vắc xin phòng bệnh sởi trong chiến dịch đạt tỷ lệ 62,3% số trẻ cần tiêm (49.847 trẻ).

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 - Hình 1

TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Thực hiện chỉ đạo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch sởi ngày 11/9/2024, chiến dịch tiêm vắc-xin sởi đã được đẩy mạnh trên toàn TP.

Trong tuần 37, toàn TP triển khai 308 điểm tiêm chủng, trong đó có 232 điểm tiêm tại các trường mầm non và tiểu học. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4.400 liều vắc-xin sởi được tiêm cho các đối tượng cần tiêm chủng của chiến dịch; cao nhất là từ ngày 12/9 tiêm được 5.149 liều, ngày 13/9 tiêm được 8.193 liều, ngày 14/9 tiêm được 6.882 liều, ngày 15/9 tiêm được 2.932 liều; ngày 16/9: 6.963 liều, ngày 17/9: 13.075 liều; trong khi những ngày trước đó chỉ xấp xỉ 2.400 liều mỗi ngày.

Tính đến hết ngày 17/9/2024, chiến dịch tiêm vắc-xin sởi – rubella của TP đã đạt tổng số 76.993 mũi sởi-rubella (MR). Trong đó, đã tiêm được 31.075 mũi cho trẻ từ 1-5 tuổi đạt tỷ lệ 62,3%, 39.745 mũi cho trẻ từ 6-10 đạt tỷ lệ 22,3%, và 6.173 mũi cho các đối tượng khác (trẻ thuộc nhóm nguy cơ, nhân viên y tế). Bình Chánh, quận 10 và quận 8 là những nơi có tiến độ tiêm cao.

Có thể thấy, chỉ trong vài ngày triển khai thêm các điểm tiêm chủng tại trường học, số lượng trẻ được tiêm chủng đã tăng lên nhanh chóng.

Việc tổ chức tiêm chủng tại trường học đã tạo điều kiện thuận tiện cho các bậc phụ huynh đưa con đi tiêm vắc xin nên đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía phụ huynh.

Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, kể từ ngày 16/9, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các điểm tiêm tại trường học theo kế hoạch, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo mở rộng thêm nhiều điểm tiêm tại các cơ sở tiêm chủng tư nhân (VNVC, FPT Long Châu, Chấn Văn) vào tất cả các ngày trong tuần để tăng khả năng người dân tiếp cận với chiến dịch tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi.

Sau 2 ngày bắt đầu triển khai (ngày 16 và 17/9/2024), các cơ sở tiêm chủng dịch vụ tư nhân đã đóng góp cho chiến dịch 491 mũi tiêm.

Video đang HOT

Ngành Y tế TP tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng chiến dịch nhằm cơ bản hoàn tất bao phủ cho trên 95% dận số cảm nhiễm trong tháng 9 để kiểm soát dịch bệnh.

Cụ thể trong tuần từ 16 – 22/9/2024, sở y tế triển khai 506 điểm (260 điểm tiêm tại các Trạm Y tế, 15 điểm tại Trung tâm y tế, 268 điểm tại trường học, 58 điểm tại các Cơ sở tiêm chủng tư nhân).

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong Chương trinh liêm chúng mớ rộng năm 2023 đã tác động đên tỷ lệ tiêm chủng các vắc-xin cho trẻ em trên toàn quốc.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc-xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh, bao gồm dịch sởi.

Để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.

Tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vắc-xin sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vắc-xin sởi – rubella cho trẻ 18 tháng tuổi;

Rà soát, tố chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh sởi và các biện pháp phòng chống, vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng bệnh.

Các chuyên gia y tế cho rằng, sởi được coi là mối đe dọa toàn cầu bởi virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae có tính lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp từ người bệnh sang người khỏe mạnh trong cộng đồng hoặc thậm chí xuyên biên giới.

Sởi nguy hiểm bởi chúng không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn khiến người bệnh có nguy cơ viêm nhiễm hệ thống thần kinh, rối loạn hệ vận động, tổn thương đa cơ quan trong cơ thể, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, kéo dài thậm chí là suốt đời cho người bệnh như viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, mù lòa…

Bên cạnh đó, sởi còn đặc biệt nguy hiểm bởi có khả năng xóa trí nhớ miễn dịch, phá hủy trung bình khoảng 40 loại kháng thể có khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.

Ở trẻ em, một nghiên cứu của nhà di truyền học Stephen Elledge tại Đại học Havard vào năm 2019 đã chỉ ra sởi loại bỏ từ 11% đến 73% kháng thể bảo vệ ở trẻ em.

Tức khi mắc bệnh sởi, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị phá hủy và thiết lập trở lại trạng thái ban đầu non nớt, chưa hoàn thiện như đứa trẻ vừa sinh ra.

Để giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn chặn dịch sởi quay trở lại, WHO nhấn mạnh tiêm chủng là biện pháp duy nhất để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng này. Các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải đạt được và duy trì tỷ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vắc-xin sởi.

Trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc-xin sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng nề, hiệu quả vượt trội đến 98%.

Bên cạnh đó, mỗi người cần chủ động vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày. Hạn chế tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiệu mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Giữ vệ sinh không gian sống và bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh sởi (sốt, chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, phát ban khắp cơ thể), cần nhanh chóng đến các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão

Cùng với việc đang phải đối mặt với việc quay trở lại của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế như sởi, ho gà..., sau bão số 3 (Yagi), nhiều địa phương lại đứng trước nguy cơ các dịch bệnh sẽ bùng phát do điều kiện nguồn nước, vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Cẩn trọng với dịch bệnh sau bão - Hình 1

Khám bệnh cho người dân sau bão số 3. Ảnh: BV Bãi Cháy.

Nhiều dịch bệnh trở lại

Việc TPHCM công bố dịch sởi cuối tháng 8 vừa qua, cùng đó số ca mắc ho gà tăng nhanh ở nhiều địa phương đã khiến cho người dân lo lắng. Bởi đã nhiều thập kỷ qua, những bệnh dịch này tưởng như đã không còn nguy cơ bùng phát khi trẻ em được tiêm chủng mở rộng. Thực tế này đặt ra một vấn đề rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với sự "trỗi dậy" của nhiều căn bệnh tưởng chừng đã được khống chế.

Trong đó, sốt rét, sởi, ho gà...Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những căn bệnh như sốt xuất huyết (SXH), bệnh phong, bệnh dại, các loại bệnh liên quan đến nấm, giun sán... đều là những căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên.

Thống kê của Bộ Y tế, năm 2023, nước ta ghi nhận hơn 172.000 ca mắc SXH, 43 trường hợp tử vong. Tính đến giữa tháng 8/2024, cả nước đã ghi nhận gần 53.000 ca mắc SXH, 6 ca tử vong. Đến cuối tháng 8/2024, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.

Cùng đó, chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số ca mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023... Điều đáng nói là lâu nay dịch bệnh chỉ xảy ra ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện tiếp cận y tế còn thiếu thốn. Song vừa qua ở các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội, TPHCM nhiều trẻ em đã mắc ho gà, sởi...

Trước đó, ghi nhận từ các ca bệnh sởi tới điều trị, BS Dư Tuấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cho biết, hầu hết các trẻ mắc sởi có biến chứng nặng do có bệnh nền như: teo đường mật bẩm sinh, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu. Đáng chú ý, tất cả các bệnh nhi này đều chưa được tiêm vaccine phòng sởi do chưa đến tuổi hoặc phụ huynh chưa cho đi tiêm.

Lấp khoảng trống miễn dịch

Lý giải về nguyên nhân khiến những dịch bệnh nói trên gia tăng trở lại, các chuyên gia y tế cho rằng chúng ta đang có "khoảng trống miễn dịch" trong cộng đồng. Đơn cử, TPHCM luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của khu vực phía Nam về tỷ lệ tiêm chủng vaccine.

Tuy nhiên, theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự gián đoạn vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine nói chung và vaccine sởi nói riêng tại TPHCM trong những năm gần đây ở mức thấp. Tính đến hết tháng 4/2024, tỷ lệ trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi đối với lứa trẻ sinh từ năm 2018 đến 2021 trên địa bàn lần lượt là 93,2%; 90,1%; 91,7% và 93,6%. Mức bao phủ này đạt chỉ tiêu tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Y tế nhưng chưa đạt chỉ tiêu mà TPHCM đề ra là trên 95%. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ cần thiết để có thể tạo miễn dịch cộng đồng theo khuyến cáo của WHO.

BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TPHCM cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp là nguyên nhân bệnh sởi và các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine quay trở lại. Theo BS Khanh, khi tiêm phòng không đúng, không đủ thì chỉ cần một vài ca bệnh thì nguy cơ sẽ lây lan thành dịch. Virus sởi lây lan rất nhanh và sẽ tấn công những người chưa được tiêm phòng như trẻ em chưa đủ tháng để tiêm, những người không thể tiêm phòng như trẻ bị bệnh tim, trẻ mắc bệnh mạn tính...

Nỗ lực lấp khoảng trống miễn dịch, cho đến trước thềm năm học mới 2024 - 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin đã có khoảng 17.000 trẻ em trên địa bàn đã được tiêm vaccine phòng sởi. ThS.BS Nguyễn Đình Qui - Phó Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM nhấn mạnh: Kháng thể không thể bảo vệ trọn đời cho bệnh nhân, nên trẻ đã bị mắc sởi rồi vẫn có thể mắc lại. Trường hợp trẻ đã mắc bệnh sởi, sau 5 - 10 năm nên cho trẻ tiêm lại vaccine phòng sởi là tốt nhất. Đối với những trường hợp tiêm vaccine phòng sởi, sau khoảng 10 năm nên cho trẻ tiêm nhắc lại 1 lần.

Cùng đó, ghi nhận quá trình điều trị cho bệnh nhi mắc ho gà tại các cơ sở y tế thời gian qua, các chuyên gia y tế cảnh báo người lớn không nên chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh này. Nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, không có miễn dịch đầy đủ nguy cơ mắc bệnh và lây lan rất cao. Theo BS Bùi Thu Phương - Khoa Nhi (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cho tới nay, bệnh ho gà vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới dù tiêm chủng đã được phủ rộng. Chu kỳ dịch khoảng 2-5 năm, xảy ra lẻ tẻ ở tất các các nước, nhiều nhất là trẻ dưới 5 tuổi, các ca bệnh nặng và tử vong hay gặp ở trẻ độ tuổi bú mẹ, tỉ lệ tử vong tăng cao hơn ở các nước đang phát triển.

Đề phòng bệnh ho gà cho trẻ, theo BS Phương, trẻ nhập viện cần được thực hiện các biện pháp dự phòng chuẩn, các biện pháp dự phòng lây qua đường hô hấp được khuyến cáo ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

Nên cách ly trẻ 3 - 4 tuần để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, giảm các kích thích cho trẻ và tránh các mối lo lắng bị lây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra cần dự phòng sau phơi nhiễm bằng kháng sinh cho những người trong gia đình tiếp xúc gần với trẻ và những người chăm sóc trẻ ở bất kỳ tuổi nào, tiền sử tiêm phòng và có triệu chứng hay không. Thực hiện đúng và đầy đủ khuyến cáo về tiêm phòng ho gà trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Mũi 1 lúc trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2, 3, 4 lần lượt khi trẻ được 3, 4 và 18 tháng tuổi.

Chủ động ngừa dịch bệnh sau bão, lũ

Theo các chuyên gia y tế, sau bão lũ sẽ là nguy cơ dịch bệnh bùng phát. PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi mưa bão rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, thực phẩm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm. Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác, cảm lạnh, cúm, đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp. Đồng thời, môi trường ẩm ướt, nước tù đọng ở các vật dụng như lốp xe, vỏ chai lọ, chậu cây, chum vại... cũng là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản. Bệnh SXH rất dễ lây lan và bùng phát. Mùa mưa bão hằng năm cũng là đỉnh dịch SXH ở nhiều nơi.

Cách phòng, chống bệnh SXH là tiêu diệt nơi muỗi có thể đẻ trứng và hình thành loăng quăng. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ ao tù nước đọng để không cho muỗi sinh sản. Đặc biệt, không để rác chất đống quanh nhà và hãy đậy kín thùng rác.

Ghi nhận trên địa bàn TP Hà Nội, ngay sau mưa bão, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh. Ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho hay: Ngành y tế sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, đồng thời yêu cầu các đơn vị triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường. Cụ thể, nước rút đến đâu, khơi thông dòng chảy, tổng vệ sinh môi trường đến đó, với mục tiêu không để dịch bệnh lây lan và bùng phát. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa bão, nhất là người dân sinh sống trong vùng ngập lụt có nguy cơ bùng phát các bệnh dịch thường gặp trong và sau mưa bão (tiêu hóa, da liễu, SXH, đau mắt đỏ...).

https://baodautu.vn/no-luc-kiem-soat-dich-soi-trong-thang-9-d225371.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu
hôm qua
Thoát chết kỳ diệu sau khi uống 140 viên thuốc hạ huyết ápThoát chết kỳ diệu sau khi uống 140 viên thuốc hạ huyết áp
2 ngày trước
Hạn chế thức uống này bạn có thể sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơnHạn chế thức uống này bạn có thể sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn
23 giờ trước
Chế độ ăn hỗ trợ kiểm soát hội chứng Peutz-JeghersChế độ ăn hỗ trợ kiểm soát hội chứng Peutz-Jeghers
2 ngày trước
Cách uống nước giúp làm sạch mỡ máu của người NhậtCách uống nước giúp làm sạch mỡ máu của người Nhật
hôm qua
5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên
21 giờ trước
Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?Tử vong khi chơi Pickleball: Không phải lần đầu gặp, nguyên nhân là gì?
17 giờ trước
4 cách ăn trứng tốt cho sức khỏe4 cách ăn trứng tốt cho sức khỏe
hôm qua

Tin đang nóng

Danh tính 4 người tử vong vụ lật xe khách ở Tam ĐảoDanh tính 4 người tử vong vụ lật xe khách ở Tam Đảo
6 giờ trước
Hot boy quân nhân Trần Tất Long tăng follower gấp 20 lần, nhận nhiều tin nhắn: "Mình vẫn chưa hết bất ngờ"Hot boy quân nhân Trần Tất Long tăng follower gấp 20 lần, nhận nhiều tin nhắn: "Mình vẫn chưa hết bất ngờ"
9 giờ trước
Tạ Đình Phong bày tỏ tình cảm với Vương Phi trong đêm nhạc tình yêuTạ Đình Phong bày tỏ tình cảm với Vương Phi trong đêm nhạc tình yêu
11 giờ trước
Nữ NSƯT đổi vé bay thẳng về Việt Nam làm một việc: "Tôi đau lòng lắm"Nữ NSƯT đổi vé bay thẳng về Việt Nam làm một việc: "Tôi đau lòng lắm"
9 giờ trước
Chàng trai được 15 phú bà bao nuôi, làm việc nhà 3 tiếng nhận 29 triệu đồngChàng trai được 15 phú bà bao nuôi, làm việc nhà 3 tiếng nhận 29 triệu đồng
9 giờ trước
Mỹ nhân bị đại gia bất động sản hủy hôn vì ngoại tình đã có bạn trai mới, đối phương là ông lớn trong showbizMỹ nhân bị đại gia bất động sản hủy hôn vì ngoại tình đã có bạn trai mới, đối phương là ông lớn trong showbiz
11 giờ trước
Thay đổi bất ngờ ở Vạn Hạnh Mall sau vụ thanh niên rơi từ tầng 7 xuống tử vongThay đổi bất ngờ ở Vạn Hạnh Mall sau vụ thanh niên rơi từ tầng 7 xuống tử vong
7 giờ trước
75.000 người tranh cãi trang phục biểu diễn Coachella của Jennie (BLACKPINK): "Nội y của tôi còn dài hơn thế"75.000 người tranh cãi trang phục biểu diễn Coachella của Jennie (BLACKPINK): "Nội y của tôi còn dài hơn thế"
11 giờ trước

Tin mới nhất

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

19 giờ trước
Nhiều cơ sở y tế trên cả nước cũng đang tích cực ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác khám chữa bệnh.
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

23 giờ trước
Đồng thời, chủ động phòng chống sốt rét quay trở lại tại các tỉnh, thành phố đã loại trừ sốt rét. Đặc biệt, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp sốt rét ngoại lai.
Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

23 giờ trước
Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến các triệu chứng đau. Đó là vì một số loại thực phẩm làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, gây ra cơn đau và các bệnh mạn tính như đái tháo đường, đột quỵ, bệnh tim và thậm chí l...
Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

23 giờ trước
Chó, mèo mắc bệnh dại có thể truyền virus qua nước bọt khi cắn người. Virus sau đó xâm nhập vào cơ thể và tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, lú lẫn, tê liệt và cuối cùng là không qua khỏi.
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

23 giờ trước
Trong tổng số hơn 1.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở Khánh Hòa từ đầu năm đến nay thì có 71 trường hợp sốt xuất huyết nặng. Đặc biệt, một số người ở Khánh Hòa vẫn còn chủ quan, khi bị sốt xuất huyết không đến cơ sở y tế sớm hoặc tự m...
Ba ngày giành giật sự sống cho người đàn ông ngộ độc Methanol

Ba ngày giành giật sự sống cho người đàn ông ngộ độc Methanol

23 giờ trước
ThS.BS Trương Thanh Hùng, người trực tiếp điều trị, cho biết đây là một trong những ca ngộ độc Methanol nặng hiếm gặp nhưng được cứu sống nhờ phát hiện sớm, can thiệp kịp thời bằng kỹ thuật hiện đại.
Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

hôm qua
Thịt đỏ, gia cầm, trứng, hải sản hay các sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc nếu không được chế biến, bảo quản cẩn thận.
Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

hôm qua
Bên cạnh đó, các chuyên gia, thầy thuốc đã cùng thảo luận sôi nổi xoay quanh việc ứng dụng ECMO trong hồi sức cấp cứu để nâng cao chuyên môn, tay nghề để các bác sĩ có thể cứu chữa được bệnh nhân kịp thời.
Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

hôm qua
Nhiệt độ thay đổi nhanh chóng từ xuân sang hè, đây là thời kỳ đỉnh điểm của các bệnh tim mạch. Một thay đổi nhỏ trong thói quen ngủ trưa có thể giảm đáng kể gánh nặng cho tim bạn. Bắt đầu từ hôm nay, hãy đặt báo thức lành mạnh cho giấc ...
Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

hôm qua
Đáng chú ý, chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng không kém số giờ ngủ. Những người có giấc ngủ sâu, ổn định trong không gian yên tĩnh, tối, thoáng mát và duy trì thời gian ngủ đều đặn hằng ngày thường có sức khỏe tinh thần và thể chất tố...
7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó

7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó

hôm qua
Việc cắt giảm đường có thể làm giảm nồng độ các hormone hạnh phúc như dopamine và serotonin trong não bộ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cáu kỉnh, bồn chồn hoặc thay đổi tâm trạng ở một số người.
Bài tập tốt cho người bệnh rối loạn xuất tinh

Bài tập tốt cho người bệnh rối loạn xuất tinh

hôm qua
Plank không chỉ tốt cho cơ bụng mà còn giúp rèn luyện khả năng chịu đựng, cải thiện sự dẻo dai. Một thân thể khỏe mạnh, có kiểm soát tốt sẽ giúp phản xạ xuất tinh được điều tiết ổn định hơn.

Có thể bạn quan tâm

Victor Vũ: Thám Tử Kiên và Lật Mặt 8 đối đầu, người hưởng lợi nhất không phải tôi và Lý Hải

Victor Vũ: Thám Tử Kiên và Lật Mặt 8 đối đầu, người hưởng lợi nhất không phải tôi và Lý Hải

Hậu trường phim

5 giờ trước
Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu là tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Victor Vũ với thể loại sở trường là trinh thám, giật gân và kinh dị.
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm

Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm

Sao việt

5 giờ trước
Nghệ sĩ Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc. BTV Quang Minh khám phá Imam Square - kỳ quan UNESCO tại Iran.
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup

Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup

Sao thể thao

5 giờ trước
HLV Pep Guardiola của Manchester City tiết lộ Rodri bình phục tốt và có khả năng góp mặt tại chung kết FA Cup mùa này.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi

Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi

Nhạc việt

5 giờ trước
Ở tuổi 82, nhạc sĩ Nguyễn Cường tâm sự không viết các ca khúc mà chỉ tập trung sáng tác phẩm dài hơi, chủ yếu là ca kịch. Có những tác phẩm ông mất tới 4-5 năm mới hoàn thành.
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển

'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển

Phim âu mỹ

6 giờ trước
Tác phẩm không đơn thuần là hậu truyện, mà như một lời hồi đáp đầy tham vọng dành cho khán giả, sau 2 thập kỷ chờ đợi màn tái xuất của thương hiệu xác sống kinh điển.
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"

10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"

Sao châu á

6 giờ trước
Những mỹ nhân Hàn này không chỉ chinh phục khán giả bằng vẻ ngoài ngây thơ, babyface mà còn nhờ tài năng diễn xuất vững vàng.
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"

Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"

Tv show

6 giờ trước
Sau bao nhiêu năm, tới giờ U50 rồi, tôi cũng trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy và giờ vẫn sống một mình.
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Pháp luật

7 giờ trước
Đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả với số lượng lớn đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an phát hiện, triệt xóa. Bước đầu, số lượng thực phẩm chức năng giả bị lực lượng Công an thu giữ lên tới 100 tấn.
Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Tin nổi bật

7 giờ trước
Đôi vợ chồng ở tỉnh Kon Tum đang làm rẫy, bất ngờ bị sét đánh trúng khiến người vợ tử vong tại chỗ, còn chồng bị thương nhẹ.
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU

Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU

Thế giới

7 giờ trước
Trước đây, EU chỉ nhập khẩu khí đốt từ Nigeria dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với số lượng hạn chế, và đường ống TGSP hứa hẹn sẽ vận chuyển một lượng khí đốt lớn hơn nhiều với chi phí thấp hơn đáng kể.
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Thế giới số

8 giờ trước
Để tránh đòn thuế quan của ông Donald Trump, Apple muốn chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất iPhone bán tại Mỹ sang Ấn Độ ngay trong năm 2026.